Biển và trời như đã hòa vào làm một và hình ảnh con người hiện lên đẹp đẽ biết bao giữa cái vũ trụ lung linh đấy. Một lần nữa, tiếng hát của họ lại cất lên giữa bao la biển trời:
“ Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”
Tiếng hát hiển hiện niềm vui trong lao động của người dân chài. Đồng thời còn biểu hiện những mong muốn đánh bắt được nhiều cá của họ. Cảm xúc cùa họ thật bay bổng, phóng khoáng, chen chúc tình yêu đời. Họ lao động khẩn trương, luôn tay gõ nhịp dồn cá vào lưới. Với sự liên tưởng kì thú, một lần nữa, nhà thơ đã viết: “ Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao” . Phải chăng ánh trăng tỏa lấp lánh trên mặt biển, sóng dâng đầy ánh trăng, vỗ vào mạn thuyền từng nhịp đã khiến nhà thơ miêu tả công việc của người đánh cá thú vị và đẹp như vậy. Đây thực sự là 1 bài ca lao động, vừa hào hung, vừa giàu chất thơ. Nhưng có lẽ, bài ca say đắm nhất là bài ca về sự giao hòa, siết bao thân thiết giữa con người và biển cả. “ Biển cho ta cá như lòng mẹ” Đây là 1 hình ảnh so sánh đẹp: lòng mẹ, nguồn tình cảm yêu thương đã nuôi dưỡng mỗi con người. Biển không chỉ đẹp, giàu có mà còn rất ân tình. Biển không chỉ nuôi dưỡng con người hôm nay và mai sau mà biển đã “ nuôi lớn đời ta từ buổi nào”
Đêm sắp tàn và 1 ngày mới đang đến:
“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi hồng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. “
Khổ thơ gợi hình dung về hình ảnh những người lao động làng chài thật khỏe khoắn. Chỉ 1 từ “ xoăn” mà gợi tả được những bắp tay săn chắc, vừa nói được cái hồ hởi, hăm hở của những người lao động mong muốn thấy được hiệu quả lao động của mình. Và lưới rất nhiều cá:” … chùm cá nặng” đúng với mong mỏi của dân chài. Câu thơ thứ 3 miêu tả thật đẹp hình ảnh con cá đang được kéo từ biển lên. Vẩy đuôi của chúng lấp lánh ánh bình minh rực rỡ. Những từ “bạc, vàng”, một mặt diễn tả sự giàu có của biển cả, đồng thời cũng cho thấy thái độ tôn trọng của những người đánh cá với những thành quả lao động của mình. Và dường như, đó còn là niềm biết ơn của họ trước sự hào phóng, ưu ái của biển cả đối với con người. Công việc kết thúc tốt đẹp, họ trở về trong trạng thái sảng khoái, phấn chấn.
Nhưng có lẽ bài ca lao động ngân vang hào hung nhất, hay nhất ở khổ thơ cuối: diễn tả cảnh trở về của đoàn thuyền trong khung cảnh bình minh rực rỡ, tráng lệ:
“Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”
Bốn câu thơ dựng lên 1 quang cảnh kì vĩ về cuộc chạy đua giữa đoàn thuyền đánh cá với mặt trời trên biển cả. Qua đó, thêm một lần nữa, Huy Cận khắc họa thật đậm nét vẻ đẹp khỏe mạnh của những người đánh cá và vẻ đẹp hùng vĩ của biển trời, của thiên nhiên tổ quốc. Ý thơ phảng phất không khí thần thoại, anh hùng ca trong lao động. Mở đầu là câu thơ lập lại gần nguyên văn câu thơ đầu trong khổ thơ thứ nhất: có cảm giác đây là điệp khúc trong 1 bài hát – bài hát ngợi ca niềm say mê lao động trên biển quê hương. Đây là lần thứ 3 tiếng hát vang lên, có khác chăng tiếng hát ở đây hiển hiện rõ hơn niềm vui – niềm vui chiến thắng của con người khi thu được kết quả rực rỡ sau 1 đêm lao động vất vả. Tiếng hát ấy vang lên say sưa hùng tráng trên đoàn thuyền băng băng rẽ sóng trở về. “ Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.” Hình ảnh hào hùng của đoàn thuyền là 1 hình ảnh nhân hóa mang tính chất thập xưng. Những người dân đánh cá làm việc suốt 1 đêm nhưng họ vẫn quyết tâm trở về khi trời sáng. Động từ “ chạy đua” cho thấy sức lực của họ vẫn dồi dào, khí thế lao động của họ vẫn mạnh mẽ. Họ chạy đua với thời gian, với mặt trời. Đặt trong sự tương ứng mới thấy sức mạnh của con người được miêu tả nổi bật hơn, câu thơ đã nâng cao tầm vóc của con người trước vũ trụ. Vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của bình minh trên biển đã được miêu tả thật gợi cảm ở câu thơ thứ 3 : “ Mặt trời đội biển nhô màu mới.” Câu thơ làm toàn cảnh thiên nhiên sáng lên với 1 màu mới: màu hồng cảu bình minh. Cái màu hồng rực rỡ đầy sức sống ấy chính là lời chào đón ân cần, thắm thiết của thiên nhiên với những người lao động cần cù, có nghị lực phi thường. Cái đẹp của cảnh bình minh ấy chính là ở câu cuối: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi” Câu thơ có thể gợi ra 2 hình ảnh trong liên tưởng của người đọc. Một là hình ảnh đoàn thuyền nối đuôi nhau trở về, chiếc nào cũng cá đầy khoang. Hàng triệu triệu mắt cá phản chiếu ánh mặt trời lấp lánh, huy hoàng trên cả 1 vùng biển rộng. Hai là hàng triệu triệu gợn sóng cũng phản chiếu ánh bình minh rực rỡ giống như muôn ngày mắt cá trên muôn dặm khơi. Dù là hình ảnh nào, thì câu thơ cũng thể hiện 1 vẻ đẹp bao la hùng vĩ và sự giàu có, phong phú của biển cả, của thiên nhiên đất nước