LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết viết bài văn biểu cảm về loài hoa ngày tết mà em yêu thích

Viết viết bài văn biểu cảm về loài hoa ngày tết mà em yêu thích
2 trả lời
Hỏi chi tiết
445
2
0
Tâm Như
27/08/2021 11:24:00
+5đ tặng
Mùa xuân là mùa mà trăm hoa đua nhau khoe sắc, cây cối cũng rủ nhau chuyển mình, khoác lên những chiếc áo tươi xanh, rạng rỡ. Thế nên, nhìn đâu cũng là tươi mới, cũng là sắc xuân. Thế nhưng, dù có cả rừng cây tươi đẹp như thế, thì đối với em, cây hoa mai vẫn là loài cây đẹp nhất của mùa xuân. Chính vì vậy, mà trước sân nhà em, ở vị trí đẹp nhất đã được trồng một chậu mai vàng.

Cây mai vàng nhà em năm nay đã 6 tuổi rồi, vì vậy thật không có gì ngạc nhiên khi nó có kích thước khá to lớn so với một cây hoa. Cây cao hơn hai mét, với nhiều cành, nhiều nhánh nhỏ, tỏa ra xum xuê. Thân cây to như bắp chân của người đàn ông trưởng thành, cứng cáp và chắc nịch. Phần dưới gốc có màu nâu sẫm hơn phía thân trên, và bề ngang cũng lớn hơn nhiều. Cả thân cây, được bố em uốn theo hình xoắn ốc, các nhánh tỏa ra xung quanh trông rất đẹp và nghệ thuật. Các nhánh mai lại được cắt tỉa gọn gàng, đều nhau, nhìn đến là ưa mắt. Cả năm, cây mai luôn được bao phủ bởi từng lớp lá xanh tươi. Lá mai to bằng cái thìa ăn cơm, mỏng tanh và mềm mại. Sờ vào mướt như lớp bánh cuốn. Kể cả mùa thu, chớm đông rét mướt, lá cây vẫn xanh tươi, rộn rã.

Ấy thế nhưng, cứ đến tầm giữa mùa đông, cây mai lại tự nhiên rụng lá. Không có dấu hiệu gì báo trước, từng chiếc lá cứ thế mà từ giã thân mẹ để trở về với mặt đất. Điều này diễn ra một cách chậm rãi, từ tốn trong suốt cả tháng trời. Hôm nào, dưới gốc cây cũng có cả nhóm lá khô rơi rụng. Bố em bảo, lá cây rụng chính là để nhường lại không gian, chất dinh dưỡng cho hoa mai sắp nở. Đến cuối năm, khi xuân sắp về, trên thân cây trơ trọi còn sót và ba chiếc lá cũ, những mầm non lại nhú lên. Nho nhỏ, xanh nõn, lấp ló, đáng yêu đến lạ lùng. Những hôm này, em và bố sẽ dành thời gian, ra tỉa nốt những chiếc lá già còn sót lại trên thân cây, để cây mai thực sự được đón một mùa mới. Chỉ mấy hôm sau thôi, cả thân cây có đầy những lộc non to như hạt hướng dương, chỉ thẳng lên trời, như những ngọn nến li ti. Cùng với đó, là vô số các hạt tròn nhỏ, nằm chi chít trên khắp cành, thân mai. Đó chính là nụ mai vàng đấy. Thế là với gió se, nắng vàng, nàng xuân đến gõ cửa trần gian. Nàng đánh thức cả những nụ hoa nhỏ đang ngủ say trong sự vỗ về của đất trời. Vậy là mai nở. Từng bông hoa vàng tươi năm cánh như những nụ cười rực rỡ. Những cánh hoa nhỏ, mỏng như cánh bướm, khẽ rung rinh, chập chờn trong nắng mai, lấp la lấp lánh. Cả cây mai ngập tràn ánh vàng, như muôn nghìn chú bướm vàng đang đậu lại nơi đây. Xen kẽ với đó, là những chiếc lá non tươi mới nhú, có màu tím pha chút xanh non. Nhìn từ xa, toàn bộ cây như một ngọn đuốc rực rỡ. Báo hiệu cho mọi người rằng xuân đã về rồi, hãy tươi vui, hãy năng động lên nào.


 
Mỗi khi mai nở chính mùa, chính là lúc nhà nhà sống trong niềm vui hân hoan sum vầy của ngày Tết. Trong ánh nắng chan hòa của ngày xuân, cây mai cùng bao người vui cười bên mâm cỗ với bánh chưng, hạt dưa, kẹo mứt… Thật hạnh phúc biết bao. Và khi mùa xuân qua đi, cây mai lại trở về với màu xanh trầm mặc. Lại cặm cụi chắt chiu từng tinh hoa đất trời mà nuôi dưỡng, mà ấp ủ. Chờ khi nào cánh én báo tin, sẽ lại bung tỏa thêm lần nữa.

Cây mai vàng không chỉ là một cây cảnh với vẻ ngoài xinh đẹp. Mà nó còn mang những ý nghĩa, biểu trưng tinh thần đặc biệt với mọi người. Vì thế, dù ngày xuân có vô vàn những loài hoa, loài cây đẹp, thì em vẫn luôn yêu mến cây hoa mai vàng nhất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Long
27/08/2021 11:24:16
+4đ tặng

"Mừng Tết đến, vạn lộc đến nhà nhà. Cánh mai vàng, cành đào hồng thắm tươi. Chúc cụ già được sống lâu, sống thọ. Cùng con cháu sang năm lại đón Tết sang ...". Năm hết tết đến, trăm hoa đua nở, cúc vàng, quất đỏ rực rỡ khắp muôn nẻo đường đất nước, hoa đào tô hồng cái lạnh của phương Bắc, hoa mai lại tô vàng nắng cả phương Nam. Mỗi miền một thú thưởng hoa nhưng có lẽ đối với một người con miền Nam như tôi, thì nhắc đến Tết chính là nhắc đến cành mai vàng đang hé nở trước sân nhà.

Mai vàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc vào hàng những loài cây cảnh rất được quý trọng. Tên khoa học của mai vàng là Ochna integerrima thuộc học Mai (Ochnaceae). Tên phổ biến là mai vàng ngoài ra còn có các tên gọi khác như hoàng mai, huỳnh mai hay lão mai. Ở Việt Nam, mai vàng chủ yếu mọc hoang nhiều ở dọc dãy Trường Sơn, các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, xuất hiện ít hơn ở vùng Tây Nguyên, cùng một số các tỉnh miền núi phía Bắc. Mai vàng cũng có nhiều giống khác nhau, ở mỗi một khu vực với địa hình, khí hậu khác nhau lại có một loại mai riêng, nhưng đặc trưng nhất vẫn là màu hoa vàng tươi.

Mai vàng là loài cây có nhiều ý nghĩa lớn, đối với người Trung Quốc đặc biệt là các bậc trí thức Nho thời xưa lại càng thêm nặng tình với loài cây này. Trong quan niệm của họ, mai vàng chính là một trong bốn loài cây được mệnh danh là tứ quân tử, mỗi loại cây mang một đức tính mà người quân tử cần phải có, ví như tùng kiên cường, cứng cáp, trúc thì ngay thẳng, chính trực, cúc tuy kham khổ, giản dị nhưng vẫn luôn tươi đẹp, riêng mai mang trong mình nét thanh cao, tấm lòng trong sạch của người quân tử, không bao giờ khuất phục trước cường quyền. Chính vì những ngụ ý tốt đẹp, đáng quý như thế nên mai đã trở thành một trong những đề tài tạo cảm hứng bất tận cho nhiều văn nhân thi sĩ, ví như Cao Bá Quát từng ước được lên núi trồng mai trong bài thơ bất hủ Tài Mai, hay Hồ Chủ tịch trong Thướng Sơn cũng nhắc đến mai một cách đầy xúc động "Hai mươi tư tháng sáu/Lên ngọn núi này chơi/ Ngẩng đầu mặt trời đỏ/ Bên suối một nhành mai". Ở Việt Nam ngoài việc đón nhận những ảnh hưởng về ý nghĩa Tứ Quân tử của Trung Quốc, thì mai vàng còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự phú quý, thịnh vượng. Với màu vàng sáng của hoa mai, trưng trước nhà ngày tết luôn đem đến cho con người cảm giác vui mừng, hân hoan, cũng có lẽ vì vậy mà mai đã trở thành loài cây đặc trưng ngày tết của người dân Việt.

Mai có khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt như giá rét, đặc biệt loài này rất ưa thích khí hậu nhiệt đới, nên sinh trưởng và phát triển khá mạnh mẽ nếu được chăm sóc tốt. Đây là loại cây thân gỗ, có tuổi thọ cao tới hàng trăm tuổi, thậm chí có trường hợp đã từng ghi nhận những gốc mai 700-800 tuổi sinh trưởng ở vùng núi Yên Tử. Bài viết này đề cập đến loài mai vàng, mỗi năm chỉ nở hoa một lần vào cuối tháng chạp đầu tháng giêng. Thân cây xù xì, ít khi mọc thẳng mà thường phân thành nhiều nhánh tỏa sang hai bên thành các tán, thân cây mọc chậm, một gốc mai vài ba năm tuổi có khi chưa cao tới 1 mét. Mai vàng không quá xum xuê nhiều lá, ngược lại nó mang phẩm chất của người quân tử, đơn giản, gọn gàng và thanh tao, lá mai khá cứng, có màu xanh thẫm. Cuối năm khi không khí dần trở lạnh, lá mai rụng xuống một lượt, để trơ lại những cành khẳng khiu vươn ra trong gió, tầm 15 - 20 ngày sau thấy ở những cành ấy nhú ra những bụp nâu bằng đầu tăm, rồi chúng lớn dần cởi bỏ lớp áo nâu mỏng, để lộ ra những lá non mơn mởn, cùng với những nụ hoa mỡ màng xanh óng ả, mai lại tràn trề sức sống. Độ dăm ngày nữa thì hoa mai nở, thường đó là những ngày cuối năm, mai vàng có năm cánh mỏng manh, cánh mai khum tròn, màu vàng tươi, bên trong là nhị hoa vàng sẫm quây quanh nhụy hoa nằm chính giữa. Mai khá nhanh tàn, độ hai ngày là những cánh mai đã rụng lả tả đầy sân, để gió cuốn đi phiêu lãng, và mai cũng chẳng có một hương thơm rõ ràng, dường như chỉ thoang thoảng nơi chóp mũi, người không thật tinh ý có lẽ cả đời chẳng bao giờ biết hương hoa mai. Hoa tàn hết, quả mai xanh nõn hiện ra, lớn dần rồi rụng xuống gốc, vài tháng sau, nơi ấy đã mọc chi chít những cây con có độ vài cặp lá.

Công dụng chủ yếu của hoa mai là trưng làm cây cảnh, trang trí trong dịp tết đến xuân về, tăng thêm khí sắc mùa xuân tới. Ngoài ra trong Đông y người ta còn dùng hoa mai để làm vị thuốc giải thử, hóa đàm, sinh tân dịch, chữa các chứng nhiệt, sốt cao, đau đầu, chóng mặt cao huyết áp, đau tức ngực,...

Mai là một loài hoa đẹp và quý lại mang nhiều ý nghĩ tượng trưng tốt đẹp, đặc biệt là phẩm chất thanh cao, giản dị, chịu được những khắc nghiệt của thời tiết, điều ấy khiến tôi càng thêm trân quý loài hoa này. Bản thân tôi mỗi lần nhìn cây mai trước ngõ cũng đều mong muốn mai sau mình giống như cây mai ấy, mang trong mình những phẩm chất cao quý, có một tâm hồn thanh tao, tinh khiết.

Mỗi dịp Tết đến, xuân về là trăm loài hoa lại đua nhau khoe sắc, bài Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết sẽ cung cấp cho các em những gợi ý thú vị cho bài văn thuyết minh của mình, bên cạnh đó các em cũng có thể tham khảo thêm những bài văn đặc sắc khác như: Thuyết minh về hoa mai ngày Tết, Thuyết minh về hoa cúc, Thuyết minh về cây hoa đào, Thuyết minh về hoa sen.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư