Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Xuất xứ của VB ấy? Của ai?
(a) Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa
bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng
quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết. Không còn gì hợp
hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ
nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa:
màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu
già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.
(Theo Ngữ văn 7, tập 1)
(b) “ Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có
mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo
vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...CÁC CON LÀM ĐỀ CƯƠNG VÀ ÔN TẬP THẬT CHĂM CHỈ! THÀNH CÔNG KHÔNG DÀNH CHO KẺ LƯỜI BIẾNG!
(...) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương
mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết
mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh
như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.”
(Theo Ngữ văn 7, tập 1)
(c) “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của
mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo non đừng thương nước,
bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm
được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết người mê luyến
mùa xuân.”
(d) Cốm không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít,
thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi
thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái dịu dàng
thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngái của lá sen già, ướp lấy từng
hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ.
Hỏi chung cho cả 4 đoạn ngữ liệu:
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Xuất xứ của VB ấy? Của ai?
2. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
3. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
4. Ghi lại các QHT được sử dụng trong câu in đậm.
Hỏi riêng cho từng đoạn văn:
(a).
1. Tại sao người ta lại chọn cốm làm quà sêu tết?
2. Dòng nào dưới đây không phải là nét đặc sắc của đoạn văn (a) trên?
A. Cách lập luận thuyết phục.
B. Sử dụng nhiều tính từ có giá trị biểu cảm cao.
C. Cảm nghĩ sâu sắc, được diễn đạt bằng lời văn nhẹ nhàng, êm ái gần như thơ.
D. Phát hiện ra những giá trị văn hóa chứa đựng trong thức quà giản dị.
3. Qua đoạn văn (a), tác giả muốn truyền tới chúng ta tình cảm và thái độ nào trong
cách ứng xử với thức quà dân tộc?
A. Làng Vòng là nơi nổi tiếng nghề cốm.
B. Cốm gắn liền với vẻ đẹp của người làm ra cốm là cô gái làng Vòng.
C. Cốm đã trở thành nhu cầu thưởng thức của người Hà Nội mỗi độ thu về.
D. Trân trọng và giữ gìn cốm như một vẻ đẹp văn hóa dân tộc.
(b).
1. Câu văn nào trong đoạn văn b không nhằm bộc lộ trực tiếp tình cảm của tác giả với
mùa xuân?
2. Vì sao tác giả lại yêu mùa xuân Hà Nội nhiều đến thế ?
(c) Theo tác giả có bao giờ mọi người hết mê luyến mùa xuân không ? Vì sao ? Tìm từ
đồng từ đồng nghĩa với từ chuộng trong đoạn văn trên.
(d)CÁC CON LÀM ĐỀ CƯƠNG VÀ ÔN TẬP THẬT CHĂM CHỈ! THÀNH CÔNG KHÔNG DÀNH CHO KẺ LƯỜI BIẾNG!
1. Theo tác giả, ăn cốm phải ăn như thế nào ? Vì sao phải ăn như thế ?
2. Tìm các cặp từ đồng nghĩa trong đoạn văn trên.
MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH VỚI MÌNH GẤP LẮM RỒI!!!
0 Xem trả lời
128