Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng Chí


Tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng Chí . Hãy kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó
 
4 trả lời
Hỏi chi tiết
9.512
5
4
Tâm Như
03/12/2021 18:07:32
+5đ tặng

Giờ cũng đã gần nửa đêm, nhưng tôi vẫn không sao ngủ được vì lo lắng cho bài kiểm tra 1 tiết bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vào sáng mai. Ước gì, tôi được gặp những người chiến sĩ bộ đội Trường Sơn để có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống, con người họ mà cô giáo đã giảng trên lớp. Suy nghĩ ấy cứ dai dẳng theo tôi đi vào giấc ngủ…

Tỉnh dậy, trước mắt tôi hiện lên là một khung cảnh lạ lẫm, mịt mù .Đó là một con đường gập ghềnh những sỏi đá, từng đoàn, từng đoàn xe nối đuôi nhau chạy trên đường không ngừng nghỉ. Bỗng, một tiếng nói cất lên về phía tôi:

- Này cháu bé, sao cháu lại đứng ở đây, nguy hiểm lắm, lên đây với chú.

Đó là một chú bộ đội chừng mười tám đôi mươi, nước da ngăm đen, khỏe mạnh, chú mặc một bộ quần áo còn dính cả đất và cát trên áo nhưng nét mặt chú tươi rạng rỡ như ánh mặt trời, chú kéo tôi lên trên xe ngồi, lúc này, tôi mới kịp để ý tới những chiếc xe ở đây. Đó là xe đã cũ, lớp vỏ bên ngoài đều đã bị bong tróc, han gỉ, đặc biệt, những chiếc xe này đều không có kính, hoặc vỡ gần hết. Một chiếc xe tồi tàn như này lại có thể đi trên con đường xấu xí, chông gai thế này ư?

- Bọn chú là bộ đội đang trên đường vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí vào miền Nam. Đây là nơi cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt nhất.

Thì ra, đây chính là con đường Trường Sơn huyết mạch nổi tiếng năm nào. Những chú bộ đội ở đây là nhân vật chính trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật, những người lính không ngại khó khăn gian khổ với một sức mạnh, một ý chí kiên cường bất khuất.Tôi hỏi, tại sao xe không có kính, các chú giải thích một cách hài hước:

- Không có kính không phải vì xe không có kính, bom giật bom rung kính vỡ mất rồi.

Quả vậy, nhìn cảnh vật xung quanh, ta mới thấy được sự đáng sợ của chiến tranh, cả khu rừng Trường Sơn toàn là những gốc cây trơ trụi do những đợt trải bom ác liệt, khói bụi mù mịt cùng với một mùi hăng của thuốc súng khiến ta cảm giác lảo đảo, khó chịu, chim muông tan tác, tiếng trực thăng, máy bay ngay trên đầu làm ta cảm nhận rõ ràng tử thần cận kề. Ấy vậy mà các chú vẫn ung dung, không quản ngại khó khăn, giữ tư thế ngẩng cao đầu mà bước tiếp trên con đường gian nan, hiểm trở. Qua lời kể của các chú, những khó khăn đó, những thiếu thốn đó lại trở nên rất lãng mạn, trữ tình. Trong mắt các chú không khói bom mà chỉ có gió, sao trời, cánh chim, con đường chạy thẳng vào tim…Từ buồng lái đã vỡ hết kính, làn gió đã lùa vào vừa cay vừa đắng cũng chỉ như đang xoa dịu, rồi cả những hạt mưa sa, hạt bụi bay vào làm cho những mái tóc trắng xóa như người già, họ cũng chưa cần rửa nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! tiếng cười của họ lạc quan làm sao! Đặc biệt hơn cả là cái cách mà những người lính chào nhau: bắt tay nhau qua ô cửa kính vỡ. Họ không hề quen biết nhau, nhưng vẫn không ngần ngại trao cho nhau những cái bắt tay, những lời động viên, thăm hỏi, tiếp sức cho nhau để cùng nhau vượt qua cung đường phía trước rồi khi dừng xe nghỉ ngơi, họ lại quây quần bên chiếc bếp Hoàng Cầm, cùng nấu cơm, cùng chung bát đũa. Họ coi nhau là một gia đình, là người một nhà.Thú tình cảm mộc mạc đơn thuần đó lại là sức mạnh giúp dân tộc ta chiến thắng quân thù, bảo vệ hòa bình tổ quốc.

Tiếng mẹ gọi dậy đi học đánh thức tôi khỏi giấc mơ đẹp, nhớ lại những lời tâm sự của người lính tôi khâm phục và biết ơn ý chí kiên cường, tình đồng chí, đồng đội của họ để con cháu được cuộc sống tươi đẹp của chúng ta ngày hôm nay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
4
bây bi cát chình ma
03/12/2021 18:08:13
+4đ tặng

      Chiến tranh luôn là nỗi đau đau đáu trong lòng mỗi người. Nhưng có lẽ đau đớn và xót xa khôn nguôi hơn cả là những con người đã oằn mình trong cuộc chiến ấy vì bảo vệ biên cương. Hôm nay, nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam, trường tôi có mời một bác cựu chiến binh đã tham gia chiến trường chống Pháp năm xưa. Trò chuyện, tâm sự với bác sau buổi lễ kết thúc tôi mới có dịp được hiểu rõ và biết được bác chính là anh lính năm xưa được nhà thơ Chính Hữu khắc họa qua bài thơ Đồng chí.

 Biết rằng hôm nay sẽ có một cựu chiến binh đến thăm trường nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam nên tôi vô cùng háo hức. Tôi ấn tượng khi nhìn thấy bác bởi vẻ ngoài thật đặc biệt.  Chân dung bá là chân dung người lính đứng tuổi vô cùng uy nghi trong bộ quân trang màu xanh cùng rất nhiều quân hàm. Đó có lẽ là niềm kiêu hãnh và tự hào khôn cùng ở bác.

      Dáng đi của bác có phần chậm chạp hơn bởi tuổi tác. Nhìn mái tóc bạc trắng, những vết chân chim nơi khóe mắt bác giúp tôi  nhận ra dấu hiệu thời gian. Để ý kĩ tôi thấy cánh tay hoạt động không được linh hoạt mà có phần chậm hơn bình thường. Tôi chợt hiểu ra đó có lẽ là vết thương chiến tranh đã để lại. Bác vô cùng xúc động khi bài hát Quốc ca vang lên và khi nghe về truyền thống lịch sử của dân tộc. Tôi còn chú ý hơn cả đến ánh mắt, sự chú tâm nhìn xuống các bạn học sinh phía dưới dõi theo từng hoạt động của chúng em. 

      Cuộc gặp gỡ, nói chuyện với bác diễn ra dù chỉ ít phút nhưng khiến tôi xúc động khôn nguôi. Tôi may mắn là người đại diện cho toàn khối để lắng nghe câu chuyện của bác khi buổi lễ kết thúc. Bác hiền hậu, ân cần qua từng cử chỉ, hành động. Và tôi còn thêm bất ngờ khi biết bác chính là người lính trong bài Đồng chí của Chính Hữu.

      Hòa bình đất nước được lặp lại, bác là người may mắn trong số những người lính được trở về quê hương, sau những ngày kháng chiến gian lao, đứng giữa sự sống và cái chết. Đến bây giờ được sống trong hòa bình, độc lập, trong lòng bác vẫn luôn khao khát được một lần về thăm quê của bạn, quê người đồng chí năm xưa.

      Bác là anh cả trong một gia đình có sáu anh em, cha mẹ bác là những người nông dân vất vả, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, sống trên một vùng quê khó khăn “đất cày lên sỏi đá”, bác luôn mong muốn quê mình giàu có, đẹp hơn nữa. Cuộc kháng chiến vừa bắt đầu, bác đã xin nhập ngũ. Rời quê hương lên đường, bác thấy thật hạnh phúc và cần cố gắng biết bao.

Cuộc trò chuyện với Bác kết thúc giúp tôi hiểu ra nhiều điều. Chiến tranh khắc nghiệt gian khổ nhưng cũng làm sáng rõ và nổi bật vẻ đẹp của anh lính bộ đội cụ Hồ dẫu mấy chục năm qua thì vẻ đẹp, khí thế ấy sống mãi. 

 

4
2
Chi NH
03/12/2021 18:10:11
+3đ tặng

Trong thời điểm thực dân Pháp xâm lược nước nhà, với một niềm tin yêu mãnh liệt tôi quyết tâm lên đường nhập ngũ chiến đấu bảo vệ đất nước. Tôi được điều về Trung đoàn thủ đô để thực hiện nhiệm vụ.

Trong năm 1947, tôi và đồng đội của mình  tham gia vào chiến dịch Việt Bắc. Nhiệm vụ của tôi là cùng với đồng chí An là chiến đấu và báo cáo về tình hình hiện tại để cấp trên xử lý và đưa ra hướng giải quyết. Vào ban ngày chúng tôi phải miệt mài chống dịch, chiến đấu kiên cường. Còn ban đêm, chúng tôi nghỉ ngơi nhưng vẫn không quên nhiệm vụ chiến đấu của mình, để không bị sơ hở địch tấn công bất ngờ. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tất cả mọi người cũng luôn đề phòng cảnh giác trước kẻ địch.
Chúng tôi là những người xa lạ, không hề quen biết nhau, cùng chung một tình yêu đất nước, rời xa quê hương để đến đây để bảo vệ Tổ quốc. Thế nhưng các đồng chí rất thân thiện và hòa đồng, nên mọi việc đối với tôi cũng trở nên dễ dàng hơn. Trong lúc trò chuyện với các chiến sĩ, tôi có bắt chuyện với đồng chí quê ở Hà Nội:

Anh chiến sĩ: Cậu có nhớ gia đình nhiều không, có quen với nếp sống ở đây chưa?

Tôi: Không hôm nào em thôi nghĩ về mẹ ở quê, không biết mẹ đang làm gì, sống như thế nào. Em cũng đang tập thích nghi với nơi ở mới, nhưng cũng cảm thấy tốt anh ạ.

Tôi: Thế còn anh thì sao?

Anh chiến sĩ: Nhớ thì ai chẳng nhớ, nhưng anh cũng phải tạm gác sang một bên để tập trung chiến đấu hết mình. Mong cho đất nước sớm độc lập còn trở về với gia đình. (Nói xong anh nở nụ cười tươi để xua đi nỗi buồn)
Tôi: Anh gia nhập quân đội lâu chưa?

Anh chiến sĩ đáp:Anh vào trễ hơn em tận 2 tháng. Vũ khí ở đây anh sử dụng vẫn chưa được thành thạo như các đồng chí khác nên phải tập luyện nhiều.

Anh ấy là một người rất vui vẻ và chăm chỉ, tôi và anh ấy thân nhau hơn trong quá trình tôi hướng dẫn anh ấy cách sử dụng vũ khí.
Chúng tôi chiến đấu và hành quân trong điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt và khó khăn. Lượng thực không đủ nhiều, nên chúng tôi thường san sẻ với nhau qua từng bữa cơm ít ỏi. Ngay cả đồ giữ ấm cũng không đủ, tôi và anh phải đắp chung chăn. Tuy có vất vả và thiếu thốn về vật chất, nhưng lại giúp chúng tôi thân thiết hơn, đoàn kết hơn bao giờ.

Một trong những nỗi sợ không chỉ về cơm áo, thuốc men.. mà còn là căn bệnh sốt rét. Chúng tôi chiến đấu trong rừng, nên có rất nhiều muỗi, vì vậy mà có rất nhiều đồng chí bị bệnh. Anh bạn chiến sĩ của tôi có triệu chứng sốt rất cao,người toàn là mồ hôi. Tôi có chạy lại và hỏi thăm tình hình của anh ấy:

Tôi:Anh cảm thấy thế nào rồi?

Anh chiến sĩ: Tôi không sao, nhưng cảm thấy rất lạnh, lạnh lắm.
Căn bệnh sốt rét hành hạ anh bạn trong cái lạnh thấu trời, tôi nhường hẳn chiếc chăn của mình cho anh, nhưng vẫn không đỡ hơn. May thay y tá đem đến thuốc trị sốt rét kịp thời nên khoảng hơn 1 tuần sau, anh bạn chiến sĩ đã hoàn toàn bình phục. Cũng chính từ đây mà cả hai người tôi thân thiết hơn và xem nhau như anh em trong gia đình vậy.
Những lúc cùng nhau canh gác, chúng tôi kể cho nhau nghe chuyện lúc nhỏ, chuyện gia đình. Anh cảm thấy rất nhớ quê hương, mẹ già, vợ dại con thơ nơi quê nhà. Nhưng vì Tổ quốc kêu gọi anh sẵn sàng từ bỏ để một lòng chiến đấu vì nước nhà.Tôi cũng vậy, hoàn cảnh cũng không khác gì anh là mấy. Từ những con người xa lạ nhưng lại cùng chung một mục tiêu, một lý tưởng, chúng tôi yêu quý nhau và thân thiết với nhau. Ở phía xa kia, vầng trăng khuya thật sáng, như đang treo lơ lửng trên đầu súng. Ngay lúc đó, chúng tôi im lặng cùng ngắm nhìn vầng trăng như đang đồng cảm với chúng tôi vậy.

Qua bài viết “Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng Chí” trong câu chuyện của anh đồng chí tôi như được tiếp thêm sức mạnh, tình đồng chí cũng như tình yêu quê hương đất nước. Tôi cảm thấy biết ơn khi được sống trong thời bình ngày hôm nay. Tôi sẽ cố gắng học tập và trở thành một công dân tốt.
 

 

4
2
Hong Nhung To Thi
10/01/2022 15:36:49

Giờ cũng đã gần nửa đêm, nhưng tôi vẫn không sao ngủ được vì lo lắng cho bài kiểm tra 1 tiết bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vào sáng mai. Ước gì, tôi được gặp những người chiến sĩ bộ đội Trường Sơn để có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống, con người họ mà cô giáo đã giảng trên lớp. Suy nghĩ ấy cứ dai dẳng theo tôi đi vào giấc ngủ…

Tỉnh dậy, trước mắt tôi hiện lên là một khung cảnh lạ lẫm, mịt mù .Đó là một con đường gập ghềnh những sỏi đá, từng đoàn, từng đoàn xe nối đuôi nhau chạy trên đường không ngừng nghỉ. Bỗng, một tiếng nói cất lên về phía tôi:

- Này cháu bé, sao cháu lại đứng ở đây, nguy hiểm lắm, lên đây với chú.

Đó là một chú bộ đội chừng mười tám đôi mươi, nước da ngăm đen, khỏe mạnh, chú mặc một bộ quần áo còn dính cả đất và cát trên áo nhưng nét mặt chú tươi rạng rỡ như ánh mặt trời, chú kéo tôi lên trên xe ngồi, lúc này, tôi mới kịp để ý tới những chiếc xe ở đây. Đó là xe đã cũ, lớp vỏ bên ngoài đều đã bị bong tróc, han gỉ, đặc biệt, những chiếc xe này đều không có kính, hoặc vỡ gần hết. Một chiếc xe tồi tàn như này lại có thể đi trên con đường xấu xí, chông gai thế này ư?

- Bọn chú là bộ đội đang trên đường vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí vào miền Nam. Đây là nơi cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt nhất.

Thì ra, đây chính là con đường Trường Sơn huyết mạch nổi tiếng năm nào. Những chú bộ đội ở đây là nhân vật chính trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật, những người lính không ngại khó khăn gian khổ với một sức mạnh, một ý chí kiên cường bất khuất.Tôi hỏi, tại sao xe không có kính, các chú giải thích một cách hài hước:

- Không có kính không phải vì xe không có kính, bom giật bom rung kính vỡ mất rồi.

Quả vậy, nhìn cảnh vật xung quanh, ta mới thấy được sự đáng sợ của chiến tranh, cả khu rừng Trường Sơn toàn là những gốc cây trơ trụi do những đợt trải bom ác liệt, khói bụi mù mịt cùng với một mùi hăng của thuốc súng khiến ta cảm giác lảo đảo, khó chịu, chim muông tan tác, tiếng trực thăng, máy bay ngay trên đầu làm ta cảm nhận rõ ràng tử thần cận kề. Ấy vậy mà các chú vẫn ung dung, không quản ngại khó khăn, giữ tư thế ngẩng cao đầu mà bước tiếp trên con đường gian nan, hiểm trở. Qua lời kể của các chú, những khó khăn đó, những thiếu thốn đó lại trở nên rất lãng mạn, trữ tình. Trong mắt các chú không khói bom mà chỉ có gió, sao trời, cánh chim, con đường chạy thẳng vào tim…Từ buồng lái đã vỡ hết kính, làn gió đã lùa vào vừa cay vừa đắng cũng chỉ như đang xoa dịu, rồi cả những hạt mưa sa, hạt bụi bay vào làm cho những mái tóc trắng xóa như người già, họ cũng chưa cần rửa nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! tiếng cười của họ lạc quan làm sao! Đặc biệt hơn cả là cái cách mà những người lính chào nhau: bắt tay nhau qua ô cửa kính vỡ. Họ không hề quen biết nhau, nhưng vẫn không ngần ngại trao cho nhau những cái bắt tay, những lời động viên, thăm hỏi, tiếp sức cho nhau để cùng nhau vượt qua cung đường phía trước rồi khi dừng xe nghỉ ngơi, họ lại quây quần bên chiếc bếp Hoàng Cầm, cùng nấu cơm, cùng chung bát đũa. Họ coi nhau là một gia đình, là người một nhà.Thú tình cảm mộc mạc đơn thuần đó lại là sức mạnh giúp dân tộc ta chiến thắng quân thù, bảo vệ hòa bình tổ quốc.

Tiếng mẹ gọi dậy đi học đánh thức tôi khỏi giấc mơ đẹp, nhớ lại những lời tâm sự của người lính tôi khâm phục và biết ơn ý chí kiên cường, tình đồng chí, đồng đội của họ để con cháu được cuộc sống tươi đẹp của chúng ta ngày hôm nay.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo