Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương. + Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu km2 (kể cả các đảo).
Đặc điểm sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công ...), nhưng phân bố không đều.
- Sông ngòi châu Á có chế độ nước khá phức tạp, thể hiện:
+ Khu vực Bắc Á: mạng lưới sông dày đặc chảy theo hướng từ nam lên bắc, đóng băng vào mùa đông, mùa xuân có lũ do băng tan.
+ Khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á: mạng lưới dày có nhiều sông lớn, lượng nước lớn vào mùa mưa.
+ Khu vực Tây Nam Á và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan.
* Sông ngòi Bắc Á có giá trị về giao thông, thủy điện, còn sông các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thuỷ điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
2. Các đới cảnh quan tự nhiên
- Cảnh quan tự nhiên châu Á phân hóa rất đa dạng với nhiều loại:
+ Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới.
+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á. Trong rừng có nhiều gỗ tốt, nhiều loại động vật quý hiếm.
- Ngày nay, cảnh quan rừng còn lại rất ít, bởi vậy việc bảo vệ rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia ở châu Á.
3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á
- Thuận lợi: Nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú
+ Khoáng sản: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc,...
+ Tài nguyên khác: đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật, rừng, nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt,..) dồi dào.
Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.
- Khó khăn
+ Núi non hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt: khó khăn trong việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.
+ Các thiên tai: động đất, núi lửa, bão lụt,..gây thiệt hại lớn về người và của.