Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn TPH khoảng 12 câu Phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" trong đoạn có sử dụng hợp lí lời dẫn trực tiếp, câu ghép và câu nghi vấn (Chú thích)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.730
2
5
Nguyễn Nguyễn
11/10/2021 15:37:03
+5đ tặng

Nguyễn Du sống trong một thời đại đầy biến động. Lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX vô cùng thối nát, mục ruỗng. Đời sống nhân dân vì vậy mà vô cùng cực khổ, và khổ nhất, đó chính là những người phụ nữ chân yếu tay mềm. Kiệt tác Truyện Kiều đã phản ánh được hiện thực nghiệt ngã đó, lên tiếng tố cáo những bất công của xã hội và bênh vực người phụ nữ. Đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, người đọc cảm nhận được tâm trạng cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của Thuý Kiều. Điều này được thể hiện rõ trong tám câu thơ giữa trong đoạn trích.

Nỗi nhớ thương của Kiều được tác giả nói đến với hai nỗi nhớ chủ yếu: nhớ người yêu và nhớ thương, lo lắng cho cha mẹ già. Lúc này là sau khi gia đình Kiều gặp cơn nguy biến. Do thằng bán tơ vu oan, cha và em Kiều bị bắt giam. Để chuộc cha, Kiều quyết định bán mình. Tưởng gặp được nhà tử tế, ai dè bị bắt vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự tử. Tú Bà – chủ quán lầu xanh vờ hứa hẹn gả chồng cho nàng, đem nàng ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, sau đó mụ sẽ nghĩ cách để bắt nàng phải tiếp khách làng chơi.

Trong hoàn cảnh này, nàng đã nhớ tới người yêu và cha mẹ. Nguyễn Du đã khéo léo để nàng Kiều nhớ Kim Trọng trước, cha mẹ sau. Bởi, trước hết nó phù hợp với quy luật tâm lí của tuổi trẻ. Hơn nữa, trong cơn gia biến, Kiều đã hi sinh chữ tình vì chữ hiếu. Nàng đã bán mình chuộc cha, làm tròn đạo hiếu. Với cha mẹ, nàng đã đền đáp được công ơn sinh thành và dưỡng dục cao như núi, dài như bể của cha mẹ. Vì vậy nàng không có gì phải ăn năn, day dứt. Thế nhưng, còn với chàng Kim, nàng đã không làm tròn được lời thề đính ước giữa chàng và nàng:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Động từ tưởng thể hiện được nỗi nhớ buổi thề nguyền đính ước giữa chàng và nàng. Thúy Kiều tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mình trong vô vọng. Kiều nhớ về đêm trăng tình tự của Kim – Kiều với lời thề thủy chung, son sắt. Nàng hình dung cảnh Kim Trọng đang ngày đêm thương nhớ mình, khắc khoải chờ tin nàng. Bao nhiêu nhớ thương, bao nhiêu đau đớn kết lại trong câu thơ. Có người nói rằng ở đây còn có cả nỗi tủi hổ của Kiều khi "tấm son" đã bị cuộc đời làm cho nhơ nhuốc không sao gột rửa được. Vẫn biết Kiều là người luôn có ý thức về bản thân, về nhân cách, về phẩm giá của mình. Cho nên, khi được mời ra cho Mã Giám Sinh xem mặt, nàng mới có cái cảm giác "trông gương mặt dày". Nhưng trong câu thơ này, hiểu như thế e là chưa đúng,bởi từ "gột rửa" mà Nguyễn Du dùng. Thường thì nghĩa của từ này là kì cọ, làm cho sạch những vết bẩn dây vào, nhưng ở đây nhà thơ đã không dùng từ này với nghĩa đó. Dưới hình thức của một câu hỏi, ông để cho Kiều tự khẳng định sự thủy chung của mình, tấm lòng son – tình cảm thủy chung son sắt với chàng Kim làm sao có thể gột rửa được đây. Chính từ "gột rửa" đã khẳng định một cách chắc chắn, đinh ninh về tình cảm thủy chung của Kiều dành cho Kim Trọng. Hơn nữa, tới giờ phút Kiều bị đưa ra lầu Ngưng Bích, nàng chưa làm gì phải tủi hổ với chàng Kim. Khi bị đưa ra lầu xanh, nàng đã quyết lấy cái chết để bảo toàn danh tiết. Kiều đã rất đau đớn, xót xa khi nghĩ về Kim Trọng, nhưng chắc nàng không có gì phải hổ thẹn với lòng mình lúc này.

Tiếp theo là Kiều nhớ đến cha mẹ, nàng đã làm tròn đạo hiếu, nhưng không vì thế mà nỗi nhớ cha mẹ kém phần day dứt:

Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Khi viết về nỗi nhớ cha mẹ của Kiều, Nguyễn Du dùng từ xót. Từ này thể hiện nỗi nhớ thương quặn lòng của một đứa con hiếu thảo. Nguyễn Du sử dụng thành ngữ quạt nồng ấp lạnh, điển cố sân Lai, gốc tử để nói lên nỗi xót xa của nàng khi cha mẹ đã già mà không được chăm sóc chu đáo. Còn gì xót xa hơn khi nghĩ đến cha mẹ đã già mà vẫn phải nhớ thương, ngày đêm lo lắng cho mình, vẫn tựa cửa chờ ngóng tin con. Là người con chí hiếu, Kiều đã quyết "bán mình chuộc cha", nhưng giờ đây nơi nghìn trùng xa cách, nàng vẫn không nguôi được nỗi nhớ thương, xót xa cho cha mẹ già. Ai sẽ thay mẹ chăm sóc cha mẹ luôn là câu hỏi xoáy sâu tâm can nàng.

Đoạn thơ đã miêu tả được tấm chân tình, vẻ đẹp cao cả của nhân vật Thúy Kiều. Nói đến Kiều, người ta thường nói đến cái tài, cái sắc, nhưng chính cái tình của Kiều đối với gia đình, đối với người yêu, đối với tất thảy mọi người trong cuộc đời này mới là điều làm nên nhân cách cao đẹp của Kiều.

Phân tích 8 câu thơ giữa đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - Mẫu 2

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm"

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Thế giới, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm "Truyện Kiều"– kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam, ngoài giá trị nội dung sâu sắc "Thúy Kiều"còn rất thành công về nghệ thuật. Với nghệ thuật tả người qua bút pháp ước lệ tương đương, tả cảnh thiên nhiên qua bút pháp tả và hợi thì nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật cũng rất xuất sắc. Tiêu biểu là đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" và điển hình là tám câu thơ trên đã khắc họa một cách xúc động về nỗi nhớ người yêu, nhớ bố mẹ của Thúy Kiều, qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm của chính nhân vật.

Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vì sợ mất vốn lẫn lời nên đã hứa đợi Kiều bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế rồi mụ đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người Kiều sống ở lầu Ngưng Bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi. Trước mắt nàng chỉ là một không gian mênh mông với non xa trăng gần, với những cồn cát bụi bay mù mịt, còn thời gian thì tuần hoàn khép kín không gian và thời gian ấy như giam hãm con người, khiến nàng cảm thấy cô đơn buồn tủi đau đớn, tan nát cõi lòng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo