LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 đoạn văn chứng minh câu tục ngữ " Lá lành đùm là rách "

Viết 1 đoạn văn chứng minh câu tục ngữ : " Lá lành đùm là rách "

3 trả lời
Hỏi chi tiết
943
2
0
Hiển
22/04/2021 19:01:12
+5đ tặng

Những ngày lễ Tết, hội hè ở nước ta, bao nhiêu phụ nữ khéo tay đã gói ghém, làm ra những chiếc bánh ngon, đẹp. Trong vườn, bên ao, họ truyền cho nhau một kinh nghiệm giản dị: Lá lành đùm lá rách. Ta hãy cùng giải thích câu tục ngữ này nhé.

Trước hết, đây là một câu nói rất gợi hình. Lá lành là những chiếc lá còn tươi tốt, nguyên vẹn, chưa bị gió lay hay giập rách. Ngược lại, lá rách là những chiếc lá tả tơi vì gió hoặc các vật cứng va chạm vào. Lá lành đùm lá rách gợi ta liên tưởng đến hành động gói bánh. Trong lúc thiếu lá, nhân dân ta thường đặt lá rách, lá nhỏ vào giữa, trong cùng. Còn bên ngoài chiếc bánh là những chiếc lá tươi xanh, nguyên vẹn.

Câu "Lá lành đùm lá rách" còn gợi ý nghĩa sâu xa hơn. Lá lành tượng trưng cho hình ảnh những người có cuộc sống yên lành: có tiền của, no ấm hoặc mạnh khỏe. Ngược lại, lá rách ví với những người nghèo khổ, đói rét, đau ốm hoặc hoạn nạn. Như vậy, cả câu "Lá lành đùm lá rách" là một lời khuyên nhủ của người xưa với chúng ta: những người may mắn, mạnh khỏe, no ấm hãy biết cưu mang, giúp đỡ người ốm đau, hoạn nạn, thiếu thốn...

Xã hội hôm nay đã phát triển. Nhưng đâu phải bây giờ đã hết kẻ đói nghèo, khốn khổ, hoạn nạn, do vậy, rất cần sự tương thân, tương ái. Đây là đạo lí làm người và lòng nhân ái cao cả đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Trong xã hội, không ai có thể sống tách biệt một mình mà tồn tại được. Dẫu một người có đầy đủ sức khỏe, tiền bạc nhưng cũng có khi gặp hoạn nạn, sống giữa thiên nhiên lại càng rủi ro hơn vì những thiên tai nghiệt ngã. Dù giàu hay nghèo, lành hay rách, trước một quả bom của giặc ngoại xâm hay một trận thiên tai, thì máu nào cũng đỏ, xương nào cũng trắng. Không ai có thể làm ngơ trước những vết thương và tiếng khóc. Lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn chính là cơ sở tạo tình đoàn kết, thân ái, ràng buộc chặt chẽ các thành viên trong xã hội. Đó là sức mạnh vô song giúp con người sống qua những ngáy ác liệt nhất trong đời:

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững vàng bà dặn cháu đinh ninh
Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày chớ viết thư kể này, kề nọ...

                      (Bếp lửa - Bằng Việt)

Suy rộng hơn nữa, câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" không chỉ là lời khuyên "hãy giúp người" mà thực ra, giúp người chính là giúp mình. Vì sao vậy? Nếu muốn toàn xã hội như một cái bánh thơm ngon thì một chiếc lá lành không làm được gì cả. Chiếc lá lành phải đùm lá rách mới làm cho chiếc bánh chắc và thơm ngon. Vậy khi chiếc lá rách an toàn thì chiếc lá lành cũng bình yên. Hơn nữa, khi ta đem lại hạnh phúc, niềm vui cho người khác cũng chính là lúc lòng ta dâng lên một niềm hạnh phúc như câu danh ngôn nổi tiếng: "Niềm hạnh phúc của một người là đem lại niềm vui cho nhiều người". Thật vậy, qua những lần bão lụt ở miền Trung hoặc lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều người đã dành nhiều thời gian, công sức, tiền của để cứu trợ đồng bào gặp nạn. Họ xem đó là niềm vui vì được chia sẻ nỗi đau cùng đồng bào. Tinh thần tự nguyện ấy thật đáng quý.

Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" giản dị mà sâu xa, đơn sơ mà có giá trị lâu bền. Đó là một trong những nền tảng đạo đức của dân tộc Việt Nam, chứa đựng tinh thần nhân ái, nhân bản cao cả. Em sẽ luôn luôn ghi nhớ câu tục ngữ này và thực hiện thật tốt trong mọi hoàn cảnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Nguyễn Nguyễn
22/04/2021 19:01:17
+4đ tặng
Đặc điểm chung của dòng văn học dân gian Việt Nam đó là hình ảnh được sử dụng để miêu tả hết sức bình dị, gần gũi với người dân. Trong câu nói này, người dân, những người lao động đã sử dụng hình ảnh "chiếc lá" để ví von, ẩn dụ cho cái ý nghĩa sâu thẳm bên trong. Thực sự rất thâm thúy! Hình ảnh chiếc " lá lành" và "lá rách" thực sự rất dễ để người nghe liên tưởng, tưởng tượng và thấu hiểu. Lá ở trên cành có cái lành cái rách giống như con người trong xã hội có kẻ giàu người nghèo, có những mảnh đời cơ cực bất hạnh. Lá rách là chiếc lá dễ bị tổn thương nhất trên cây. Chỉ cần một chút gió mạnh mưa giông, chiếc lá ấy cũng có thể rớt xuống lìa cành. Cũng giống như những mảnh đời éo le trong xã hội là những thành phần dễ bị tổn thương nhất. Họ không đủ sức để chống chọi với những sóng gió của cuộc đời. Một chiếc lá ngay từ khi mới mọc chồi đâu muốn trở thành chiếc lá rách yếu ớt. Con người ngay từ khi sinh ra cũng đâu muốn mình trở thành kẻ yếu thế. Nhưng những nhân tố khách quan đã đẩy họ đến bước đường đó. Có thể là họ đã gặp rất nhiều những sóng gió trước đây và không còn đủ sức để chống chọi thêm được nữa. Có thể là ngay từ đầu cuộc sống của họ đã khó khăn nhưng ngày càng khó khăn thêm mà không có lối thoát. Câu nói "lá lành đùm lá rách" được lấy từ hình ảnh những chiếc lá cứ đan xen vào nhau, không tách rời. Cứ tầng tầng lớp lớp lá đan vào nhau che phủ cả một khoảng nắng trên sân.
2
0
vanh
22/04/2021 19:02:24
+3đ tặng

Từ xa xưa đến nay, dân tộc ta vẫn giữ vẹn nguyên truyền thống tương thân tương ái. Truyền thống tốt đẹp ấy, đi vào từng thế hệ, từng lớp người thông qua câu tục ngữ ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa lớn lao: Lá lành đùm lá rách.

Lá rành ở đây dùng để chỉ những con người, những hoàn cảnh có điều kiện, cuộc sống đầy đủ, khỏe mạnh. Ngược lại, những số phận kém may mắn hơn, gặp khó khăn, bất hạnh, thiếu thốn chính là những chiếc lá rách. Như vậy, qua hai hình ảnh ẩn dụ đó, ông cha muốn gửi gắm tới chúng ta rằng, hãy yêu thương, đùm bọc, chia sẻ với những số phận, cuộc đời kém may mắn hơn mình. Giống như những chiếc lá lành đùm lại bên ngoài cho những chiếc lá rách.

Vậy, vì sao trong cuộc sống, ta lại cần phải giúp đỡ, sẻ chia với người khác? Điều đấy tưởng như khó hiểu, nhưng lại thật dễ hiểu. Bởi, mỗi chúng ta, đều sống với tình yêu thương và nhân ái. Ngay từ khi sinh ra đến khi lớn lên, ta được sống trong tình người, được dạy phải quan tâm đến người khác. Điều đó tạo thành nét truyền thống, tạo thành thói quen, lối sống. Hành động đùm bọc, san sẻ cho nhau trong cộng đồng dần trở nên bình thường như một lẽ tất yếu. Sâu xa hơn nữa, sự giúp đỡ, san sẻ lại diễn ra thường xuyên và quan trọng đến thế, chính bởi vì chúng ta là con người. Nghĩa là chúng ta không phải là thần thánh, nên sẽ có lúc gặp khó khăn, thiếu thốn, sai lầm và yếu đuối. Ai rồi cũng sẽ có lúc cần được sẻ chia, được giúp đỡ. Như một chàng trai khỏe mạnh, cũng sẽ có lúc bị ốm, cần người chăm sóc. Như một tiến sĩ tài ba, cũng có lúc gặp khó khăn với một vấn đề cần nhiều người cùng chung sức. Hay như một cậu bé, có ngoan cường, mạnh mẽ đến đâu cũng cần cha mẹ, người thân thương yêu, chăm sóc.

Sự đùm bọc, sẻ chia ấy giúp cho mỗi người trong chúng ta bình tâm hơn, yên lòng hơn trong từng giây phút. Khi ta biết được rằng, nếu gặp khó khăn, đau buồn, thất bại, thì vẫn sẽ có một chỗ dựa nào đấy, vẫn sẽ có một bờ vai nào đó cho ta dựa vào, che chở cho ta. Thật ấm áp và hạnh phúc biết bao. Khi cả cộng đồng này luôn sẵn lòng chở che và giúp đỡ nhau.

Tuy ý nghĩa của sự đùm bọc vô cùng to lớn, nhưng để làm nên nó thì lại chẳng khó khăn chút nào. Thật sai lầm khi cho rằng chỉ có những người giàu có, thành công, mới có thể đùm bọc, chở che cho số phận khác. Vì chỉ cần là một cánh tay đưa ra đã là sự giúp đỡ rồi. Đơn cử, chính là những ngày tháng mười vừa qua, khi khúc ruột miền Trung oằn mình trong mưa lũ. Hàng trăm con người thoi thóp cầu cứu. Cả nước ta đã cùng nhau chung sức giúp đồng bào ra khỏi khổ ải. Ai có gì giúp nấy. Người có sức giúp sức, người có của giúp của, người có thời gian giúp thời gian. Điều đó thể hiện rõ qua những chuyến xe vận chuyển đồ tiếp tế không lấy tiền. Những người ngư dân đem thuyền của mình ra làm phương tiện di chuyển vùng ngập lụt. Những người dân ngày đêm nấu cơm tiếp tế cho người dân và người cứu hộ. Những bài báo, những bài đăng kêu gọi toàn dân hướng về miền Trung yêu dấu. Và cả những người dân ra sức ủng hộ tiền, đồ vật, cùng cả những suất cơm nóng hổi tự mình nấu. Không chỉ lá lành đùm lá rách. Trong những ngày ấy, dân ta còn sống theo tôn chỉ lá rách ít đùm lá rách nhiều. Những ngôi nhà hai tầng, cao hơn, khang trang hơn thì sẵn sàng là nơi nương tựa của những hộ gia đình ở nơi thấp trũng, cùng nhau san sẻ khó khăn. Thật ấm áp xiết bao.

Tuy nhiên, cùng với đó, vẫn có những con người sống mà thiếu đi tình thương, thiếu đi sự quan tâm, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh. Họ sống lạnh lùng và vô cảm. Như những người nhìn thấy tai nạn, có người bị thương vẫn dửng dưng bỏ đi. Hay có người từ chối mọi lời nhờ giúp đỡ của người khác dù nó chẳng là gì với bản thân mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phê phán những người luôn cho rằng sự giúp đỡ, đùm bọc của người khác là hiển nhiên, là tất yếu, mà không biết cảm ơn và tự phấn đấu về sau. Luôn chực chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài mà chẳng chịu nỗ lực vươn lên. Đó là những trường hợp thật đáng chê trách và cần thay đổi ngay.

Là một học sinh, từ nhỏ, em đã được bố mẹ, thầy cô và người thân nhắn nhủ về tình yêu thương, đùm bọc những số phận khác. Tuy tuổi nhỏ, nhưng em đã luôn nỗ lực hết mình. Em giúp bạn cùng lớp chép bài khi bạn ấy bị ốm, em chở em nhỏ hàng xóm đi học khi mẹ em ấy bận, em giúp cụ già xách đồ… Và bản thân em, cũng đã nhiều lần nhận được sự giúp đỡ của người khác. Như những phần quà ý nghĩa vào đầu năm học, những lần được cô chú hàng xóm đón về nhà, những lần bị ốm được mọi người chăm sóc, yêu thương… Thật là ấm áp và hạnh phúc.

Em mong rằng, dù thế giới có nhiều đổi thay, xoay vần, thì người dân ta vẫn sẽ mãi cùng nhau chung sống trong bầu yêu thương, san sẻ và đùm bọc lẫn nhau như thế này. Giống như là ông cha ta đã dạy:

Lá lành đùm lá rách
Lá rách ít đùm lá rách nhiều.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư