1. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Trích “(Đoàn thuyền đánh cá”, Huy Cận)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Giới thiệu chung:
- Huy Cận xuất hiện trong phong trào Thơ Mới trước năm 1945 với tập “ Lửa thiêng” giàu chất triết lý và thấm thía bao nỗi buồn. Sau cách mạng, thơ Huy Cận dạt dào niềm vui , nhất là khi ông nói về cuộc sống mới, con người mới. Hàng loạt tập thơ nối tiếp nhau ra đời: “ Trời mỗi ngày lại sáng” , “ Đất nở hoa”, “ Bài thơ về cuộc đời”, “ Hai bàn tay em”,..
- Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được Huy Cận viết vào năm 1958 tại vùng biển Quảng Ninh , in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”.
- Khổ thơ dưới đây là bài ca lao động của những con người hăng say sản xuất, làm chủ cuộc đời.
2. Phân tích, chứng minh:
- Khung cảnh lao động, hăng say của những người ngư dân trên biển:
+ Sung sướng nhìn đàn cá “dệt lưới” , những người dân chài cất lên tiếng hát ngọt ngào. Lần thứ hai tiếng hát vang lên trên biển. Tiếng gõ thuyền đuổi cá hòa cùng sông biển. Vầng trăng soi xuống mặt biển, sóng vỗ vào mạn thuyền: “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao” .
+ Biển hào phóng cho nhân dân nhiều tôm cá, muối, hải sản,…Biển như “ lòng mẹ” đã nuôi sống nhân dân ta từ bao đời nay. So sánh biển với lòng mẹ để nói lên sự tự hào của dân chài đối với biển quê hương. Giọng thơ ấm áp. Chan chứa nghĩa tình:
“ Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
+ Một đêm trôi nhanh trong nhịp điệu lao động hào hứng, hăng say. Trên bầu trời sao đã thưa và mờ. Cảnh kéo lưới được miêu tả đầy ấn tượng . Những cánh tay rắn chắc kéo lưới: “ xoăn tay”. Kéo xoăn tay là hành động đặc tả động tác kéo lưới rất căng và khỏe.
+ “Chùm cá nặng” là một hình ảnh ẩn dụ gợi một mùa các bội thu. Khoang thuyền đầy ắp cá. Màu bạc của vẩy cá, màu vàng của đuôi cá “ lóe rạng đông” , một lần nữa cho thấy nghệ thuật sử dụng màu sắc rất điêu luyện của nhà thơ. Sắc cá dưới ánh trăng và sắc cá dưới ánh rạng đông đều được miêu tả tuyệt đẹp..
+ Sự cộng hưởng, tương tác của các hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ - tượng trưng cho sự phong phú: thời gian- không gian: Buổi rạng đông- biển khơi rộng lớn – sao mờ - nắng hồng ; sự hoàn tất của quá trình lao động: kéo lưới- chum cá nặng- lưới xếp- buồm lên- hình ảnh đoàn thuyền trở về..
- Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá vừa rất thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng : từ những đoàn thuyền đánh cá ra khơi trên vùng biển Quảng Ninh , nhà thơ thể hiện vẻ đẹp , tầm vóc kì vĩ của con người mới trong lao động , sáng tạo , vẻ đẹp của cuộc sống mới: Sự hòa nhập giữa con người và thiên nhiên , vũ trụ, trong lao động tạo nên một cảm quan tươi sáng, tràn đầy niềm tin, mơ ước.
3. Đánh giá chung:
- Với nghệ thuật sử dụng màu sác điệu luyện, bút pháp lãng mạn, sức tưởng tượng phong phú làm nổi bật bức tranh khỏe khoắn về tư thế người lao động.
- “ Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ tiêu biểu của Huy Cận sau cách mạng tháng Tám . Nếu như trước đây Huy Cận thấm nỗi buồn “ sầu vạn cổ” vào vũ trụ và dòng người thì những bào thơ của ông từ sau năm 1945 đặc biệt là bài “ Đoàn thuyền đánh cá” mang âm điệu ngọt ngào, niềm vui, say mê, phấn khởi của nhân dân làm chủ cuộc đời.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |