Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a,
Phong cách chức năng ngôn ngữ báo chí.
b,Các ý chính của văn bản:
- Tỉ lệ đọc sách trên một năm của người dân các nước Âu - Mỹ và một số nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
- Mối tương quan giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia.
- Suy ngẫm về thực trạng đọc sách của người Việt Nam trong tương quan với sự phát triển về mọi mặt của đất nước.
c.Nhận xét về cách lập luận của tác giả:
- Hệ thống lập luận chặt chẽ, xác đáng, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng chân thực, cụ thể.
- Tác giả sử dụng thao tác lập luận so sánh để người đọc thấy rõ sự khác biệt về văn hóa đọc giữa các nước trên thế giới: Trong khi các nước đều có thể sử dụng những thành tựu công nghệ cao để tích lũy kiến thức thì ở các nước phát triển, người dân vẫn giữ gìn văn hóa đọc, đọc thường xuyên và hiệu quả; ngược lại người Việt Nam ta rất lười đọc sách.
d.Việc sử dụng số liệu giúp:
- Có cái nhìn chính xác, chân thực về thực trạng văn hóa đọc giữa các quốc gia. Việc "người Việt chưa đọc nổi một cuốn sách/ năm" cho thấy văn hóa đọc của nước ta ở mức rất thấp. Đó là một điều đáng buồn, đáng suy ngẫm bởi văn hóa đọc có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển đất nước. Điều đó đi ngược với xu thế phát triển của đất nước.
- Từ đó, tác giả muốn thức tỉnh mỗi con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước về việc hình thành thói quen đọc sách.
e.Những suy nghĩ được gợi lên từ mối quan hệ giữa văn hóa đọc và lối sống nhận thức, thái độ của giới trẻ là:
- Văn hóa đọc được hiểu là đọc sách một cách có văn hóa. Nghĩa là phải biết chọn lựa sách để đọc, đọc đúng cách để có hiệu quả, từ đó vận dụng vào cuộc sống. Để việc đọc sách trở thành một nét đẹp văn hóa cần hình thành thói quen đọc sách, sở thích và kĩ năng đọc sách ở mỗi cá nhân và trong cả cộng đồng.
- Hiện nay, văn hóa nghe - nhìn ngày càng thu hút giới trẻ, trong khi đó văn hóa đọc ở họ lại ngày càng trở nên yếu kém. Giới trẻ thường ít đọc sách, phần lớn đọc do đòi hỏi bắt buộc của công việc, học tập chứ không tự nguyện, ham thích.
- Sách và việc đọc sách có vai trò to lớn trong việc mở mang kiến thức, kĩ năng và bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách con người. Tuy nhiên, đa số bạn trẻ hiện nay không nhận thức được điều đó hoặc có nhưng cố tình phớt lờ, trong khi họ - những chủ nhân tương lai của đất nước rất cần học hỏi, trau dồi cả đức và tài. Hậu quả là họ rỗng nhiều kiến thức, kĩ năng thiếu và yếu, nhận thức sai lệch, không làm được việc,... Đó là một thực trạng đáng buồn, đáng báo động.
- Tuy nhiên, vẫn có không ít bạn trẻ yêu thích đọc sách và đang nỗ lực tuyên truyền, cho văn hóa đọc. Đặc biệt, từ năm 2013, ngày 21/4 hằng năm đã trở thành ngày hội Sách và văn hóa đọc. Đó là một nỗ lực to lớn để xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng.
- Bài học:
+ Cần nâng niu, trân trọng sách, hình thành thói quen đọc sách, sở thích đọc sách, tránh sa vào các hình thức giải trí vô bổ, độc hại khác.+ Thông minh khi lựa chọn sách, lựa chọn cách đọc và vấn dụng vào thực tế cuộc sống.
chúc bạn học tốt nha
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |