Câu 1: Chỉ chiếm 13,8% dân số thuộc về nhóm dân tộc nào?
A. Dân tộc Việt (Kinh)
B. Các dân tộc ít người
C. Cộng đồng người Việt đang sinh sống ở nước ngoài
D. Nhóm dân tộc khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên
Câu 2: Người Việt thường phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Đồng bằng, trung du, miền núi B. Đồng bằng, duyên hải, trung du
C. Duyên hải, trung du, miền núi D. Miền núi, duyên hải, đảo
Câu 3: Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của dân tộc nào?
A. Thái B. Mông C. Mường D. Ê – đê
Câu 4: Ở các sườn núi phân bố ở độ cao 700 – 1000m là địa bàn sinh sống chue yếu của dân tộc nào?
A. Dao B. Mông
C. Mường D. Ê – đê
Câu 5: Khu vực có trên 20 dân tộc ít người sinh sống?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Khu vực Trường Sơn – Tây nguyên
B. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ D. Đồng Bằng Sông Hồng
Câu 6: Hiện nay sự phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi, một trong số thay đổi đó là?
A. Dân tộc ít người từ miền núi di dân về các thành phố, đô thị nhiều
B. Một số dân tộc ít người từ miền núi phía bắc đến cư trú ở Tây Nguyên
C. Dân tộc Việt phân bố về các vùng dân tộc ít người, giàu tài nguyên
D. Một số dân tộc ít người phía Nam di dân về các vùng núi phía Bắc
Câu 7: Dựa vào át lát trang 15 và kiến thức đã học hãy cho biết quy mô đô thị nước ta chủ yếu là:
A. Vừa và nhỏ B. Trung bình
C. Đô thị lớn D. Đô thị lớn và trung bình
Câu 8: Dân tộc cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt là:
A. Cơ Ho – Chăm B. Ê đê – Gia rai C. Chăm – Khơ me D. Tày – Nùng
Câu 9: Ở vùng thấp, người Tày, Nùng sống tập trung chủ yếu ở đâu?
A. Hữu ngạn sông Hồng B. Từ hữu ngạn sông hồng đến tả ngạn Sông Hồng
C. Từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả D. Tả ngạn sông Hồng
2. Chủ đề 2: Dân số và một số vấn đề … (Bài 2,4,5 SGK)
Câu 10: Hiện tượng “bùng nổ dân số” nước ta bắt đầu và chấm dứt vào những năm nào?
A. Từ đầu những năm 50 và chấm dứt trong những năm cuối thế kỉ XX
B. Từ cuối những năm 50 và chấm dứt trong những năm cuối thế kỉ XX
C. Từ cuối những năm 50 và chấm dứt trong những năm cuối thế kỉ XX
D. Từ cuối những năm 50 và chấm dứt trong những năm cuối thế kỉ XX
Câu 11: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Tỉ lệ gia tăng dân số nước ta tăng và đó là kết quả của tỉ lệ sinh giảm
B. Mỗi năm dan số nước ta tăng thêm 1 triệu lao động và tỉ lệ gia tăng dân số cũng tăng lên
C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm nhưng mỗi năm nước ta vẫn tăng thêm 1 triệu người
D. Dân số nước ta tăng thêm 1 triệu người và tỉ lệ gia tăng dân số cân bằng
Câu 12: Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số nước ta tương đối thấp, đó là kết quả gì mang lại?
A. Thành tựu to lớn của chính sách phân bố dân cư
B. Thành tựu to lớn của công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình
C. Đó là kết quả của việc phát triển công nghiệp hoá vùng nông thôn
D. Do nước ta chú trọng phát triển kinh tế cả nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng
Câu 13: Dựa vào át lát trang 15 (DÂN SỐ) cho biết đô thị nào là đô thị loại 1?
A. Hà Nội B. Thành phố HCM C. Biên Hoà D. Thanh Hoá
Câu 14: Dựa vào át lát trang 15 (DÂN SỐ) cho biết đô thị nào là đô thị loại 4?
A. Bắc Giang B. Bến Tre C. Sơn La D. Hà Tĩnh
Câu 15: Dựa vào át lát trang 15 (DÂN SỐ): Bản đồ cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế cho biết sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành nước ta?
A. Thay đổi theo hướng tích cực, giảm lao động trong ngành nông, lâm, thuỷ sản. Tăng lao động trong ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ
B. Thay đổi theo hướng tích cực, giảm lao động trong ngành nông, lâm, thuỷ sản và công nghiệp xây dựng, tăng lao động trong ngành dịch vụ
C. Thay đổi theo hướng tích cực tăng lao động trong ngành nông, lâm, thuỷ sản, giảm lao động trong ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ
D. Thay đổi theo hướng tích cực, giảm lao động ngành công nghiệp xây dựng, tăng lao động trong ngành nông, lâm, thuỷ sản và dịch vụ
Câu 16: Nguồn lao động của nước ta có nhiều hạn chế, nổi bật nhất là:
A. Lao động chủ yếu chưa qua đào tạo
B. Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn
C. Lao động chủ yếu ở thành thị
D. Lao động mạnh về thể lực nhưng tập trung chủ yếu ở nông thôn
Câu 17: Dân cư nước ta tập trung đông ở đâu?
A. Đồng bằng, trung du B. Đồng bằng, trung du, duyên hải
C. Đồng bằng, ven biển, đô thị D. Đồng bằng, các đô thị
3. Chủ đề 3: Các nhân tố và vấn đề phát triển Nông nghiệp.. (Bài 7,8)
Câu 18: Việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp đã tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu, tận dụng tài nguyên, góp phần bảo vệ môi trường và:
A. Phá thế độc canh trong nông nghiệp
B. Nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển vững chắc
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
D. Cả A & C
Câu 19: Dựa vào Át lát trang số 19, kết hợp với SGK em hãy cho biết hai vùng trồng nhiều chè nhất nước ta là:
A. ĐBSH và DHNTB B. TD&MNBB và Tây nguyên
C. Tây nguyên và Đông Nam Bộ D. ĐBSCL và ĐBSH
Câu 20: Dựa vào Át lát trang số 19, kết hợp với SGK em hãy cho biết vùng trồng nhiều chè nhất nước ta là:
A. Tây nguyên B. Bắc Trung Bộ
C. Duyên Hải Nam Trung Bộ D. Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 21: Dựa vào Át lát trang số 19, kết hợp với SGK em hãy cho biết vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất nước ta?
A. Đông Nam Bộ B. Bắc Trung Bộ
C. Duyên Hải Nam Trung Bộ D. Tây nguyên
Câu 22: Tìm ra nhận định đúng?
A. Bắc Trung bộ và ĐBSCL là hai vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước
B. DHNTB và ĐBSCL là hai vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước
C. Đông Nam Bộ và ĐBSCL là hai vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước
D. Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ là hai vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước
Câu 23: Trong số các cây trồng sau: Cao su, Lạc, Hồ tiêu, Điều, Dừa, Đậu tương. Em hãy cho biết các cây trồng thuộc loại cây công nghiệp lâu năm?
A. Cao su, Dừa, Đậu tương, Hồ tiêu B. Lạc, Đậu tương, Cao su, Dừa
C. Dừa, Điều, Lạc, Hồ tiêu D. Dừa, Cao su, Hồ tiêu, Điều
Câu 24: Nguyên nhân chính làm cho Nam Bộ lại trồng được nhiều cây trồng có giá trị như: Sầu riêng, Chôm chôm, Vú sữa…
A. Do đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng
B. Do có khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm
C. Do khí hậu có sự phân mùa, đất xám trên phù sa cổ màu mỡ
D. Có lượng mưa lớn, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ
Câu 25: Dựa vào Át lát trang 19 ( CHĂN NUÔI) cho biết Trâu được phân bố nhiều nhất ở vùng nào nước ta?
A. Tây Nguyên B. Bắc Trung Bộ
C. Duyên Hải Nam Trung Bộ D. Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 26: Dựa vào Át lát trang 19 ( CHĂN NUÔI) cho biết Bò được phân bố nhiều nhất ở vùng nào nước ta?
A. Tây Nguyên B. Bắc Trung Bộ
C. Duyên Hải Nam Trung Bộ D. Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 27: Theo em, lí do chính nhất làm cho “Lợn” được nuôi nhiều nhất ở Đồng Bằng Sông Hồng?
A. Tại vì ĐBSH khá bằng phẳng, thuận tiện cho chăn nuôi
B. Khí hậu phù hợp, nguồn nước khá dồi dào
C. Vùng trọng điểm lương thực, cơ sở thức ăn cho chăn nuôi dồi dào
D. Hình thành được một số trang trại chăn nuôi
4. Chủ đề 4 (Lâm nghiệp – Thuỷ Sản )
Câu 28: Cơ cấu rừng nước ta hiện nay là:
A. 2 loại rừng B. 3 loại rừng C. 4 loại rừng D. 5 loại rừng
Câu 29: Rừng cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu là loại rừng nào?
A. Rừng đặc dụng B. Rừng phòng hộ
C. Rừng sản xuất D. Rừng sản xuất nông nghiệp
Câu 30: Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản thường phân bố ở đâu?
A. Đồng bằng B. Trung du
C. Miền núi D. Vùng nguyên liệu
Câu 31: Dựa vào Át lát trang 12 và kiến thức đã học, cho biết đây không phải là rừng đặc dụng ở nước ta?
A. Cúc Phương B. Cát Bà C. Cù Lao Chàm D. Rừng ngập mặn
Câu 32: Rừng được trồng ở đầu nguồn các con sông, ven biển, phòng chống thiên tai là:
A. Rừng đặc dụng B. Rừng phòng hộ
C. Rừng sản xuất D. Rừng sản xuất nông nghiệp
Câu 33: Để nâng cao đời sống người dân và góp phần bảo vệ rừng thì mô hình nào đang được áp dụng ở nước ta?
A. Mô hình V – A – C B. Nông – Lâm kết hợp
Câu 34: Gỗ chỉ được khai thác ở khu vực rừng nào nước ta và phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Rừng đặc dụng và trung du, miền núi B. Rừng phòng hộ và trung du, miền núi
C. Rừng sản xuất và trung du, miền núi D. Rừng sản xuất và trung du, đồng bằng
Câu 35: Nước ta có mấy ngư trường trọng điểm
A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn
Câu 36: Ngư trường trọng điểm phía Bắc nước ta là:
A. Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang
B. Ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu
C. Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh
D. Ngư trường quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa
Câu 37: Điều kiện nào sau đây cho phép nước ta phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ - hải sản nước lợ?
A. Bãi triều, vũng, vịnh B. Bãi triều, đầm phá, dải rừng ngập mặn
C. Ao, Hồ, Sông, Suối D. Đảo, bãi triều, ao, hồ
Câu 38: Điều kiện nào sau đây cho phép nước ta phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ - hải sản nước mặn?
A. Bãi triều, vũng, vịnh B. Bãi triều, đầm phá, dải rừng ngập mặn
C. Ao, Hồ, Sông, Suối D. Đảo, vũng, vịnh
Câu 39: Điều kiện nào sau đây cho phép nước ta phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ - hải sản nước mặn?
A. Bãi triều, vũng, vịnh B. Bãi triều, đầm phá, dải rừng ngập mặn
C. Ao, Hồ, Sông, Suối D. Đảo, vũng, vịnh
Câu 40: Điều kiện nào sau đây cho phép nước ta phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ - hải sản nước ngọt?
A. Bãi triều, vũng, vịnh B. Bãi triều, đầm phá, dải rừng ngập mặn
C. Ao, Hồ, Sông, Suối D. Đảo, vũng, vịnh
Câu 41: Dựa vào Át lát trang 20, em hãy cho biết tỉnh nào đang dẫn đầu về sản lượng khai thác hải sản?
A. Kiên Giang B. Ninh Thuận C. An Giang D. Hậu Giang
Câu 42: Các tỉnh có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước ta là?
A. Cà Mau, An Giang, Kiên Giang B. Cà Mau, An Giang, Bến tre
C. Bến tre, Bà Rịa Vũng Tàu, Hậu Giang D. Cà Mau, An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu
Câu 43: Trong các vùng kinh tế sau: ĐBSH, BTB, DHNTB, ĐBSCL, vùng nào có sản lượng nuôi trồng nhiều hơn rất nhiều so với sản lượng khai thác?
A. Đồng Bằng Sông Hồng B. Bắc Trung Bộ
C. Duyên Hải Nam Trung Bộ D. Đồng Bằng Sông Cửu Long
Câu 44: Dựa vào át lát trang 20 và kiến thức đã học, em hãy cho biết vùng kinh tế duy nhất ở nước ta không phát triển được thuỷ hải sản nước lợ và nước mặn?
A. Đồng Bằng Sông Hồng B. Bắc Trung Bộ
C. Duyên Hải Nam Trung Bộ D. Tây nguyên
5. chủ đề 5: Công nghiệp Việt Nam (Bài 11)
Câu 45: Trong các loại khoáng sản sau: Than, Crôm, Thiếc, Dầu khí. Khoáng sản nào thuộc nhóm khoáng sản năng lượng?
A. Than B. Bắc Trung Bộ
C. Duyên Hải Nam Trung Bộ D. Tây nguyên
Câu 46: Với thuỷ năng sông suối, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp năng lượng nào phát triển?
A. Thuỷ điện B. Hoá Chất
C. Chế biến D. Luyện kim
Câu 47: Sức ép của thị trường ảnh hưởng đến cơ cấu công nghiệp nước ta như thế nào?
A. Cơ cấu công nghiệp nước ta trở nên đa dạng, linh hoạt hơn
B. Cơ cấu công nghiệp nước ta bị cạnh tranh bởi hàng ngoại nhập
C. Cơ cấu công nghiệp nước ta hạn chế về mẫu mã và chất lượng
D. Cơ cấu công nghiệp nước ta bị cạnh tranh mạnh, chất lượng sản phẩm không sao
Câu 48: Em hãy cho biết địa phương em sinh sống (Hà Nội), nhóm đất nào chiếm ưu thế?
A. Đất phù sa B. Đất feralit C. Đất mùn D. Đất xám
Câu 49: Địa phương em đang sinh sống (Hà Nội), ở vùng nào và trồng trọt phát triển nhất cây trồng nào?
A. ĐBSH – Ngô B. ĐBSH – Lúa C. ĐBSCL – Lúa D. ĐBSCL - Ngô
Câu 50: Tỉ lệ sinh nước ta là năm 1976 (39.5 ‰) và tỉ lệ tử (7.5‰). Vậy tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là:
A. 3.2 % B. 3.6 % C. 4.0 % D. 4.6%
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |