Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn biểu cảm về loài cây em yêu

viết bài văn biểu cảm về loài cây em yêu (không chép mạng)
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
155
2
0
Khải
09/11/2021 17:55:52
+5đ tặng

Hè sang nắng lên hoa về đỏ tươi. Mùa hoa báo tin ve sầu nhạc buông. Cùng phô sắc tươi. Hoa thêm mặn mà. Đồng hòa ca khúc hát yêu đời. Nhẹ cơn gió đưa hoa rơi từng cánh. Gợi bao nhớ nhung… Đây là những lời bài hát vô cùng ý nghĩa trong ca khúc Mùa hoa phượng. Mỗi lần nghe câu hát ấy, em lại chợt xao xuyến nhớ về cây phượng trước cổng trường.

Cây phượng ấy không biết trồng tự bao giờ, từ lần đầu tiên đến trường em đã thấy cây sừng sững ở đấy. Rễ cây to, trồi lên cả trên mặt đất như những con rắn lớn. Thân cây cao hơn cả cổng trường, to đến phải hai học sinh ôm mới hết. Vỏ thân cây màu nâu sẫm, xù xì, những vết hằn của thời gian. Cây phượng già có tán lá xum xuê, che mát cho cả cổng trường. Là nơi cho những học sinh đến sớm ngồi nghỉ ngơi. Và cây phượng ấy cũng chính là dấu hiệu, là một biểu tượng cho ngôi trường của em.

Suốt cả năm, cây phượng già như một người bảo vệ trầm tĩnh, im lặng đứng gác cho cả ngôi trường. Đến cuối tháng tư, đầu tháng năm, cây cựa mình, vươn dậy. Từ trong những cành khô, những mầm hoa dần nhú ra, hút hết những cái nóng đổ lửa của mùa hè để mà bùng cháy. Ngay cả quá trình ấy cũng diễn ra hết sức thầm lặng. Ngày ngày, rất nhiều người đi ngang qua nhưng chẳng mấy ai để ý. Chỉ đến khi tiếng ve râm ran cả góc trời, các cô cậu học trò đã thi xong. Mọi người mới chợt nhận ra, thì lúc ấy, hoa phượng đã nở đỏ rực cả cổng trường. Màu đỏ ấy báo hiệu một mùa thi vất vả đã trôi qua, màu hè đã về. Màu đỏ ấy đem đến niềm vui sướng của kì nghỉ dài ngày, nhưng cũng đem đến nỗi buồn của sự chia xa. Có những cậu học trò phải tạm xa trường vài tháng, nhưng cũng có những người có lẽ là không biết bao giờ mới được trở lại. Mỗi lần nhìn thấy hoa phượng nở, ai cũng thổn thức nhớ về những ngày tháng học trò vô tư của mình. Dường như bất kì học sinh nào cũng từng ép hoa phượng thành cánh bướm cất trong cuốn vở. Đó không phải chỉ là một trò chơi, mà đó là cách thức riêng để giữ lại kỉ niệm đẹp của học sinh. Rồi học sinh nghỉ hè. Ngôi trường lại cô đơn, vắng bóng người. Cây phượng vẫn đỏ rực như thế, cháy hết mình, cho đến tận ngày học sinh trở lại trường, lại được gặp những khuôn mặt thân thương ấy mới chịu tàn phai.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bngann
09/11/2021 17:56:45
+4đ tặng

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả - được xem như là biểu tượng của người Việt, đất Việt. Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre Việt Nam: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng..."

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh...”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc và nhiều loại tre khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rễ ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 - 18m, ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt. Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình - một hình ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẵn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống. Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà.

“...Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc...”. Không phải ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng - hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre (theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 - 20cm mỗi ngày).

Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giành Độc lập Tự do cho Tổ Quốc.

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là nguồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích (Nàng Út ống tre, cây tre trăm đốt,...) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre: “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,...

Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như: đàn tơ tưng, sáo, kèn,...

Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên 

được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm. Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách nước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng: đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre. Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng: “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×