Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sưu tầm 1 số tác phẩm và tác giả về địa phương Hưng Yên

sưu tầm 1 số tác phẩm và tác giả về địa phương hưng yên
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.693
2
0
Nguyễn Nguyễn
30/10/2021 15:17:40
+5đ tặng

Lịch sử thật bất ngờ và trớ trêu: Trên mảnh đất Hưng Yên, người ghi danh nổi bật trong lịch sử văn học viết đầu tiên lại là danh tướng Phạm Ngũ Lão. Phải khẳng định Phạm Ngũ Lão là một vị tướng xuất sắc trong lịch sử dân tộc. Từ một người nông dân đan sọt ở làng Phù Ủng, huyện Ân Thi, ông bước vào lịch sử quân sự, lịch sử văn học một cách tự nhiên, hay có thể nói là hồn nhiên ghi danh vào lịch sử. Ông chỉ để lại có hai bài thơ, thì một bài đã trở thành thiên cổ hùng văn. Đó là bài thơ "Thuật hoài" (Tỏ nỗi lòng):

Nguyên văn chữ Hán:

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thĩnh nhân gian thuyết Vũ Hầu

Dịch là:

Múa giáo non sông trải mấy thâu
Ba quân khí mạnh nuốt sao Ngâu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

Chỉ với 4 câu thơ, hình ảnh người tráng sĩ của hào khí Đông A đã hiện lên lồng lộng giữa đất trời, hơn bảy thế kỷ qua vẫn sáng rõ. Trong hội thảo về danh tướng Phạm Ngũ Lão cách đây mấy năm do huyện Ân Thi và Viện Lịch sử Việt Nam phối hợp tổ chức, tôi đã có bài tham luận so sánh hình ảnh người chiến sĩ trong bài thơ trên "Ba quân khí mạnh nuốt sao Ngâu" và hình ảnh người chiến sĩ trong bài thơ "Đăng Sơn" (Lên núi) của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: "Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu". Đều là khí thế "đoạt trời xanh" như chữ dùng của lãnh tụ vô sản Các Mác.

Sau thiên cổ hùng văn sinh ra trong chiến trận của danh tướng Phạm Ngũ Lão là một bài thơ tiêu biểu nói về tình yêu quê hương đất nước của nhà ngoại giao kiệt xuất, nhà thơ Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370), người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi). Nguyễn Trung Ngạn xuất thân trong một gia đình bình dân nhưng từ lúc nhỏ đã nổi tiếng thần đồng, 16 tuổi đỗ Hoàng Giáp (năm 1304, đời vua Trần Anh Tông) xếp thứ ba sau Trạng Nguyên và bảng nhãn. Đó là bài thơ "Quy hứng" (Hứng muốn trở về), nguyên văn viết bằng chữ Hán:

Lão tang diệp lạc tàm phương tận 
Tảo đạo hoa hương giải chính phì
Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo
Giang Nam tuy lạc bất như quy

Dịch thơ:

Dâu già, lá rụng, tằm vừa chín
Lúa sớm bông thơm, cua béo ghê
Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt
Dẫu vui đất khách chẳng bằng về

(Bản "Hoàng Việt thi tuyển", Nhà xuất bản Văn hóa - 1958)

Có những gì kỳ lạ ở trong bốn câu thơ ấy, mà trải qua bảy thế kỷ phong ba biến động, dân tộc vẫn truyền nhau gửi lại hôm nay? Có thể nói ngay rằng, sự hấp dẫn của bài thơ không phải ở tài năng nghệ thuật tuyệt vời. Về hình thức bài thơ không có gì thật đặc biệt. Đó chỉ là một bài thơ tứ tuyệt bình thường có thể lẫn với rất nhiều bài thơ bốn câu khác. Vị ngọt của bài thơ thấm vào ta là vị ngọt của một tấm lòng, một tâm hồn yêu nước đi xa nhớ về quê hương. Đã quen với bài thơ từ những ngày nhỏ, vậy mà mỗi lần đọc lại tôi vẫn giật mình: Làm sao mà một ông quan thượng thư trong xã hội phong kiến điển hình lại viết được những câu thơ gần gũi với người lao động dân dã đến thế? Ông quan này dứt khoát xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, thuở nhỏ không thể không vừa đi học, vừa chăn trâu, bắt cá, đã có những ngày tắm mình trong nắng gió, có những đêm ở đồng nghe cá quẫy dưới ruộng nước sâu... Những kỷ niệm như thế ở một ông quan là rất quý. Càng quý hơn là những hình ảnh ở đây hiện lên qua trí tưởng tượng sau mấy chục năm làm quan xa quê và hiện tại đang sống giữa cảnh phồn hoa đô hội được chăm sóc trọng vọng dành cho một vị sứ thần.

 


Tượng Hải Thượng Lãn Ông Lê  Hữu Trác - một danh nhân tiêu biểu của Hưng Yên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
hieu nguyen
30/10/2021 15:20:37
+4đ tặng
Trên mảnh đất Hưng Yên, người ghi danh nổi bật trong lịch sử văn học viết đầu tiên lại là danh tướng Phạm Ngũ Lão. Phải khẳng định Phạm Ngũ Lão là một vị tướng xuất sắc trong lịch sử dân tộc. Từ một người nông dân đan sọt ở làng Phù Ủng, huyện Ân Thi, ông bước vào lịch sử quân sự, lịch sử văn học một cách tự nhiên, hay có thể nói là hồn nhiên ghi danh vào lịch sử. Ông chỉ để lại có hai bài thơ, thì một bài đã trở thành thiên cổ hùng văn. Đó là bài thơ "Thuật hoài" (Tỏ nỗi lòng)
Nhà thơ Vân Long, nhà văn Tô Hoàng , nhà văn Học Phi

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo