Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong “Truyện người con gái Nam Xương”, vì sao kết thúc câu chuyện tác giả lại đưa yếu tố thần kì vào?

Câu 1. Trong “ Truyện người con gái Nam Xương”, vì sao kết thúc câu chuyện tác giả lại đưa yếu tố thần kì vào ?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
539
0
0
phuong vy
03/11/2021 15:42:07
+5đ tặng

Xây dựng hình tượng Vũ Nương, một mặt nhà văn ngợi ca những phẩm chất tâm hồn đáng quý của người phụ nữ, mặt khác thể hiện thái độ cảm thông thương xót cho số phận bất hạnh của họ và cực lực lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí chà đạp, rẻ rúng con người đặc biệt là người phụ nữ.

Sự đan xen giữa yếu tố thực và những chi tiết kì ảo khiến câu chuyện có một sức hấp dẫn và làm thỏa mãn tâm thiện của người đọc. Bởi vì, những yếu tố kỳ ảo có ý nghĩa hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương. Dù ở thế giới khác, nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, vẫn quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn thương nhớ quê nhà. Khi nghe Phan Lang nói về tình cảnh quê nhà, nàng ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

Có lẽ, không thể gửi hình ẩn bóng ở đây mãi được, để mang tiếng xấu xa. Và chàng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành Nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày. Và dù không còn là con người của trần gian, nàng vẫn còn đó nỗi đau oan khuất, vẫn khát khao được phục hồi danh dự: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.” Bên cạnh đó, những yếu tố kì ảo còn tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm. Nó thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về lẽ công bằng: người tốt dù có trải qua bao oan khuất, cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng, cải thiện bao giờ cũng chiến thắng. Tuy vậy, kết thúc có hậu vẫn không làm giảm đi tính bi kịch của tác phẩm. Vũ Nương trở về nhưng chỉ thoắt ẩn thoắt hiện giữa dòng sông. Sau lời tạ từ đầy ngậm ngùi: “Đa tạ tình cành, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa”, “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần và biến mất”. Nàng không thể trở lại trần gian, thực ra đâu phải chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi mà chủ yếu là nàng chẳng còn gì để trở về. Đàn giải oan chỉ là một chút an ủi cho người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xưa. Nỗi oan đã được giải nhưng hạnh phúc thật sự đâu có thể tìm lại được nữa. Dự dứt áo ra đi cả Vũ Nương biểu hiện thái độ phê phán đối với xã hội bất công bấy giờ, xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.

Chi tiết kì ảo cuối truyện làm cho người đọc nghĩ về một cái kết có hậu nhưng thực ra nó ẩn chứa bi kịch bên trong. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia hai đôi ngả, hạnh phúc vĩnh viễn rời xa. Hạnh phúc gia đình, thiên chức làm mẹ của Vũ Nương đã mã mãi bị tước đoạt. Tác giả đưa người đọc vào giấc chiêm bao rồi lại kéo chúng ta sực tỉnh giấc mơ để trở vê’ cõi thực, rằng Vũ Nương không thể trở về hưởng hạnh phúc nơi dương gian được nữa. Sự ân hận muộn màng của người chồng hay đàn tràng giải oan đều không cứu vãn được hạnh phúc cho người phụ nữ. Đây là lời cảnh tỉnh của tác giả. Nó để lại dư vị ngậm ngùi trong lòng người đọc và là bài học thấm thìa về giữ gìn hạnh phúc gia đình. Có lẽ, không thể gửi hình ẩn bóng ở đây mãi được, để mang tiếng xấu xa. Và chàng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành Nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.Và dù không còn là con người của trần gian, nàng vẫn còn đó nỗi đau oan khuất, vẫn khát khao được phục hồi danh dự: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.”

Bên cạnh đó, những yếu tố kì ảo còn tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm. Nó thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về lẽ công bằng: người tốt dù có trải qua bao oan khuất, cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng, cải thiện bao giờ cũng chiến thắng.

Tuy vậy, kết thúc có hậu vẫn không làm giảm đi tính bi kịch của tác phẩm. Vũ Nương trở về nhưng chỉ thoắt ẩn thoắt hiện giữa dòng sông. Sau lời tạ từ đầy ngậm ngùi: “Đa tạ tình cành, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa”, “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần và biến mất”. Nàng không thể trở lại trần gian, thực ra đâu phải chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi mà chủ yếu là nàng chẳng còn gì để trở về. Đàn giải oan chỉ là một chút an ủi cho người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xưa. Nỗi oan đã được giải nhưng hạnh phúc thật sự đâu có thể tìm lại được nữa. Dự dứt áo ra đi cả Vũ Nương biểu hiện thái độ phê phán đối với xã hội bất công bấy giờ, xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. Qua câu chuyện, nhà văn đã lên tiếng đòi lại sự công bằng, hạnh phúc cho những người phụ nữ đương thời, khẳng định, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp vốn có của họ. Qua đó, chúng ta thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc giàu tình yêu thương con người của nhà văn Nguyễn Dữ. Mặc dù, truyện đã cách xa chúng ta hàng thế kỉ nhưng những thông điệp, ý nghĩa, giá trị của truyện và hình tượng Vũ Nương mãi mãi còn vang vọng đến ngày hôm nay và mãi mãi mai sau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư