Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Liên hệ đến việc lao động trẻ em việt nam hiện nay viết ngắn gọn

Liên hệ đến việc lao động trẻ em việt nam hiện nay viết ngắn gọn 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
97
1
0
Hằng Nguyễn
30/10/2021 21:00:12
+5đ tặng

Lao động trẻ em (LĐTE) là vấn đề ngày càng nan giải ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Mặc dù không ngừng nỗ lực ngăn chặn và từng bước xóa bỏ, nhưng hiện nay, tỷ lệ LĐTE bị lạm dụng vẫn ở mức cao, nhất là những trường hợp phải lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Điều đó cho thấy lộ trình thực hiện mục tiêu xóa bỏ LĐTE như đã cam kết còn lắm gian nan.

Nhiều hệ lụy

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), LĐTE là trẻ em trực tiếp hoặc gián tiếp làm những công việc nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm; làm việc quá nhiều giờ (hơn sáu tiếng) ở độ tuổi quá nhỏ (dưới 12 tuổi), không có thời gian cần thiết để học tập, vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, không phải tất cả công việc trẻ em làm đều coi là LĐTE và cần phải xóa bỏ. Trẻ có thể tham gia những việc không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, học tập và sự phát triển bình thường.

Sau rất nhiều nỗ lực, với sự vào cuộc của nhiều ngành, nhiều cấp, LĐTE ở Việt Nam đã được cải thiện. Khảo sát mức sống hộ gia đình từ năm 1992 cho thấy, trẻ em tham gia hoạt động kinh tế phần lớn tuổi từ 13 đến 17, gồm bốn nhóm chính: làm thuê, tham gia làm kinh tế gia đình, vừa làm thuê vừa làm kinh tế gia đình và tự kiếm sống, chủ yếu ở khu vực phi kết cấu liên quan đến sản xuất nông nghiệp (85%). LĐTE liên tục giảm: năm 1993 là 45%, năm 1997 -1998 xuống 30% và đến năm 2006 còn 6,7% (thấp hơn tỷ lệ trung bình của thế giới) song có xu hướng tăng trở lại từ khi suy thoái kinh tế.

Vì sao vẫn tồn tại LĐTE? Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu xuất phát từ đói nghèo. Khảo sát của cơ quan chức năng cho thấy, vùng càng nghèo như Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, duyên hải Bắc Trung Bộ, số LĐTE càng cao. Vì nghèo đói, trẻ phải lao động sớm, thậm chí làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để mưu sinh. Cha mẹ các em biết nhưng "cái khó bó cái khôn" nên đành "lực bất tòng tâm". Hiện nay, kinh tế nhiều gia đình khó khăn do cha mẹ thất nghiệp, thu nhập thấp tăng, làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị mạnh hơn, khiến LĐTE tăng theo.

Nhận thức hạn chế cũng là tác nhân. Trong khi vẫn có gia đình nghèo túng gắng nuôi con ăn học tử tế, ngược lại nhiều gia đình khá giả nhưng hám lời trước mắt vẫn ép buộc con trẻ đi làm, thậm chí quá sức bất chấp mọi hệ lụy. Mặt khác, nhiều phụ huynh nhất là ở vùng sâu, vùng xa nhận thức thấp kém, quan niệm con mình cần làm việc sớm để "nên người", lại giúp gia đình bớt khó khăn. Vả lại, một số trẻ suy nghĩ nông nổi, thích kiếm tiền, học kém nên chán học và LĐTE là hệ quả tất yếu.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động rất chuộng sử dụng LĐTE bởi trẻ dễ phục tùng, làm được một số công việc khéo léo hơn người lớn, giá nhân công rẻ... Yếu tố "cầu" lớn cũng tác động trở lại làm tăng "cung".

Không thể phủ nhận LĐTE góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, ít nhiều giáo dục ý thức yêu lao động, tự lập vươn lên, song, những hệ lụy từ hoạt động không được luật pháp công nhận này đã và đang đặt ra rất nhiều nguy cơ cho sự phát triển lành mạnh của xã hội. Do còn non nớt và thiếu kinh nghiệm, cơ thể đang phát triển, sức khỏe và sự dẻo dai hạn chế, trẻ dễ bị tổn thương và gặp nhiều rủi ro về thể chất hơn người lớn; nhất là khi làm cường độ cao, quá nhiều giờ, tiếp xúc với hóa chất độc hại, bụi, khói, khí độc, không có phương tiện bảo hộ lao động... Trẻ không còn thời gian học tập, vui chơi, giải trí, nguy cơ bỏ học cao, chậm phát triển trí tuệ, thiếu tự tin, khó hòa nhập xã hội... ở tầm vĩ mô, quốc gia sẽ không có nguồn nhân lực khỏe mạnh, chất lượng cao nên năng lực cạnh tranh giảm sút; doanh nghiệp sử dụng LĐTE bị thị trường thế giới tẩy chay, dẫn đến phá sản; chưa kể gia tăng chi phí trợ cấp xã hội, giải quyết tệ nạn và nghèo đói.

 

Tuy nhiên, giải quyết LĐTE vẫn đang vấp phải khó khăn, thách thức. Đó là bất cập trong pháp luật, chính sách như một số khái niệm, quy định, nội hàm về LĐTE chưa cụ thể, thống nhất, khó phân loại và dễ lẫn lộn cách hiểu; thiếu quy định về xử phạt LĐTE dưới 15 tuổi, ranh giới giữa việc nhà và LĐTE chưa rõ; thanh, kiểm tra chưa tiếp cận được khu vực không chính thức nên khó phát hiện, cưỡng chế xử phạt. Hạn chế trong cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, thiếu hụt cơ sở dữ liệu về LĐTE và cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em; khoảng trống trong nhận thức và nguồn lực đầu tư ít cũng tạo nên rào cản.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo