Ngô Thì Du (1772 – 1840) là anh em chú bác với Ngô Thì Chí ông học giỏi nhưng không đổ đạt gì. Dưới triều Tây Sơn, ông ấn mình ở vùng Kim Bảng, Hà Nam. Thời nhà Nguyễn, ông ra làm quan, được bổ nhiệm làm Đốc học Hải Dương, đến năm 1827 thì về nghỉ. Ông là tác giả bảy hồi tiếp theo của Hoàng Lê nhất thống chí, trong đó có hồi mười bốn được trích giảng ở đây. Còn lại ba hồi cuối có thể do một người khác trong Ngô gia văn phái viết vào khoảng đầu triều Nguyễn.
Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn sách ghi chép về những sự kiện của vương triều nhà Lê, có lẽ là vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại quyền cai trị đất Bắc Hà cho vua Lê, về hình thức, tuy tác phẩm chịu ảnh hưởng lối viết tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc, những các tác giả rất tôn trọng sự thật lịch sử. Cho nên, mặc dù do nhiều người viết và viết ở nhiều thời điểm khác nhau nhưng nội dung tác phẩm về cơ bản vẫn giữ được tính nhất quán.
Trong văn học Việt Nam thời trung đại, có thể coi Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán có quy mô to lớn nhất và đạt được những thành công xuất sắc nhất về mặt nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết.
Tác phẩm đã tái hiện chân thực và sinh động bối cảnh lịch sử đầy biến động ở nước ta trong khoảng hơn ba thập kỷ cuối của thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX.
Khởi đầu câu chuyện là sự sa đọa, thối nát đến cực độ của các tập đoàn phong kiến. Thời Lê mạt, vua chẳng ra vua. Vua Lê Hiển Tông ốm đau, bạc nhược, chỉ còn biết chắp tay rủ áo, cam phận làm bù nhìn. Câu nói cửa miệng của ông ta là: Chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui, Vua Lê Chiêu Thống đê hèn, cúi đầu khuất phục trước giặc Mãn Thanh, mong cứu vãn cái ngai vàng mục ruỗng sắp sụp đổ. Ông vua cuối cùng là Lê Duy Mật thì tệ hại đến mức bị người đời đánh giá cùng chỉ là một cục thịt trong cái túi da mà thôi.
Bên phủ Chúa, Trịnh Sâm sống xa hoa hưởng lạc, hoang dâm vô độ. Vì say mê Đặng Thị Huệ nên Chúa Trịnh sẵn sàng phế con trưởng, lập con thứ, gây nên loạn từ trong nhà loạn ra. Anh em chém giết lẫn nhau. Kiêu binh ỷ thế lộng hành, Sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến đã đến hồi quyết liệt, cần được giải quyết. Trong bối cảnh đó, cuộc nổi dậy với khí thế ngất trời của phong trào Tây Sơn là một tất yếu.
Rồi Nguyễn Huệ đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh, lập nên triều đại Tây Sơn. Nhưng cơ nghiệp nhà Tây Sơn ngắn ngủi. Chúa Nguyền dần dần hồi phục thế lực, dẹp Tây Sơn, lập vương triều mới (1802). Kết thúc tác phẩm là tình cảnh thảm hại, nhục nhã của vua tôi Lê Chiêu Thống khi nương thân ở nước người.