LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn

17 trả lời
Hỏi chi tiết
46.906
493
131
Lưu Ly
01/03/2018 14:47:53
*Dàn bài :
I.Mở bài : Nêu vấn đề cần giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" .
II . Thân bài
* Giải thích câu tục ngữ :
- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .
* Những biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn thể hiện trong câu tục ngữ :
- Cần trân trọng , biết ơn người đó tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ .
- Học trò phải biết ơn thầy cô
- Con cái phải biết ơn cha mẹ , ông bà .
- Nhân dân phải biết ơn các anh hùng liệt sĩ chiến đấu , hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và những người đó đã mang lại đời sống ấm no cho mình .
=> Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người , sống có tình nghĩa . Từ đó , nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người . Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa .
* So sánh với nội dung câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" .
III.Kết bài : Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trong đời sống hiện đại hiện nay

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
352
136
Nguyễn Diệu Hoài
01/03/2018 17:26:24
I. Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh
II. Thân bài: Nêu lí lẽ, dân chứng để chứng minh luận điểm
Giải thích ngắn gọn nội dung đạo lí, làm rõ vấn đề cần chứng minh.
Chứng minh nhân dân ta vẫn sống theo đạo lí đó
a, Từ xưa:
+ Các lễ hội văn hóa
+ Truyền thống thờ cúng ông bà, tổ tiên
+ Học trò biết ơn thầy giáo
b, Ngày nay, đạo lí ấy vẫn tiếp tục phát huy
+ Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ
+ Các phong trào đền ơn đáp nghĩa
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị về sự đúng đắn của hai câu tục ngữ
- Tự hào và phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp đó
Chúc bạn học tốt
336
84
Quỳnh Anh Đỗ
01/03/2018 19:59:44
1. Mở bài:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.
- Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
2. Thân bài:
a/ Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn:
Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
- b/ Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động , lời ăn tiếng nói hang ngày:
+ xưa:
- Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền , Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh , tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.
+ nay :
- 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
- III kết bài :
- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất …
- Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của VN.
61
190
NoName.241583
19/04/2018 06:30:05
chào
60
96
phạm đăng hải
28/01/2019 21:04:34

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân nghĩa thủy chung son sắt. Lòng biết ơn đối với người khác – người có công ơn với mình là một biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa đó. Để ghi nhớ và nhắc nhở con cháu đời sau, cha ông xưa đã đúc kết và lưu truyền trong những câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Hay:

Uống nước nhớ nguồn.

Tuy là hai câu tục ngữ khác nhau, cách diễn đạt cũng khác nhau nhưng cả hai đều chứa đựng bài học về cách sống, về tình nghĩa cao đẹp của người Việt Nam với nhau. Khi ăn trái ngon ngọt, ta phải nhớ ơn người đã dày công vun trồng, chăm sóc từ khi cây còn non đến lúc ra quả ngọt trái chín. Được uống ngụm nước trong lành, mát lạnh, nhất định ta không được quên cội nguồn – nơi dòng nước chảy tới. Vẫn là đặc điểm quen thuộc của tục ngữ, vẫn là những hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc, cha ông ta gửi gắm vào đó lời răn dạy về lòng biết ơn: người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay, ta không được quên ơn những người đã mang đến cho ta sự ấm no hạnh phúc.

Truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây vốn đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Gần gũi là thờ ông bà tổ tiên mỗi khi Tết, giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của con cháu, rầm rộ hơn là những lễ hội được tổ chức hàng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy: Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Vì thế mà:

Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ha.

85
50
phạm đăng hải
28/01/2019 21:08:24
I, Mở bài:
- Từ xa xưa, nhân dân ta luôn sống và học hỏi theo những điều tốt đẹp, điển hình là lòng biết ơn
- Đạo lí đó được thể hiện qua hai câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn" và "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
II, Thân bài: 1, Giải thích ý nghĩa, hàm ý của hai câu tục ngữ.
- Mượn những hình ảnh rất đỗi quen thuộc: uống nước, ăn quả. Tác giả dân gian đã khuyên nhủ, nhắc nhở chúng ta khi hưởng thụ, sử dụng thành quả của người khác cần phải biết ghi nhớ công lao, biết ơn và báo đáp những người đã giúp ta có được thành quả như ngày hôm nay.
2, Đưa ra các dẫn chứng, lí lẽ để chứng tỏ vấn đề:
- Nhân dân Việt Nam đã lấy ngày 10-3 Âm lịch để bày tỏ lòng biêt ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Nhân dân khắp phương đều mở hội tế lễ, rước,…
- Ngày 27/7 hằng năm là ngày thương binh liệt sĩ, nhằm tri ân những người đã có công với Cách mạng trong công cuộc đấu tranh giành lại độc lập tự do cho dân tộc.
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
3, Khẳng định vấn đề: Hoàn toàn đúng đắn.
4, Mở rộng: vẫn còn một bộ phận nhỏ sống bội bạc, vô ơn,…
III, Kết bài: – Khẳng định lại vấn đề và trích câu:
 
44
51
jung kook
13/02/2019 20:23:50
Cảm ơn Bùi Diệp
15
64
16
46
bạch tử gia an
10/04/2019 21:03:47
chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây ngắn nhé
12
43
bạch tử gia an
10/04/2019 21:07:15
à quên ngày mai mình nộp 2 bài
đề 2 chứng minh uống nước nhớ nguồn nhé
11
29
NoName.449257
12/04/2019 20:42:30
cam on luu ly nha
11
29
NoName.449449
12/04/2019 22:52:23
Cảm ơn Hạ Hạ nhé
13
19
NoName.463284
29/04/2019 20:48:48
bài của Lưu Ly sai đề rồi!
9
18
NoName.463286
29/04/2019 20:49:44
Đề bảo làm văn lập luận chứng minh mà!
8
11
Ngan Cao
09/04/2020 19:56:46
I, Mở bài:

– Từ xa xưa, nhân dân ta luôn sống và học hỏi theo những điều tốt đẹp, điển hình là lòng biết ơn.

– Đạo lí đó được thể hiện qua hai câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn" và "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

II, Thân bài:

1, Giải thích ý nghĩa, hàm ý của hai câu tục ngữ.

– Mượn những hình ảnh rất đỗi quen thuộc: uống nước, ăn quả. Tác giả dân gian đã khuyên nhủ, nhắc nhở chúng ta khi hưởng thụ, sử dụng thành quả của người khác cần phải biết ghi nhớ công lao, biết ơn và báo đáp những người đã giúp ta có được thành quả như ngày hôm nay.                                                                             

2, Đưa ra các dẫn chứng, lí lẽ để chứng tỏ vấn đề:

– Nhân dân Việt Nam đã lấy ngày 10-3 Âm lịch để bày tỏ lòng biêt ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Nhân dân khắp phương đều mở hội tế lễ, rước,…

– Ngày 27/7 hằng năm là ngày thương binh liệt sĩ, nhằm tri ân những người đã có công với Cách mạng trong công cuộc đấu tranh giành lại độc lập tự do cho dân tộc.                                                                                        

– Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

3, Khẳng định vấn đề: Hoàn toàn đúng đắn.

4, Mở rộng: vẫn còn một bộ phận nhỏ sống bội bạc, vô ơn,…

III, Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề và trích câu:

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba"



 

1
0
ccjz
18/01/2022 20:38:35
I, Mở bài:
- Từ xa xưa, nhân dân ta luôn sống và học hỏi theo những điều tốt đẹp, điển hình là lòng biết ơn
- Đạo lí đó được thể hiện qua hai câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn" và "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
II, Thân bài: 1, Giải thích ý nghĩa, hàm ý của hai câu tục ngữ.
- Mượn những hình ảnh rất đỗi quen thuộc: uống nước, ăn quả. Tác giả dân gian đã khuyên nhủ, nhắc nhở chúng ta khi hưởng thụ, sử dụng thành quả của người khác cần phải biết ghi nhớ công lao, biết ơn và báo đáp những người đã giúp ta có được thành quả như ngày hôm nay.
2, Đưa ra các dẫn chứng, lí lẽ để chứng tỏ vấn đề:
- Nhân dân Việt Nam đã lấy ngày 10-3 Âm lịch để bày tỏ lòng biêt ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Nhân dân khắp phương đều mở hội tế lễ, rước,…
- Ngày 27/7 hằng năm là ngày thương binh liệt sĩ, nhằm tri ân những người đã có công với Cách mạng trong công cuộc đấu tranh giành lại độc lập tự do cho dân tộc.
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
3, Khẳng định vấn đề: Hoàn toàn đúng đắn.
4, Mở rộng: vẫn còn một bộ phận nhỏ sống bội bạc, vô ơn,…
III, Kết bài: – Khẳng định lại vấn đề và trích câu:
0
0
Lan Đỗ Thị
23/03/2022 13:39:36

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.

Mẫu: Dân tộc ta là một dân tộc có rất nhiều truyền thống đạo lý tốt đẹp được giữ gìn và truyền qua các thế hệ từ bao đời nay. Đó là truyền thống yêu nước, chăm chỉ, cần cù, dũng cảm, tôn sự trọng đạo… Trong đó, không thể không nhắc đến truyền thống nhớ ơn, biết ơn những thế hệ đi trước. Vì thế, một chuyên gia đã khẳng định rằng: “Nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn”. 

2. Thân bài:

a. Giải thích

- "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn" là một trong những câu tục ngữ quen thuộc trong đời sống của nhân dân Việt Nam, là bài học cơ bản nhất của cha ông dành cho con cháu về lòng biết ơn.

- "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ông cha ta đã dùng hình tượng tả thực nhắc nhở con người mỗi khi được thưởng hoa trái ngọt lành thì cốt phải nhớ đến những người đã dành công sức vun trồng nên cái cây và chăm bẵm cho đến ngày nó ra quả.

→ Ẩn dụ về bài học đạo đức, khuyên răn con người ta cần phải biết ghi nhớ, báo đáp công ơn những người đã cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp.

- "Uống nước nhớ nguồn" cũng là một ẩn dụ về tấm lòng biết ơn, nhưng ở một tầm sâu rộng hơn, sự biết ơn ở đây không chỉ là biết ơn những người trực tiếp có ơn với chúng ta, mà đó là sự ghi nhớ, báo đáp công ơn cả nguồn cội, biết ơn tất cả những con người đã làm nên lịch sử, làm nên đất nước từ bao đời.

b. Biểu hiện:

- Lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì Phú Thọ, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham dự, dâng hương lễ đền.

  • Tưởng nhớ các vị vua Hùng, người đã sáng lập ra nhà nước Văn Lang, mở đầu cho những trang sử của dân tộc.
  • Dù đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, lễ hội đã trở thành Quốc giỗ của dân tộc, là Di sản văn hóa phi vật thể được nhà nước xem trọng, đầu tư giữ gìn và phát triển.

- Đối với các vị anh hùng, lãnh tụ có nhiều đóng góp lớn trong lịch sử của đất nước, nhân dân ta vẫn luôn luôn một lòng kính yêu, thương nhớ.

  • Thời trung đại hành động tri ân phổ biến nhất của nhân dân đó là lập đền thờ, văn bia, cúng giỗ hàng năm.
  • Chọn ngày 27/7 là ngày thương binh liệt sĩ.
  • Tổ chức các cuộc viếng thăm dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ, thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc, thăm nom, tặng quà những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương bệnh binh,...
  • Đặt tên những con phố, con đường bằng tên của các danh nhân, anh hùng trong lịch sử dân tộc.
  • Tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với các lãnh tụ vĩ đại của dân tộc còn được thể hiện trong văn học
  • Lập tượng đài của cách anh hùng, danh nhân có nhiều công lao với đất nước ở một số các địa điểm nhất định.

- Biết ơn và tri ân nguồn cội còn nằm ở tấm lòng của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, với người đã khuất thông qua tục lệ thờ cúng đậm tính truyền thống.

- Trong xã hội hiện đại, lòng biết ơn, tri ân cũng được giới trẻ tiếp thu và biểu hiện phổ biến qua nhiều các hành động tốt đẹp.

  • Học sinh ghé thăm, tặng quà tri ân các thầy cô giáo vào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
  • Các bệnh nhân, các sinh viên ngành y tế tri ân các nhân viên y tế, các thầy cô của mình nhân ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2.
  • Trong gia đình tấm lòng biết ơn của con cái được thể hiện qua việc yêu thương, săn sóc ông bà cha mẹ, biếu tặng người thân quà cáp nhân dịp lễ tết.

3. Kết bài: Nêu cảm nhận chung.

Mẫu: Những đạo lí ý nghĩa trong câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn đã luôn là châm ngôn sống của đồng bào ta qua biết bao thế hệ. Đến ngày hôm nay, tuy xã hội đã có nhiều biến chuyển, nhiều giá trị đã bị thay thế. Nhưng giá trị giáo dục và bài học về lòng biết ơn trong hai câu tục ngữ ấy vẫn mãi vẹn nguyên trong lòng mỗi người dân Việt Nam. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư