Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn ngắn diễn tả, phân tích nỗi đau ( được ông giáo tả lại có sự khách quan ) cảm thấy nỗi đau đớn là có thật

viết một đoạn văn ngắn diễn tả , phân tích nỗi đau ( được ông giáo tả lại có sự khách quan ) cảm thấy nỗi đau đớn là có thật
2 trả lời
Hỏi chi tiết
140
1
0
Nguyễn Nguyễn
23/08/2021 14:51:38
+5đ tặng
Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Unnie
23/08/2021 14:51:42
+4đ tặng

Viết về lão Hạc – nhân vật chính trong truyện, một người nông dân tột cùng nghèo khổ và đau thương – ngòi bút của Nam Cao đã bộc lộ một tình cảm tha thiết gắn bó. Khi chưa hiểu rõ tâm tình của lão Hạc thì giọng điệu của ông giáo dưới ngòi bút của nhà văn tưởng chừng vẫn chỉ là viết về một loại Chí Phèo, Thị Nở, Lang Rận nào đó: “Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi… Lão nói là nói để đấy thôi… Làm quái gì có một con chó mà lão có vẻ boăn khoăn quá thế”. Đôi lúc, ông còn bộc lộ sự tự tôn mình, coi thường người nghèo khổ: “Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu so với tôi quý năm quyển sách của tôi”. Một sự lạnh lùng khách quan: Tôi “dửng dưng” nhìn lão để rồi mộng tưởng về một cái thời “say mê”, đẹp đẽ, chăm chỉ và đầy “cao vọng” của riêng mình. Ta bắt đầu cảm thấy một bóng dáng đơn điệu của làng quê ông giáo Thứ trong truyện Sống mòn: con người lạnh nhạt, bới móc nhau… Nhưng tác giả không dừng lại ở đó, ông đưa những trang viết về tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc tiến triển một cách chậm rãi lần theo những lời kể của ông lão, khiến người đọc ngày càng thấy sự rung động, sâu xa của cõi lòng tác giả: Người con trai lão thất tình, bỏ đi phu cao su, để lại cho người cha vài đồng bạc để “ăn quà”, một con chó và mảnh vườn nho nhỏ, biệt tích, để cho lão cứ ngóng trông, dành dụm, chắt chiu mà nào biết bao giờ nó về! Vợ mất, con biệt xứ, lão cô đơn giữa tuổi già và cái chết đang dần đến. Ngòi bút của nhà văn lại bùi ngùi, xúc động: “Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn”. Vì vậy mà “những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ bồn một chút”, nhắc đến con “lão rân rấn nước mắt”. Đến đây thì ông giáo đã thốt lên: “Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa”. Trước những đe dọa rình rập, những mất mát chồng chéo lên nhau, ông giáo đành an ủi lão Hạc mà ta nghe thấy biết bao đau xót, thương cảm: “Lão Hạc ơi! ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?”. Thì ra tác giả đâu có thờ ơ, ông thấu hiểu con người tốt đẹp ấy, mỗi lời kể như đượm nỗi xúc động: Thương con, lão không muốn bán đi con chó – kỉ vật của con. Nhưng nuôi nó thì tốn mà lão không muốn phải tiêu vào tiền lão đã dành dụm cho con. Nhưng cái nghèo khổ cứ đến: “làng mất vé sợi”, “Lão Hạc không có việc”… Sự điêu đứng cứ dồn dập đến. Ngòi bút nhà văn trở nên xót xa cho lão Hạc. Trước cảnh lão khóc vì để con chó bị bắt, ngòi bút Nam Cao bỗng như trào lên nước mắt. Ông giáo hỏi như để che giấu nỗi đau: “Thế nó cho bắt à”, rồi đau đớn và phủ nhận, ông kết luận: “Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ!”, đều khổ, đều cơ cực, kiếp người không khác kiếp con chó. Số phận một con chó chấm dứt bằng một ccái chết bi thảm thì con người cũng không hơn, còn dữ dội gấp trăm lần. Nhà văn cảm thông tha thiết với “những người cùng khổ ấy”, muốn san sẻ nỗi cực nhục với họ, bởi “một chút âu yếm, một chút tình thương cũng đủ để nâng đỡ họ” (Thạch Lam). Nhưng Nam Cao còn sâu sắc hơn, ông giận cuộc đời gian ác đã cướp đi bao người lương thiện như lão Hạc, nên ông cầm bút khóc cho những con người đang quằn quại sống và quằn quại chết đó.

Trong nhiều truyện ngắn, giọng điệu châm biếm, mỉa mai của Nam Cao khá rõ nét, nhưng đó là đối với những kẻ tàn ác, bóc lột người khác. Còn trong truyện Lão Hạc, đó là một ngòi bút chân thành, xúc động với những người nông dân như lão Hạc. Nam Cao đã viết “Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc”. Nam cao không hô hào, kêu gọi, hay tưởng tượng ra những “sáng kến” cải cách vùng quê ao tù nước đọng như nhiều nhà văn lúc bấy giờ. Ngòi bút của ông chỉ kể sự việc có vẻ bình thường trong mọt làng quê lặng lẽ sau lũy tre làng, nhưng nó lại mài sắc nỗi đau, tăng thêm mạch cảm xúc của tác giả với nhân vật. Phải có một tình cảm đẹp đẽ và chân thành tha thiết thì ngòi bút của nhà văn mới tinh thế và sâu sắc đến thế khi viết về sự biểu hiện nỗi đau của nhân vật lão Hạc: “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu của lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Rồi những đoạn văn mang tính triết lí về cuộc đời: “Một người đau chân có lúc nào quên cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu”. Nhưng lòng tác giả vẫn muốn hé mở tìm đến cái bản tính tốt của con người bị những lo toan ích kỷ thường ngày che lấp mất. Nam Cao muốn khơi gợi cho người đọc những cảm xúc chân thành về nhân vật lão Hạc trước những biến đổi dữ dội của cuộc đời. Khi thấy lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, ông giáo bàng hoàng nghi hoặc rồi thêm đau đớn. Ngòi bút của Nam Cao đã trở nên xót xa vô hạn trước sự cùng đường của lão Hạc. Ông giáo nghi ngờ: “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”, bởi ông xót xa đau đớn trước sự mất mát một nhân phẩm mà ông vốn nâng niu, trân trọng, một “con người đáng kính” như ông nói. Nhưng trước cái chết đột ngột và khốc liệt của lão Hạc thì ông vỡ lẽ về cái chân cái thiện tột cùng của thân phận bé nhỏ ấy. Ông như mừng rằng “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” nhưng thực ra lại càng đau đớn hơn “hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Người tốt đã mất đi, số phận của họ bi thảm quá. Đó là một niềm xúc động thiêng liêng khi hiểu ra rằng: Lão giữ nhân cách cho chính mình là cho con, lão còn không muốn khi chết đi để phiền cho hàng xóm, không muốn con trai lão khi trở về tứ cố vô thân như một Chí Phèo với những cơn say chửi đời, chửi cả kẻ đã đẻ ra mình. Đó là lão đã nhận ra cái “chết trong còn hơn sống đục”. Kết thúc thiên truyện, tấm lòng chân thành hết mực của tác giả đã viết nên những dòng như những lời thề thiêng liêng trước vong linh con người đáng kính ấy: “Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt… Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”.

Cách viết của Nam Cao trong truyện ngắn này khi lặng lẽ thâm trầm, lúc căng thẳng dữ dội nhưng đó chính là những cung bậc khác nhau của cõi lòng chân thành, xúc động khi ông viết về những người nông dân thống khổ, đau thương như lao Hạc. Thật cảm động biết bao!

Và ta càng nhận rõ lòng chân thành sâu đậm thêm khi Nam Cao xem mình là người trong cuộc. Ta thấy bóng dáng tác giả trong hình tượng ông giáo – một ông giáo đã nếm đủ mùi gian khổ ở trường tư (theo ý của giáo sư Trương Chính). Là người trong cuộc nên tác giả luôn bày tỏ được tình cảm tha thiết gắn bó với nhân vật lão Hạc, điển hình cho những người đau khổ lầm than mà tác giả luôn muốn gắn bó. Trước cái chết của lão Hạc, tác giả cảm thấy mình bất lực trước cuộc đời đen bạc. Dường như lúc nào Nam Cao cũng bị dằn vặt trước cảnh đau khổ của con người. Người ta nói: Lương tâm là vật có ba góc nhọn, khi phạm một lỗi lầm thì nó quay và cái góc nhọn đó đâm vào tim ta. Nhưng cứ phạm lỗi liên tục thì các góc sẽ mòn đi và con người là như vậy, không muốn bản thân trở thành người như vậy. Suy nghĩ của ông giáo cũng chính là suy nghĩ của tác giả. Ông soi mình vào nhân vật, nhiều lúc bỗng thấy mình trở nên tồi tệ và thêm xúc động với nhân vật hơn. Nam Cao có văn phong chịu ảnh hưởng ngòi bút nhân đạo của Lỗ Tấn, đôi lúc còn nghê rợn tự nhiên, còn quá bi thảm, sự thể hiện suy nghĩ của bản thân trong nhân vật cũng giống như sự suy nghĩ của Lỗ Tấn trong nhân vật “tôi” trong truyện Cố hương. Đó là là một tình cảm xuất phát từ lòng nhân đạo, tình thương yêu con người. Nam Cao luôn để cho nhân vật đấu tranh giành lấy giá trị “người” dù bằng giá nào. Cái chưa làm được của Nam Cao là chưa thấy đuuơcj một tương lai mới như Lỗ Tấn đã suy nghĩ trong Cố hương. Nam Cao đã bộc lộ những tình cảm tốt đẹp của mình: tha thiết gắn bó và chân thành xúc động khi viết về những kiếp người thống khổ và đau thương với số phận bi thảm như lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên. Với cảm hứng nhân đạo, nhà văn đã đưa nhân vật lão Hạc thành một nhân vật điển hình trong văn học lúc bấy giờ. Tùy còn kết thúc quá bi thảm, nhưng điều quan trọng là nhà văn đã viết bằng máu của trái tim mình mà ít ai có được.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư