Bài 4: Một biến trở con chạy được làm bằng dây nicrom, có chiều dài 40m và tiết diện là 0,1mm2.
Biết nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6 Ω.m.
a) Tính điện trở toàn phần của biến trở.( tức là điện trở lớn nhất)
b) Mắc biến trở này nối tiếp với điện trở 10 Ω rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi bằng 25V.
Tính cường độ dòng điện trong mạch khi điện trở của biến trở nằm trong mạch bằng 0, lớn nhất
c. Hỏi khi con chạy của biến trở dịch chuyển thì cường độ dòng điện trong mạch biến đổi trong phạm vị nào?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Áp dụng công thức:
R=p.l/s=1,1.10^-6.40/1.10^-7=440 ôm
b) Biến trở này có độ lớn thay đổi từ 0 đến 440 Ω.
Biến trở được mắc nối tiếp với điện trở R = 10Ω; điện trở tương đương của đoạn mạch là Rtd = Rb + R.
Khi biến trở có độ lớn 0 Ω thì cường độ dòng điện là
I=U/Rb+R=25/0+10=2,5A
Khi biến trở có độ lớn 440 Ω thì cường độ dòng điện là
I=U/Rb+R=25/440+10=0,056A
Vậy cường độ dòng điện thay đổi từ 0,056A đến 2,5A.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |