Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hội sinh viên là tổ chức chính trị - xã hội, tại sao cần một tổ chức chính trị - xã hội khác là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giữ vai trò nòng cốt chính trị

Hội sinh viên là tổ chức chính trị - xã hội, tại sao cần một  tổ chức chính trị - xã hội khác là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giữ vai trò nòng cốt chính trị
2 trả lời
Hỏi chi tiết
329
1
0
Nguyễn Nguyễn
09/10/2021 11:08:41
+5đ tặng
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất (tháng 10/1930) đặt nền móng cho sự ra đời của Đoàn Thanh niên cộng sản

- Hội nghị đã thông qua: “Án nghị quyết về tình hình Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng”. Đặc biệt là thông qua “Án nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động”. Trong Án nghị quyết có ghi: “Đảng phải thi hành ngay Án nghị quyết của Quốc tế cộng sản Đoàn và giúp cho Đoàn có tính độc lập…”. “Đảng Cộng sản phải cần kíp công tác trong quần chúng thanh niên, phải lãnh đạo quần chúng thanh niên… Muốn vậy, chỉ có thể tổ chức ra một đoàn thể của thanh niên mới được”. “Trung ương, các xứ ủy, các tỉnh, thành, đặc ủy phải phái ra một số đồng chí trẻ tuổi phụ trách tổ chức ra Thanh niên cộng sản Đoàn và giúp cho Đoàn có tánh chất độc lập”[1].

“Án nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động” ra đời tháng 10/1930 là văn kiện nền tảng về lý luận vận động thanh niên đầu tiên của Đảng. Án nghị quyết ra đời đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của phong trào yêu nước trong thanh niên đang phát triển và thực sự tạo nên những chuyển biến quan trọng trong sự nghiệp xây dựng Đoàn.

* Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (tháng 3/1931) và sự ra đời của Đoàn Thanh niên cộng sản.

- Thực hiện Án nghị quyết tháng 10/1930 về công tác thanh niên của Trung ương Đảng, các cơ sở Đoàn được xây dựng trên hầu hết các địa phương cả nước, nhưng hệ thống tổ chức của Đoàn vẫn chưa được thống nhất và Đoàn chưa có sinh hoạt riêng.

- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 2 diễn ra tại Sài Gòn từ ngày 20 đến ngày 26/3/1931 do Tổng Bí thư Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã dành nhiều thời gian bàn về công tác xây dựng Đảng và xây dựng Đoàn. Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ cần kíp mà Đảng phải làm, trong đó có việc phải nhanh chóng thành lập tổ chức Đoàn: “cần kíp tổ chức ra Cộng sản thanh niên Đoàn, Đảng cần kíp đánh tan cái thái độ hờ hững lãnh đạm với vấn đề đó. Lập tức các Đảng bộ địa phương phải mau mau tổ chức những ủy viên tổ chức ra Đoàn, đốc xuất cho chi bộ tổ chức; tổ chức cơ quan báo chương về việc vận động của Đoàn và phải chỉ đạo cho các chi bộ mới thành lập của Đoàn bắt đầu hoạt động trong quần chúng thanh niên... Trong một thời gian ngắn ngủi tới đây, Đảng bộ các địa phương phải gây ra cơ sở của Đoàn...”[2].

Ngày 20/4/1931, Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong đó, dòng đầu tiên của bức thư, Người nhắc nhở, phê bình: “đây là tôi phê bình về cuộc Hội nghị Xứ ủy Trung và Bắc”. Tiếp đó Nguyễn Ái Quốc nhắc nhở: “Ở Trung: tổ chức Đảng có trong 13 huyện và tỉnh. Nhưng chỉ có 03 huyện là có tổ chức thanh niên. Trong một huyện, thanh niên chỉ bằng một phần ba của Đảng, trong một huyện khác thì bằng một phần tư... Tổ chức ở Bắc thì yếu quá, trong một xứ công nghiệp như Bắc, chỉ có hai tỉnh là có công hội, bốn nơi có thanh niên. Tôi đề nghị:...trước tiên phải thống nhất tổ chức thanh niên và công hội và những tổ chức đó phải có sinh hoạt độc lập của mình”[3].

Sau khi có Nghị quyết của Đảng và Chỉ thị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, các chi bộ đảng ở địa phương đã cử ngay các cấp ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào thanh niên ngày càng lớn mạnh. Ở nước ta đã xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, một số địa phương đã hình thành hệ thống tổ chức đoàn xã, huyện lên đến tỉnh. Đến cuối năm 1931, số lượng đoàn viên trong cả nước lên đến khoảng hơn 2.500 đồng chí[4]. Qua cao trào cách mạng 1930 - 1931, với những đóng góp to lớn của đoàn viên, thanh niên cả nước, Ban Chấp hành Quốc tế thanh niên cộng sản đã công nhận Đoàn Thanh niên cộng sản Đông Dương là một bộ phận của Quốc tế thanh niên cộng sản.

Theo đề nghị của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đoàn (tháng 3/1961) đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một trong những ngày cuối của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ hai đã bàn và quyết định những vấn đề quan trọng đối với công tác vận động thanh niên) làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn hàng năm.

1.2. Quá trình phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
1.2.1. Các tên gọi của Đoàn qua các thời kỳ lịch sử


- Từ 1931 - 1936: Đoàn Thanh niên cộng sản Đông Dương.
- Từ 1936 - 1939: Đoàn Thanh niên dân chủ Đông Dương.
- Từ 1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương.
- Từ 1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam.
- Từ 1956 - 1970: Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam.
- Từ 1970 - 1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh.
- Từ 1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

1.2.2. Các kỳ Đại hội của Đoàn

* Đại hội Đại biểu Đoàn toàn quốc lần I.
- Đại hội được tổ chức tại xã Cao Vân, Đại Từ, Thái Nguyên, thời gian từ ngày 07 đến ngày 14/02/1950. Hơn 400 đại biểu đã về dự.
- Những phong trào tiêu biểu trong nhiệm kỳ Đại hội I.
+ Phong trào Tòng quân giết giặc lập công, tham gia dân quân du kích.
+ Phong trào Chống địch bắt lính.
+ Thi đua sản xuất trong nông nghiệp và công nghiệp.
+ Phong trào Thi đua lập công trong các lực lượng vũ trang và thanh niên xung phong.

* Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ II.
- Đại hội tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, từ ngày 25/10 đến ngày 04/11/1956. Có 497 đại biểu về dự.
- Những phong trào tiêu biểu của Đoàn trong nhiệm kỳ Đại hội II.
+ Đoàn tham gia công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
+ Phong trào Đấu tranh chính trị, vũ trang của thanh niên miền Nam chống Mỹ, ngụy và bè lũ tay sai.

* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III.
- Đại hội tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 23 đến ngày 25/3/1961. Có 677 đại biểu đã về dự.
- Những phong trào tiêu biểu trong nhiệm kỳ Đại hội III.
+ Phong trào “Thi đua vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” (1961 - 1965).
+ Phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên miền Bắc.
+ Phong trào “Năm xung phong” của thanh niên miền Nam (1965 - 1975).
+ Phong trào “Quyết thắng” trong lực lượng vũ trang (năm 1965 - 1975; 1975 - 1980).
+ Phong trào Lao động tình nguyện xây dựng Tổ quốc và lao động tình nguyện vượt mức kế hoạch trong khu vực sản xuất (1975 - 1980).
+ Phong trào Học tập trong các tầng lớp thanh niên, “xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa” trong các trường học (1975 - 1980).
+ Phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” (1978 - 1980).
+ Cuộc vận động “Ba mũi tấn công chống tiêu cực” và “Toàn Đoàn tham gia xây dựng Đảng” (1978 - 1980).
+ Phong trào “Thanh niên xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (1979 - 1980).

* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV.
- Đại hội tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội từ ngày 20 đến ngày 22/11/1980. Có 623 đại biểu về dự.
- Những phong trào tiêu biểu trong nhiệm kỳ đại hội VI.
+ Ba chương trình hành động cách mạng (1982 - 1983): 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hoàng Phương Trang
25/11/2021 13:04:00

Hội Sinh viên Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội nhưng vẫn cần một tổ chức chính trị - xã hội khác là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giữ vai trò nòng cốt chính trị vì:

-          Trong hệ thống chính trị, Đảng ta xác định Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là đội quân xung kích cách mạng, là nguồn cung cấp cán bộ cho Đảng và là người kế tục trung thành xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng của Bác Hồ. Tính chất chính trị của Đoàn thể hiện ở tính tiên tiến. Đoàn không phải là tổ chức quần chúng phổ thông mà là tổ chức chính trị của những thanh niên tiên tiến (những thanh niên giác ngộ lý tưởng của Đảng). Do vậy, Đoàn là hạt nhân chính trị, đóng vai trò nòng cốt trong các phong trào và các tổ chức thanh niên. Đoàn ủng hộ giúp đỡ các Hội thanh niên thực hiện mục đích, tôn chỉ theo Điều lệ của các Hội. Đoàn là trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho tổ chức Hội hoạt động và phát triển.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo