Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tác giả khổ thơ trên là ai? Thành phần in đậm trong câu thơ “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam " là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán

Bài 1 (3,0điểm) Mở đầu bài thơ "Viếng lãng Bác", tác

 

giâ

 

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

 

Oil Hàng tre xanh xanh Việt Nama Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

 

1. Tác giả khổ thơ trên là ai? Thành phần in đậm trong câu thơ “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam " là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán. (0,5 điềm)

 

2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh “hàng tre bắt ngát" ở câu thơ thứ 2 và "cây tre trung hiếu" ở câu cuối của bài thơ. (0,75 điểm) 3. Việc lặp lại một hình ảnh (chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như trên còn thấy

 

rong nhiều bài thơ khác. Kể tên 02 bài thơ em đã học (ghi rõ tên tác giả) có đặc điểm đó. 2,5 điểm) 4. Viết một đoạn văn khoảng 7 - 10 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tâm trạng, cảm c của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết (gạch chân). 

 

 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
6.666
7
3
Phạm Arsenal
09/04/2021 23:19:39
+5đ tặng

1.  – Tên tác giả: Viễn Phương (Phan Thanh Viễn)
– Câu cảm thán: Ôi!
2.  ” hàng tre bát ngát” (câu 2) có ý nghĩa thực,Hình ảnh lăng Bác tạo cảm giác thân thuộc gần gũi, vì có sự xuất hiện của « hàng tre ». Hai sắc thái được diễn tả là « bát ngát » và « xanh xanh » để bao quát không gian rộng, thoáng và yên bình, không gian mở ra ngút ngát. Thăm Bác, nhìn thấy hàng tre cũng là lúc tác giả nói lên cảm giác xúc động mãnh liệt về hình ảnh biểu tượng của dân tộc. Thán từ « Ôi ! » cùng với cảm nhận dáng tre « đứng thẳng hàng » nghiêm trang cũng tạo nên cảm giác thành kính thiêng liêng trước lăng Bác. Không những thế, tư thế « đứng thẳng hàng » còn đặt trong thế đối lập với « bão táp mưa sa » gợi lên phẩm chất của tre dẻo dai, cứng cáp bền bỉ, cũng là tư thế hiên ngang của dân tộc vượt qua bao thử thách gian lao để đi đến thắng lợi vinh quang. Để từ đó, tác giả như cảm nhận giây phút về bên Bác, có toàn thể dân tộc cùng canh giấc ngủ cho Người.

– Hình ảnh “cây tre trung hiếu” có ý nghĩa tượng trưng ( ẩn dụ) cho khát vọng của nhà thơ muốn hoá thân “làm cây tre trung hiếu chốn này” – bồi đắp tâm hồn và phẩm chất để sống xứng đáng với tình thương của Bác. Đó cũng là lời hứa tiếp tục thực hiện ước vọng của Người. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo