Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn đánh giá mở rộng về cái chết của Vũ Nương

viết đoạn văn đánh giá mở rộng về cái chét của vũ nương
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
292
1
1
Nguyễn Anh Minh
30/07/2021 14:55:19
Cái chết của nhân vật Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến đã dung túng cho cái ác xấu xa, tàn bạo. Đồng thời, qua hình tượng nhân vật, nhà văn bày tỏ niềm thông cảm sâu sắc đối với số phận người phụ nữ. Những con người nhỏ bé, yếu đuối trong xã hội phong kiến đương thời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tâm Như
30/07/2021 18:20:34
+4đ tặng

Vũ Nương - nhân vật chính trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ. Một người phụ nữ vốn thùy mị nết na lại có tư dung tốt đẹp. Nhưng cuộc đời lại vô cùng bất hạnh để rồi phải tìm đến cái chết. Việc tác giả để cho nhân vật của mình lựa chọn tìm đến cái chết có nhiều ý nghĩa.

Vũ Thị Thiết hay Vũ Nương, là người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp nên được Trương Sinh đem lòng yêu mến liền xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Biết chồng có tính đa nghi nên, Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép để tránh khỏi cảnh gia đình thất hòa. Khi đất nước có chiến tranh, Trương Sinh con nhà hào phú nhưng ít học nên phải đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh con, nuôi dạy con và chăm sóc mẹ già hết lòng. Nàng đã giữ tròn bổn phận của một người con dâu, một người vợ. Ngay cả khi mẹ chồng mất, nàng cũng lo ma chay chu toàn như chính mẹ ruột. Khi Trương Sinh trở về, bế con ra mộ thăm mẹ. Nghe lời con thơ, Trương nghi cho vợ mình thất tiết. Vũ Nương chịu oan khuất vẫn hết lời giải thích. Cuối cùng, nàng biết không thể rửa sạch liền nhảy xuống sông tự vẫn để chứng minh cho tấm lòng trong trắng, thủy chung của mình.

Nguyên nhân nào đã dẫn đến cái chết của Vũ Nương? Có lẽ đầu tiên phải kể đến Trương Sinh - một người chồng đa nghi, hay ghen và luôn phòng ngừa vợ quá mức. Nghe lời đứa con ngây thơ: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít”; “Khi ông chưa về đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến. Mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả” đã vội cho rằng vợ mình thất tiết. Sự ghen tuông mù quáng đã khiến Trương Sinh không chịu nghe lời giải thích của vợ, thậm chí còn đánh đập chửi rủa nàng. Điều đó khiến Vũ Nương hết sức đau đớn.
Không dừng lại ở đó, cần phải hiểu rằng Trương Sinh chính là đại diện của xã hội Nam quyền lúc bấy giờ. Chính xã hội phong kiến đương thời với những bất công đã đầy người phụ nữ vào cuộc đời bất hạnh. Họ phải phụ thuộc vào người đàn ông: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Người phụ nữ không được quyết định số phận của bản thân. Hôn nhân phải chịu sự sắp đặt của cha mẹ. Khi về nhà chồng cũng chỉ biết sống nhẫn nhục, chịu đựng. Bất hạnh có thể đến với họ bất cứ lúc nào mà không thể phản kháng lại.

Đồng thời, chiến tranh phi nghĩa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương. Chiến tranh đã chia cắt hạnh phúc gia đình. Người phụ nữ luôn khao khát có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc và khao khát được yêu thương. Nhưng chiến tranh đã cướp đi mong muốn đơn giản đó. Trương Sinh đi ra chiến trường là phải đối mặt với nguy hiểm, cái chết và sự chia ly. Nếu như không có cuộc chiến tranh ấy, có lẽ Trương Sinh và Vũ Nương vẫn sẽ sống hạnh phúc.

Sự chia cắt trong chiến tranh đã thúc đẩy tình tiết câu chuyện. Khi đứa con của cả hai sinh ra, thiếu thốn tình yêu thương của người cha. Vũ Nương vì thương con mà chỉ vào cái bóng nói đấy là cha Đản. Đứa trẻ ngây thơ tin lời mẹ. Chi tiết “cái bóng” là biểu hiện tình yêu thương của Vũ Nương. Nhưng cũng là nguyên nhân dẫn đến bi kịch của nàng sau này: “Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

Nói xong gieo mình xuống sông mà chết...”

Như vậy, bi kịch của Vũ Nương đã vượt qua giới hạn của một cá nhân. Mà đó là bi kịch chung của người phụ nữ trong xã hội xưa. Cái chết của Vũ Nương cũng là kết cục tất yếu cho những bi kịch ấy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo