Đánh nhau với cối xay gió mở ra trước mắt ta câu chuyện phiêu lưu lạ kì của hai nhân vật. Ấn tượng để lại trong ta không chỉ là một Đôn ki hô tê mà còn là Xan-chô Pan-xa. ANh giám mã này là nhân vật phụ làm nền cho nhân vật chính là Đôn Ki-hô-tê. Giưa hai người là những tương quna đối lập. Nếu Đôn Ki-hô-tê mơ mộng và ảo tưởng thì Xan-chô Pan-xa có vẻ tỉnh táo hơn và thực dụng hơn cả,. Ngoại hình của nhân vật đuuợc Xéc van téc nói tới là một nông dân béo lùn, nhận làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê chỉ vì được hứa cho làm làm thống đốc cai trị vài hòn đảo, được sống giàu sang, phú quí. Hình ảnh bác đủng đỉnh cưỡi lừa đi theo chủ cùng bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng đầy thức ăn ngon giúp ta hiểu hơn cái đời thường của bác. Bác nhận định rất rõ kẻ thù của hiệp sĩ là những chiếc cối xay gió và tìm cách giải thích rành mạch nhất có thể: cái vật trông giống cánh tay là những cảnh quạt, khi có gió thổi, chúng sẽ quay tròn làm chuyển động cối đá bến trong. Chứng kiến sự mơ mộng của chủ, bác đã cố hét to nhưng tuyệt nhiên không lên ngăn cản. Thái độ này ở bác giúp ta hiểu bác tỉnh táo rất đối lập với người chủ mơ mộng kia. Nhưng bác lại không hề dũng cảm giúp chủ dù thấy chủ mình tả tơi. Có lẽ cá tính hèn nhát, cục mịch làm bác không thể, không muốn phải đi làm một chuyện có phần hoang đường đó. Nhưng chính sau trận đánh mà ông chủ bị thua thê thảm, ta thấy được ở Xan chô Pan xa sự tận tâm. Bác ta vừa xoa xuýt thương chủ, vừa cố giải thích một lần nữa, giải thích để thức tỉnh ông chủ dẫu cho ông chủ thì cứng ngắc, cố chấp không tin bác. Bác ta giữ cho mình lối suy nghĩ lạc quan, ao ước và có phần ảo tưởng về thế giới này. Để rồi sau khi rượu thịt ních đầy cái dạ dày, đến tối hôm ấy, trong khi ông chủ thao thức, trằn trọc thì giám mã, người hầu cận thân tín kia ngủ một mạch cho đến sáng hôm sau, vừa tỉnh dậy đã vớ ngay lấy bầu rượu…Xan cho Pan xa chính là con người của đời thường với những thú vui ăn ngủ song cũng vì thế mà chân dung nhân vật gần gũi hơn với bạn đọc.