Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phát biểu cảm nghĩ về bài Rằm tháng giêng

phát biểu cảm nghĩ về bài Rằm tháng giêng- hồ chí minh
2 trả lời
Hỏi chi tiết
177
4
0
H117
29/11/2021 20:27:07
+5đ tặng

Thông qua những bài thơ, chúng ta biết được Hồ Chí Minh có một tâm hồn vĩ đại. Người có một lối sống thanh cao, giản dị, giao hòa với thiên nhiên. Trong những sáng tác của người, bài thơ Rằm tháng Giêng là một thi phẩm rất độc đáo. Bài thơ ghi lại một mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam. Bài thơ được Bác sáng tác sau khi chúng ta giành được chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947. Tiếp sau đó là những chiến thắng vang dội trước thực dân Pháp. Bài thơ giống như một tiếng ca reo vui về chiến thắng và cũng thể hiện được những tâm tư của Người trước cảnh nước nhà đang còn giặc.

Bài thơ Nguyên Tiêu được Hồ Chí Minh viết bằng chữ Hán với bốn câu thơ như sau:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

Bài thơ đã được nhà thơ Xuân Thủy dịch sang tiếng Việt. Bản dịch được cho là rất thành công vì sát với nghĩa. Nhờ vậy mà người đọc có thể hiểu hết được nội dung bài thơ mà Bác Hồ đã viết.

Câu thơ mở đầu cho ta thấy một đêm trăng mùa xuân thật đẹp. Trăng của ngày rằm dĩ nhiên là rất tròn và sáng:

Nhà thơ đã khéo léo sử dụng biện pháp đảo ngữ cho ta thấy hình ảnh rộng lớn, mênh mông của đêm xuân. Ánh trăng một lần nữa xuất hiện trong thơ của Bác giống như một người bạn tri kỉ. Ánh trăng soi xuống mặt đất, bao trùm lên không gian khiến cho màn đêm trở nên huyền ảo và thơ mộng hơn.

Câu thơ tiếp theo, Bác lại sử dụng biện pháp lặp từ với từ xuân lặp lại 2 lần. Nó khiến cho người đọc cảm nhận một cách rõ rệt cái không khi, tiết trời của ngày xuân. Đó là một ngày xuân với đầy sắc màu tươi trẻ:

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ khiến cho người đọc có cảm giác như đất trời, cỏ cây đã hòa vào làm một, không còn sự chia cắt. Sông, nước và cả ánh trăng như nối liền với nhau. Vẻ đẹp của mặt đất hòa hợp với vẻ đẹp của bầu trời. Giống như 3 miền Bắc, Trung, Nam nối liền với nhau. Đó có lẽ cũng là mong ước tuyệt vời của Bác.

Câu thơ tiếp theo cho người đọc thấy được vị trí đứng ngắm trăng của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Đọc hai câu thơ mở đầu bài thơ, người đọc có cảm giác như Bác đang ngồi ngắm trăng ở một nơi thơ mộng nào đó trong một tâm thế ung dung, tự tại. Thế nhưng đến câu thơ thứ ba này ta mới lại nhận ra bác đang ngắm trăng trong hoàn cảnh đang bàn bạc việc quân cùng với các đồng chí của mình. Đó là cách để mọi người ngụy trang và bảo vệ an toàn cho cách mạng. Giữa khung cảnh thiên nhiên ấy, hồn thơ Hồ Chí Minh đã kịp ghi lại những gì đẹp đẽ nhất. Đọc câu thơ lên, chúng ta thấy được trái tim của người luôn hướng về dân tộc, sống vì dân tộc.

Câu thơ cuối cùng là một hình ảnh thuyền trăng thật đẹp:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trở ánh trăng ở đây là hình ảnh ẩn dụ cho con thuyền trở tháng lợi của cách mạng. Trong thâm tâm của mình, Bác luôn tin rằng chiến thắng của cách mạng Việt Nam sẽ không còn xa nữa. Đó là một niềm tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng và niềm tin ấy hoàn toàn có căn cứ.

Bài thơ Rằm tháng Giêng không chỉ cho người đọc thấy tình yêu của Bác đối với thiên nhiên tươi đẹp mà còn cho ta thấy tấm lòng của Bác đối với dân, với nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Vũ Nguyệt
29/11/2021 20:27:43
+4đ tặng

Bác Hồ vị lãnh tụ dân tộc con người giản dị và tài giỏi, bên cạnh đó Bác cũng là một thi sĩ với hồn thơ tài hoa. Bác để lại nhiều bài thơ giá trị cho nền thi ca nước nhà. “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm có giá trị và được nhiều người biết đến. Sau chiến dịch Việt Bắc 1947 quân ta dành ưu thế trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện như tiếp thêm tinh thần cho quân và dân ta, đồng thời thể hiện được tấm lòng của con người cách mạng vì nước vì dân của Bác Hồ.

Bản dịch:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Câu đầu tiên đó là ánh trăng đêm chiếu tỏa bao la trong đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng được dùng rất nhiều trong các bài thơ Bác, nếu để ý các bài thơ của Bác ánh trăng xuất hiện như người bạn tri kỷ.

Câu thơ tiếp:

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Từ “xuân” lặp lại tạo ra không gian tràn đầy sắc xuân. Sông, nước, ánh trăng khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp làm cho không gian ngày xuân thêm rực rỡ.

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Sau khi Bác miêu cảnh thiên nhiên tựa như người thi sĩ ngắm trăng. Tuy nhiên 2 câu thơ sau cho thấy nỗi lòng của Bác, lo lắng cho tương lai cách mạng, Bác bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Bác như giao hòa với thiên nhiên tuyệt sắc. Người luôn hết lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn không quên thưởng thức thiên nhiên, thể hiện sự lạc quan của người cách mạng trong hoàn cảnh chiến tranh.

Câu thơ cuối:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền là ẩn dụ về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền chứa đầy ánh trăng báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn xa nữa. Câu thơ thể hiện được sự lạc quan, niềm tin về ngày chiến thắng của cách mạng.

Bài thơ Rằm tháng Giêng là một bài thơ hay của Bác, bài thơ miêu tả không gian thiên nhiên tuyệt đẹp trong mùa xuân. Bác và chiến sĩ bàn bạc việc quân ngay trên thuyền. Đồng thời thể hiện sự lạc quan vào tương lai của cách mạng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo