Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nam Định không chỉ nổi tiếng là mảnh đất dệt may hay là mảnh đất của những con người tài giỏi và được mệnh danh là Đất học Thành Nam. Nam Định còn nổi tiếng là một trong vùng đất có nhiều di tích lịch sử danh lam thắng cảnh lâu đời như Đền Trần. Một trong số đó phải kể đến Cột Cờ Nam Định.
Cột cờ Nam Định còn được gọi là Kỳ Đài nằm trên đường Tô Hiệu, phường Ngô Quyền, phía Nam thành phố Nam Định. Về nguồn gốc, theo tư liệu ghi chép lại tại bảo tàng tỉnh Nam Định, cột cờ Nam Định được xây dựng vào năm Gia Long thứ 11 (năm 1812) và đến năm Thiệu Trị thứ 3 (năm 1843) thì hoàn thành. Công trình này không chỉ là một biểu tượng của chủ quyền độc lập của Quốc gia mà nó còn là một công trình gắn với thành cổ Nam Định.
Cột cờ Thanh Nam gắn liền với nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng. Trong thời điểm kháng chiến chống Pháp, nơi đây trở thành nơi sinh hoạt, liên lạc để bàn bạc, chỉ đạo phong trào của cán bộ, Đảng viên Nam Định. Vào ngày 27/03/1883, tàu chiến Pháp từ sông Đào bắn phá vào trong thành khiến cột cờ bị hư hỏng nhẹ. Ngày 11/6/1972, trong một lần càng quét bộ đội, máy bay Mỹ đã ném bom khiến cột cờ bị sập. Mão đến năm 1997, cột cờ đã được phục nhân dân và chính quyền địa phương dựng nguyên dạng.
Cột cờ thành Nam Định cao 23,84m, kiến trúc cao nhất trong Thành Nam được xây vào năm Gia Long thứ 11 (1812) ở phía Nam nội thành, cách Vọng Cung***** khoảng 100m. Cột cờ được xây trên hai tầng bệ, cột hình vuông thu dần từ dưới lên. Tầng dưới cùng hình vuông mỗi cạnh dài 16,33m, cao 2,40m. Hai phía Đông và Tây của tầng một có hai cầu thang xây bằng gạch 10 bậc dẫn lên tầng hai. Bốn mặt bệ đều xây lan can, trổ bốn cửa. Trên khuôn cửa Đông có hai chữ Nghênh húc . Khuôn cửa Nam có hai chữ Hướng quang. Thân cột cờ cao 12,65m thu dần từ dưới lên với hai phần: Phần dưới hình trụ bát giáp, phần trên hình tròn đường. Từ phía Nam có cửa đi vào trong thân cột cờ, có cầu thang soáy ốc 54 bậc. Cột cờ xây bằng gạch nung già, màu đỏ sẫm. Các góc vuông của hai tầng bệ xây bằng một loại gạch chuyên còn các góc khác của thân cột trụ bát giác là một loại gạch riêng. Gạch lát nền có màu nâu đen. Hai di vật còn dữ lại thời Thiệu Trị là khẩu súng thần công đặt ở hai mặt chính và tấm bia đá khắc chữ: .... Kỳ đài - Thiệu Trị tam niên phụng tác. Ngày nay, trên đỉnh cột cờ treo cờ tổ quốc. Đứng trên đỉnh Cột cờ có thể nhìn thấy những vùng núi, sông, cánh đồng của tỉnh Nam Định và ba tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình.
Cột cờ Nam Định gắn liền với những chứng tích lịch sử quan trọng của Thành Nam cũng như đất nước. Vì thế nơi đây trở thành điểm ghé thăm của nhiều người khách đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử Nam Định. Hàng năm Cột cờ Nam Định đón chào rất nhiều vị khách nơi xa ghé thăm. Không chỉ có người dân nơi xa ghé lại mà những con người Thành Nam cũng thường đến đây như để tưởng nhớ một thời lịch sử hào hùng của dân tộc. Những ngày 27-7, 22-12,... có rất nhiều người đến đây thắp hương để ghi nhớ công ơn các vị anh hùng cứu quốc.
Năm tháng cứ trôi qua, thấm thoát hơn hai thế kỉ từ ngày được xây dựng, trải qua bao biến động lịch sử, cột cờ vẫn sừng sững giữa lòng thành phố Nam Định. Nó trở thành biểu tượng lịch sử cũng như văn hoá của người dân Thành Nam, ghi lại những dấu mốc vàng son của lịch sử nước nhà.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |