Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu suy nghĩ của em về sự quan tâm của Đảng và nhà nước đói với trẻ em hiện nay

nêu suy nghĩ của em về sự quan tâm của đảng và nhà nước đói với trẻ em hiện nay? để sứng đáng với sự quan tâm đó em phải làm gì (viết đoạn văn khoảng 10-15 dòng)
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.187
2
3
Nguyễn Nguyễn
13/09/2021 13:39:28
+5đ tặng

Để thực hiện được mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, một trong những giải pháp đã được đồng chí Tổng Bí thư đặt ra là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với kinh tế tri thức đồng thời coi giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu để tập trung đầu tư, phát triển. Trên thực tế, tháng 9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2025, nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt 20% GDP, phát triển được một cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lớn mạnh. Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chính phủ điện tử, liên quan đến phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mục tiêu đến năm 2025 là kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng đề xuất đột phá chiến lược“Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Có thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng, chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ một số công nghệ mới; hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và thích ứng, chống chịu của nền kinh tế; lấy doanh nghiệp làm trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ số. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo”. Vì vậy, việc triển khai thực hiện các giải pháp và nhiệm vụ đầy khó khăn thử thách này sẽ đòi hỏi sự đồng lòng và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó thế hệ trẻ sẽ đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là ở nhiệm vụ phát triển kinh tế số dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Chuyên đề này có mục tiêu làm rõ hơn vai trò và nhiệm vụ của thế hệ trẻ để hiện thực hóa các mục tiêu về phát triển được xác định trong bài viết của Tổng Bí thư. Chuyên đề gồm 2 phần: phần 1 phân tích mối quan hệ giữa thế hệ trẻ và một nền kinh tế sốdựa trên kinh nghiệm quốc tế; phần 2 đánh giá cơ hộicủa thế hệ trẻ Việt Nam trong nền kinh tế số dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, và đưa ra một số khuyến nghị.

2. Thế hệ trẻ và nền kinh tế số, kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang mang lại nhiều sự thay đổi cơ bản về kinh tế, xã hội trên toàn cầu. Sự bùng nổ và phổ biến của internet và các công nghệ kỹ thuật số đã mang lại nhiều cơ hội cho giới trẻ để tham gia và kết nối vào thị trường kinh tế số, nơi mà các rào cản của thị trường là nhỏ hơn, với rất nhiều cơ hội để tiếp cận và chia sẻ thông tin, kiến thức với các cộng đồng có chung lợi ích và mang lại hợp tác trong các dự án sản xuất cùng nhau(1). Một số nghiên cứu đã thể hiện sự phong phú và đa dạng của các cơ hội cho giới trẻ khi tham gia và tương tác với nền kinh tế số, bao gồm các nội dung số, các nền tảng số cũng như các dịch vụ số (2). Một số hình thức việc làm mới xuất hiện đã bổ sung cho các hình thức sáng tạo nội dung truyền thống, có thể kể ra một số cơ hội việc làm của giới trẻ trong nền kinh tế số là:

Video blog: Đây là một trong những cơ hội phổ biến nhất, tận dụng sự phổ cập của internet, toàn cầu hóa cũng các nền tảng số toàn cầu như Youtube, Instagram, Facebook, giới trẻ với kiến thức về công nghệ và kỹ năng sáng tạo có thể thông qua đó xây dựng hình ảnh, thương hiệu và nội dung để tiếp cận một số lượng lớn khán giả, khách hàng và đối tác. Các nội dung có thể đa dạng từ lối sống (du lịch, ẩm thực, gia đình) đến  sức khỏe, làm đẹp, hay mang tính đặc thù hơn như hướng dẫn đầu tư, chơi game…Thông qua việc tiếp cận hàng nghìn và thậm chí là hàng triệu khán giả và người theo dõi, thế hệ trẻ đã và đang thông qua các nền tảng toàn cầu này thực hiện việc quảng cáo cho một bên thứ ba, hoặc hợp tác với các công ty để tạo ra các nội dung đặc thù, từ đó tạo ra giá trị và thu nhập cho xã hội.

Viết blog: Hình  thức này đã phổ biến với giới trẻ từ lâu thông qua các nền tảng toàn cầu như Tumblr, tuy nhiên gần đây nó có sự thay đổi để phù hợp với xu hướng công nghệ khi thường đi kèm với cả hệ sinh thái truyền thông bao gồm Youtube, Instangram, Facebook. Chủ đề thông dụng thường là thời trang,ẩm thực, du lịch, khi những người viết cố gắng tạo ra một lượng người đọc có chung một sở thích hẹp với họ, qua đó dẫn dắt xu hướng, mở rộng sự kết nối với lượng người đọc này. Giới trẻ có thể kiếm tiền thông qua quảng cáo, hoặc tiền tài trợ từ các thương hiệu  muốn hợp tác với những người dẫn dắt xu hướng này.

Nhiếp ảnh, nghệ thuật, thiết kế: Các nền tảng số toàn cầu đã tạo điều kiện cho giới trẻ đam mê và khao khát nghệ thuật có thể đóng góp cho việc sáng tạo các nội dung nghệ thuật trên các nền tảng này. Họ có thể đăng các ảnh chụp, thiết kế, phản ánh các đam mê và sự sáng tạo của mình lên mạng xã hội, thông qua đó xây dựng một lượng khán giả và những người theo dõi. Các đối tác kinh doanh như doanh nghiệp hay người dùng cũng có thể thông qua các nền tảng này để cùng hợp tác để tạo ra giá trị.

Âm nhạc: Lĩnh vực sáng tạo này đã chứng kiến nhiều nghệ sĩ trẻ giới thiệu âm nhạc của mình đến công chúng nhanh chóng và thành công thông qua các nền tảng toàn cầu như Youtube hay SoundCloud. Thế hệ trẻ còn có thể thông qua nền kinh tế số và các công cụ số để tìm kiếm các cơ hội trong việc phân phối, trình diễn các sản phẩm của mình, thậm chí họ còn có thể kêu gọi đầu tư và tài trợ để sản xuất các sản phẩm âm nhạc.

Trò chơi điện tử: Một bộ phận thế hệ trẻ với đầy đủ sự đào tạo và giáo dục về công nghệ và kỹ năng còn có thể tham gia vào nền kinh tế số thông qua các trò chơi điện tử. Các nền tảng trò chơi trực tuyến cho số đông (MMOGs) như Roblox đã và đang cung cấp những thế giới ảo cho rất nhiều người chơi trực tuyến công cụ và địa điểm để họ tự thiết kế, tạo ra nội dung và thương mại hóa các trò chơi của mình. Cơ hội còn đến từ việc thay đổi cấu trúc trò chơi (modding), phát triển và sáng tạo các trò chơi thương mại hiện tại để bán cho người tiêu dùng, từ đó xây dựng kỹ năng và thương hiệu của bản thân để trở thành các nhà thiết kế trò chơi chuyên nghiệp, khi đó học có thể hợp tác với các công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực trò chơi điện tử.

Kinh doanh, khởi nghiệp: Thế giới có thể được thay đổi bởi một ý tưởng, thế hệ trẻ đã chứng minh điều này là khả thi, sự thành công của những công ty khởi nghiệp sáng tạo như Facebook là bằng chứng rõ ràng. Nền kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đang mang đến các cơ hội để thế hệ trẻ khởi nghiệp bằng cách giải quyết các vấn đề của xã hội phát sinh trong quá trình phát triển thông qua việc kết hợp các kỹ năng và tận dụng các nguồn lực sẵn có và mọi lợi thế của công nghệ.

Ở một mặt khác, việc tham gia và tận dụng nền kinh tế số cũng đang tồn tại nhiều thách thức và khó khăn cho thế hệ trẻ(3), đặc biệt là việc chuyển đổi số sẽ làm gia tăng các bất bình đẳng hiện hữu trong xã hội (4). Sự ngăn cách và bất bình đẳngkỹ thuật số được phân chia thành 3 lớp, theo thứ tự từ 1 đến 3 (1) bao gồm: sự tiếp cận không đồng đều với công nghệ; sự phát triển không bình đẳng các kỹ năng cần thiết để thành công trong nền kinh tế số; sự phân phối không công bằng các lợi ích từ việc sử dụng công nghệ dựa trên các yếu tố về kinh tế xã hội (5).

Sự tiếp cận đối với internet là rào cản thứ nhất, tỉ lệ dân số được tiếp cận với mạng internet có sự khác nhau rất lớn tùy theo vào khu vực địa lý. Trong khi tại các quốc gia phát triển ở châu Âu và Bắc Mỹ, tỉ lệ người dân được tiếp cận với internet là rất cao, lần lượt là 91% tại EU-27 quốc gia và 90.8% tại Bắc Mỹ(6), tuy nhiên hơn một nửa dân số trên thế giới vẫn chưa được tiếp cận với mạng internet, chủ yếu là người dân sống ở châu Phi và khu vực châu Á Thái Bình Dương(7). Ngoài ra, còn có sự chênh lệch trong tiếp cận internet và chất lượng mạng internet giữa các khu vực nông thôn và thành thị trong cùng một quốc gia hay khu vực.

Ở cấp độ thứ 2, các rào cản trong nền kinh tế số đối với thế hệ trẻ đến từ việc thiếu các kỹ năng để thành công khi làm việc trực tuyến và mức độ thành thạo của kỹ năng này không phải có được ngẫu nhiên giữa tất cả các người dùng mà được quyết định bởi nhiều yếu tố trong đó có xuất thân, hoàn cảnh, giới tính và giáo dục (8). Lấy ví dụ, một người có ảnh hưởng thành công trên mạng xã hội sẽ cần kết hợp rất nhiều kỹ năng bao gồm thiết kế, sáng tạo cũng như làm chủ các thuật toán để tối ưu hóa số lượng người ảnh hưởng. Việc có một trình độ giáo dục cơ bản, cũng như điều kiện để tiếp cận các nguồn lực và cơ sở hạ tầng khác (như tiền bạc, quan hệ cá nhân) sẽ làm gia tăng khả năng thành công. Ở một trường hợp tương tự nhưng nếu thiếu các yếu tố về hạ tầng, nguồn lực sẽ khó đạt cùng hiệu quả (1).

Ở cấp độ cuối cùng, có sự phân hóa về lợi ích khi tham gia thị trường kinh tế số giữa các cá nhân với điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Trong đó các cá nhân có điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn sẽ có nhiều lợi ích hơn (9). Ngoài ra các yếu tố quyết định điều này còn bao gồm chủng tộc và giới tính của người sử dụng khi tham gia vào kinh tế số: thế hệ trẻ tại các quốc gia thu nhập thấp sử dụng internet ít hơn các quốc gia thu nhập cao và ít được hưởng lợi từ kinh tế số hơn. Ngoài ra, ở một số quốc gia có thu nhập thấp có hiện tượng nam giới sử dụng internet nhiều hơn nữ giới và sự chênh lệch này có chiều hướng gia tăng (1).

Ngoài các rào cản và thách thức trên, nền kinh tế số còn mang tới nhiều vấn đề khác cần phải cân nhắc đối với thế hệ trẻ khi tham gia. Một trong những vấn đề lớn nhất là nhận thức của thế hệ trẻ về mối quan hệ với các nền tảng toàn cầu đang được sử dụng, đặc biệt khi một số lượng lớn các nền tảng này (ví dụ như Facebook, Instagram, Youtube…) kiếm doanh thu từ quảng cáo và việc sử dụng số lượng lớn dữ liệu cá nhân người dùng. Người dùng trẻ và dữ liệu cá nhân của họ đã bị sử dụng để bán cho các nhà quảng cáo để cải thiện hiệu quả và dịch vụ của họ (10). Tuy nhiên, thực tế hiện nay rất nhiều người trẻ chưa ý thức được đầy đủ mức độ mà dữ liệu cá nhân của họ đã và đang bị sử dụng bởi các nền tảng này cũng như quá quan tâm về các chiến lược quảng cáo và marketing được hình thành dựa trên dữ liệu cá nhân của họ (2). Cuối cùng, việc các nền tảng này được hưởng lợi rất nhiều từ sự tham gia và dữ liệu cá nhân của người trẻ, tuy nhiên lợi ích và lợi nhuận từ các hoạt động này chưa được chia sẻ một cách công bằng. Một số học giả còn cho rằng đây là một dạng bóc lột thương mại từ các nền tảng này và nhiều người dùng chưa ý thức được việc hành động và dữ liệu của họ là động lực trực tiếp cho sự phát triển của nền kinh tế số (11).

Vấn đề sở hữu trí tuệ cũng là một thách thức lớn trong nền kinh tế số, thế hệ trẻ nếu không được trang bị kiến thức và kĩ năng sẽ có nguy cơ vi phạm các pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ, đồng thời không bảo vệ được tài sản trí tuệ của mình và bị xâm phạm đến lợi ích chính đáng của bản thân(12).

Cuối cùng, các nền tảng toàn cầu này lại là một kênh thông tin thuận lợi cho việc truyền bá các luồng thông tin xấu, độc hại, giới trẻ khi tiếp xúc trực tiếp với các luồng thông tin này sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng về nhận thức, hành động. Đặc biệt việc các thế lực thù địch có thể lợi dụng công cụ này, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân, thổi phồng các vấn đề kinh tế xã hội trong nước để kích động diễn biến hòa bình hay âm mưu cách mạng màu, bài học của “mùa xuân Ả rập” vẫn còn nguyên tính chất thời sự (13).

3. Vai trò của thanh niên Việt Nam trong nền kinh tế số dựa trên đổi mới sáng tạo

Theo thống kê năm 2020, thanh niên Việt Nam từ 16 - 30 tuổi có khoảng 22,609 triệu người, chiếm khoảng 23,2% dân số cả nước (14). Vai trò của lực lượng này đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, cụ thể nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát huy thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
4
『F•O•G』Anonymous
13/09/2021 13:45:42
+4đ tặng
Có thể thấy, ngay từ sớm, Người đã nhận thấy trẻ em là một đối tượng có các quyền cơ bản của một con người và cần được tôn trọng. Theo Người, quyền của trẻ em gắn liền với quyền dân tộc, dân tộc không được giải phóng thì trẻ em không được bảo vệ, chăm sóc, không được hưởng các quyền lợi cơ bản của mình. Đất nước không được giàu mạnh thì trẻ em không được ấm no, hạnh phúc. Với Người, trẻ em là chủ thể còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt về mọi mặt, từ sức khỏe, học tập, vui chơi, giải trí, đến việc bày tỏ ý kiến và tham gia những hoạt động tập thể. Quan điểm này của Người thấm đượm chủ nghĩa nhân văn và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, Người nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.

    Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Người xác định là vấn đề mang tính chiến lược trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Điều đó được khẳng định ngay từ những năm tháng đầu tiên Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, dù trong hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, Người vẫn luôn dành mối quan tâm đặc biệt tới vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

    Khi nước nhà độc lập, các em may mắn được tiếp nhận một nền giáo dục dân chủ mới, Người đặt trách nhiệm cho các em phải làm thế nào để đền đáp công lao của các anh hùng đã hy sinh để bảo vệ nền độc lập Tổ quốc. Người khuyên các em phải nỗ lực cố gắng, ra sức học tập để kiến thiết đất nước. Người khuyên các em cần rèn luyện đạo đức cách mạng để trở thành công dân tốt, người cán bộ tốt của nước nhà. Trong Thư gửi thiếu niên nhi đồng toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Đội Thiếu niên tiền phong (ngày 15-5-1961), Người nêu rõ 5 điều: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Thật thà, dũng cảm”. Như vậy, gắn liền quyền và trách nhiệm của trẻ em, Hồ Chí Minh từng bước nâng cao ý thức tự giác của trẻ em để phát huy mọi khả năng của các em, để trau dồi kiến thức, phẩm hạnh của mình phục vụ cho Tổ quốc.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một sự nghiệp vô cùng lớn lao và hệ trọng, quyết định vận mệnh dân tộc. Đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, Người chỉ rõ: “chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”. Trước hết, các gia đình (tức là ông bà, cha mẹ, anh chị) phải làm thật tốt công việc ấy; sau đó là các ủy ban thiếu niên, nhi đồng, Đoàn Thanh niên, ngành giáo dục – đào tạo và các ngành, các đoàn thể. Muốn các em trở thành những công dân tốt, đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội trong việc giáo dục trẻ em, khuyến khích các em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân dân. Quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một quan điểm hết sức sáng suốt. Nó thể hiện tầm nhìn xa, trông rộng và sự quan tâm sâu sắc của Người đối với trẻ em.

    Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển nguồn lực con người của Việt Nam, vì trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước.

    Kế thừa và phát triển quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền trẻ em, Đảng và Nhà nước ta đã nâng lên thành đường lối chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Đường lối của Đảng được thể hiện rõ nét trong các văn kiện của Đảng kể từ khi ra đời đến nay. Hệ thống pháp luật về quyền trẻ em Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Quyền trẻ em đã tương đối đầy đủ, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hài hòa với pháp luật quốc tế và ứng phó kịp thời với những mối quan hệ xã hội mới, tạo hành lang pháp lý toàn diện nhằm bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em ở mức cao nhất.

    Trên tinh thần và các quy định về quyền trẻ em của Hiến pháp năm 2013 và Công ước của Liên Hợp quốc, quyền trẻ em cũng đã được thể chế hóa trong Luật Trẻ em được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 05-4-2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-6-2017, gồm 7 Chương và 106 Điều, trong đó quy định 25 quyền dành cho trẻ em. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng đấu tranh để đem lại các quyền cơ bản cho trẻ em, bởi Người hiểu rằng trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, quyết định sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong tư tưởng của Người. Với tầm nhìn vượt thời đại, cho đến nay, quan điểm của Người về quyền trẻ em chính là cơ sở khoa học đầu tiên để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay.
Lu Hí
Của Người là ai vậy?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×