LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn (khoảng 1 trang giấy) trình bày cảm nhận của em về: Hai phẩm chất của nhân vật vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Viết đoạn văn( khoảng 1 trang giấy) trình bày cảm nhận của em về:
Hai phẩm chất của nhân vật vua Quang Trung-Nguyễn Huệ trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí
4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.338
2
0
Tt Tôi
27/10/2021 20:54:22
+5đ tặng

Trường phái văn học của đại gia đình họ “Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây nổi tiếng với bộ sách gồm thơ , phú rồi truyện kí không chỉ đặc sắc về nghệ thuật mà còn có giá trị lịch sử cao. Nổi bật trong đó phải kể đến “ Hoàng Lê nhất thống chí” như một thiên sử đồ sộ kể lại những thăng trầm của đất nước thời Trịnh Sâm, phong trào Tây Sơn và sự lật đổ nhà Thanh. Lồng lộng trong khúc tráng ca là hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung.

Hình tượng người anh hùng Tây Sơn được khắc họa tập trung qua hồi 4, hồi 5 và hồi 14. Ở đó người anh hùng hiện lên với đủ tâm tài chí dũng, là một trong những lý do xứng đáng để dẫn đến sự sụp đổ của triều đại Lê-Trịnh và thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Tây Sơn. Với khí thế sấm chớp, hình tượng người anh hùng áo vải sánh ngang với các bậc anh hùng vĩ đại khác trong lịch sử.

Một trong những điều cốt yếu để làm nên một người anh hùng là lấy “ nhân nghĩa” làm đầu( Nguyễn Trãi đã đề cập trong “ Bình Ngô đại cáo”.). Và ở Quang Trung, mọi hành động, suy nghĩ của một người anh hùng đều xuất phát từ cái tâm đẹp, một tấm lòng luôn nghĩ cho dân ,luôn lo lắng cho nước. Khác với những tên vua hèn hạ bán nước như Lê Chiêu Thống, tình yêu nước mãnh liệt trong lòng vị tướng tài đã thổi bùng lên ngọn lửa căm giận trong ngài khi hay tin lũ bán nước, biết quân Thanh sắp tràn vào lãnh thổ nước nhà: ngài “ giận lắm, định cầm quân thân chinh đi ngay.” Tình yêu nước thổi vào những lời hiệu triệu đến với các binh sĩ một giọng hùng hồn , hào sảng, dứt khoát, thể hiện quyết tâm cao đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi. Ngài tin tưởng vào truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta từ thời Bà Trưng bà Triệu, rằng tội ác của quân giặc, quân ta nhất định không thể dung tha. Đến đây ta nghe như vang vang bên tai lời hiệu triệu của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ngày nào gửi đến binh sĩ, thúc giục tinh thần đấu tranh. Tinh yêu nước đã mang trong đó cả linh hồn dân tộc tự ngàn đời.

Không chỉ yêu nước, thương dân, Quang Trung còn là một người vô cùng tài giỏi. Điều đó thể hiện qua trí tuệ sắc bén, tầm nhìn xa trông rộng của ông trong việc nhận định thời cuộc, vừa dự tính đánh thế nào mà còn dự tính trước sẽ ứng xử ra sao khi giành thắng lợi. Nhờ sáng suốt anh minh, ông hiểu được binh lính nhân dân là nòng cốt nên ông tập trung khích lệ tinh thần chiến đấu của các binh sĩ, thậm chí còn cho họ ăn Tết trước khi bước vào chiến trận. Đặc biệt là cuộc hành quân thần tốc và đánh bại quân Thanh chỉ trong vòng 5 ngày, sớm hơn nhiều so với dự kiến đã trở thành điều làm kinh ngạc con người ở mọi thời đại, càng chứng tỏ tài dùng binh, trí tuệ đáng khâm phục ở người anh hùng ấy.

Ở Quang Trung cũng không thể thiếu cái chí của một người anh hùng. Chí khí thể hiện ở quyết tâm cao độ, hành động quyết đoán và nhanh chóng của ông. Khi hay tin đánh giặc chỉ trong vòng một tháng ông đã hoàn thành đủ mọi nghi lễ tế cáo,quy tụ đủ số quân binh cần thiết và hành quân thần tốc làm nên chiến thắng chớp nhoáng đối với nhà Thanh.

Quang Trung còn là một vị tướng vô cùng dũng cảm. Ông trực tiếp mặc áo giáp cưỡi voi, xông pha ra trận , vừa vạch ra đường lối đánh giặc vừa trực tiếp là người chỉ mũi giáo vào quân thù. Người anh hùng ấy với lòng dũng cảm, quyết hi sinh thân mình để bảo vệ sự bình yên của non sông xã tắc hòa cùng khí thế xung thiên ngút trời làm mờ sao Ngưu, sao đẩu của nghĩa quân Tây Sơn khiến quân địch đớn hèn nhụt đi ý chí mà thất bại nhanh chóng.

Với sự hội tụ của cả tâm, tài, chí và dũng, Quang Trung xứng đáng trở thành linh hồn của cả nghĩa quân Tây Sơn, cũng là tinh thần dân tộc của con người thời bấy giờ. Đúng như Nguyễn Trãi nói: dân tộc ta “ anh hùng hào kiệt thời nào cũng có”. Họ là Lý Thường Kiệt, là Lê Lợi, là Nguyễn Trãi, và bây giờ đến Quang Trung. KHác nhau về thời đại nhưng những người anh hùng ấy đều mang trong mình khí thế non sông, hồn thiêng sông núi, là niềm tự hào của cả một dân tộc, một đất nước, là những huyền thoại vĩ đại để con người đời sau nhớ về.

Hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã nhắc ta nhớ về một thời đại vàng son trong lịch sử dân tộc , tăng thêm ý thức dân tộc, tự nhắc mình phải tiếp bước cha ông trên con đường xây dựng, bảo vệ đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hằng Nguyễn
27/10/2021 20:54:51
+4đ tặng
Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.
1
0
ghuy
27/10/2021 20:56:38
+3đ tặng

Nguyễn Huệ, vị chiến tướng dùng kỳ mưu hạ thành Phú Xuân. Nguyễn Huệ, vị thống tướng đã tiêu diệt ba vạn quân Xiêm xâm lược tại Rạch Gầm - Xoài Mút trong một trận thủy chiến trời long đất lở. Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải đã đạp đổ ngai vàng chúa Trịnh ở Đàng Ngoài rồi kết duyên cùng công chúa Ngọc Hân làm chấn động Bắc Hà. Nguyễn Huệ- vua Quang Trung đã tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược, xây nên Gò Đống Đa lịch sử bất tử.

Đọc Hồi thứ 14 " Hoàng Lê nhất thống chí", hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã để lại trong tâm hồn ta bao ấn tượng không phai mờ.

Những tác giả- những người con ưu tú của dòng họ Ngô thì ở Tả Thanh Oai đã mượn lời nói của những cung nhân cũ từ phủ Trường Yên tâu với Thái Hậu, rất khách quan, để giới thiệu Nguyễn Huệ với sự tâm phục và kinh sợ. Vì là người ở phía bên kia, phe đối địch, nên đại từ " hắn" mà người cung nhân này dùng để chỉ Nguyễn Huệ cũng chẳng hề làm mờ đi bức truyền thần vị chiến tướng trăm trận trăm thắng.

"Không biết rằng, Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay, đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hắn hơn sợ sấm sét."

Nên biết rằng lúc bấy giờ, Tôn Sĩ Nghị và 29 vạn quân Thanh đã đóng chật Thăng Long, coi nước ta chỉ là quận huyện của chúng, Lê Chiêu Thống đã được Thiên triều cho làm An Nam quốc vương, nhưng với cái nhìn sắc sảo, người cung nhân cũ đã chỉ ra sự bại vong tất yếu của bọn cướp nước và bè lũ bán nước: "E rằng chẳng bấy lâu nữa, hắn lại trở ra,, tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi?" Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789 đã cho thấy lời nói ấy là một dự báo linh nghiệm, một chân lí lịch sử rất hùng hồn.

Nguyễn Huệ là một con người " biết nghe và quyết đoán". Ngày 24 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788) nhận được tin cáo cấp do Nguyễn Văn Tuyết đưa vào, Nguyễn Huệ "giận lắm" định "cầm quân đi ngay" nhưng trước lời bàn "hãy chính vị hiệu", ông đã nghe theo để " giữ lấy lòng người" rồi mới xuất quân đi đánh dẹp cõi Bắc. Việc đắp đàn ở núi Bân, tế Trời Đất, thần Sông, thần Núi, lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung đã chứng tỏ cái tầm nhìn chiến lược của người anh hùng áo vải khi Tổ Quốc đứng trước họa xâm lăng.

Cứu nước như cứu lửa. Ngày 25 còn ở Thuận Hóa thế mà 29 đã hành quân tới Nghệ An : gặp cống sĩ Nguyễn Thiếp, mộ thêm một vạn tinh binh, tổ chức duyệt binh lớn và truyền hịch đánh giặc cứu nước để kích thích chí khí tướng sĩ và ba quân "đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn", nghiêm khắc cảnh cáo những kẻ "ăn ở hai lòng ... sẽ bị giết ngay tức khắc", vạch trần thói tàn bạo tham lam của người phương Bắc để kích thích lòng căm thù, kêu gọi tướng sĩ noi gương Trưng Nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ ... để quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.

Chỉ hơn một ngày đêm, Nguyễn Huệ đã kéo quân ra tới Tam Điệp hội sưu với cánh quân của Đại tư mã Ngô Văn Sở. Ông ra lệnh cho tướng sĩ ăn tết trước, hẹn đến mùng 7 vào Thăng Long sẽ mở tiệc ăn mừng, rồi chia đại quân thành năm đạo binh lớn " gióng trống lên đường ra Bắc".

Nguyễn Huệ thật "lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân." Ông đã lấy yếu tố bất ngờ để đánh thắng giặc : bắt sống toàn bộ quân giặc do thám ở sông Thanh Quyết và đồn Hà Hồi, bao vây tiêu diệt đồn Ngọc Hồi, hàng vạn giặc bị giết " thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối". Tại đầm Mực làng Quỳnh Đô, giặc Thanh bị hợp vây, " quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp chết đến hàng vạn người." Trong khi đó, một trận "rồng lửa" đã diễn ra ác liệt tại Khương Thượng, xác giặc chất thành 12 gò cao như núi. Nguyễn Huệ đã tiến công như vũ bão, khác nào " tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên" làm cho Tôn Sĩ Nghị "sợ mất mật, ngữ không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp ... nhằm hướng Bắc mà chạy." Trưa mùng 5, Nguyễn Huệ và đại quân đã kéo vào Thăng Long trước kế hoạch hai ngày.

Nhãn quan quân sự - chính trị của Nguyễn Huệ vô cùng sâu rộng và sáng suốt. Trên đường tiến quân đánh giặc Thanh, ông đã giao cho Ngô Thì Nhậm " người khéo lời lẽ" để "dẹp nỗi việc binh đao", đem lại "phúc cho dân."

Chiến thắng Đống Đa năm Kỉ Dậu (1789) là một trang sử chống xâm lăng vô cùng chói lọi của dân tộc ta. Nó thể hiện sức mạnh vô địch của lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nó đã dựng nên tượng đài tráng lệ, hùng vĩ người anh hùng áo vải – vua Quang Trung để dân tộc ta đời đời tự hào và ngưỡng mộ:

"Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước biết bao công trình"

("Ai tư vãn" – Ngọc Hân công chúa)

Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc. Nó làm cho trang văn " Hoàng Lê nhất thống chí" thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.

0
0
Nguyễn Quang Minh
27/10/2021 20:58:06
+2đ tặng
Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư