Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về chiếc nón lá

Thuyết minh về chiếc nón lá
1 trả lời
Hỏi chi tiết
109
1
0
Nguyễn Nguyễn
05/12/2021 13:45:52
+5đ tặng

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che”.

Nón lá là một vật dụng quen thuộc đã đi vào thơ ca Việt Nam tự bao giờ. Nón lá đã góp phần tạo nên vẻ đẹp, duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

Nón lá Việt Nam có lịch sử lâu đời, hình ảnh tiền thân của nón lá được tìm thấy trên trống đồng Ngọc Lữ và tháp đồng Đào Thịnh. Từ xa xưa do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng lắm mưa nhiều, tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để là vật dụng đội lên đầu che nắng che mưa. Dần dần chiếc nón lá đã hiện diện như một vật dụng cần thiết trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Để làm được một chiếc nón lá đẹp thì việc chuẩn bị nguyên liệu cũng rất quan trọng là lá nón( hoặc có nơi dùng lá cọ), lá buông- một loại lá họ hàng với lá cọ( thường mọc ở vùng đồi núi trung du). Ngoài ra còn cần đến tre, nứa, cước. Để làm nón đẹp khâu chọn lá rất quan trọng. Lá nón màu trắng sữa, gân lá màu xanh nhẹ, lá bóng mượt là đẹp nhất. Người ta thường khai thác lá nón ở vùng đồi núi Phú Thọ, Vĩnh Phúc hay vùng đồi núi Việt Bắc, Trường Sơn, Tây Bắc. Sau khi cắt lá về phải xử lí đúng quy trình kĩ thuật.

Đầu tiên phải sấy khô lá bằng than củi sau đó phơi sương cho lá mềm. Khi lá đạt độ mềm đúng yêu cầu, dùng gang nóng bọc trong túi vải, là cho phẳng phiu. Sau đó người làm nón lại cẩn thận chọn lọc lá một lần nữa cho đồng màu, cắt bớt đầu đuôi để dài khoảng 50 cm. Để làm nón người thợ phải vô cùng khéo léo và tỉ mỉ. Người ta dùng 16 vành tre chuốt nhỏ, mỏng, dễ uốn, cuốn lần lượt từ thấp đến cao và nan lớn rồi nan nhỏ để dựng thành khung nón có hình chóp nhọn.

Khung nón được làm như vậy sẽ tạo dáng nón thanh thoát, hài hòa làm tôn lên vẻ đẹp của người đội nón. Dân gian có câu “ Đẹp nón nhờ người thắt, đẹp mặt nhờ người khuôn”.Sau khung làm khuôn là khâu lợp lá nón. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải thật khéo tay làm sao để nón lá phân bố đều trên khung, hình dáng cân đối và khi khâu lá nón không bị chồng lên nhau.

Cuối cùng là công đoạn khâu nón, chỉ khâu bằng loại cước nhỏ trắng muốt. Người khâu phải căn cho mũi chỉ đều tăm tắp, uốn theo vành nón. Người thợ còn kì công thêu hình ảnh những cô thiếu nữ, đóa hoa hay cảnh đẹp quê hương có khi là cả một bài thơ. Một chiếc nón đẹp là cả sự chăm chút của người làm nón.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư