Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy phân tích hình ảnh con sông Đà trong đoạn trích trên, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của con sông Đà trong bài tùy bút Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân

Lại như quãng mặt ghênh Hài Loang dài hàng cấp số nước xã đả, đã xô sống, sóng xôn giả, cuốn cuộn gian ghe suốt năm như lúc nào cũng dài nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được di qua dãy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra (...)

...Còn xa lắm mới đến cải thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oản trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gắn mà chế nhạo. Thế rồi nó rồng lên như một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng trẻ nửa nổ lửa, đang phả tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ẩm ẩm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhằm cả dậy dễ vô lấy thuyền. Mặt hòn đỏ nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhim mèo mỏ hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung rít lên như tuyếc - bin thủy điện nơi đây hầm đập. Mặt sống trắng xỏa càng làm bật rõ lên những hòn, những tảng mới trông tưởng như nó dừng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của dả to đã bé. Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bảy thạch trận trên sông”

Hãy phân tích hình ảnh con sông Đà trong đoạn trích trên, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của con sông Đà trong bài tủy bút Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
500
1
0
Nguyễn Nguyễn
25/12/2021 07:38:51
+5đ tặng
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là cây bút tài hoa, uyên bác, cả đời say mê tìm kiếm vẻ đẹp của cuộc sống. Ông đặc biệt có sở trường về thể loại tuỳ bút. Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông là tùy bút Người lái đò sông Đà. Bên cạnh hình ảnh ông lái đò giản dị mà tài hoa, tác phẩm còn khắc hoạ được vẻ đẹp của con sông Đà trong những góc nhìn khác nhau: có khi hùng tráng, hung bạo, lúc lại trữ tình, duyên dáng nên thơ.

Trước hết, hình ảnh con sông Đà được hiện lên qua cái nhìn của tác giả về một con sông tự nhiên, lắm thác nhiều ghềnh, hung bạo ngỗ ngược, không chảy theo khuôn khổ lẽ thường. Vẻ nguy hiểm của con sông không chỉ được thể hiện qua việc lắm thác nhiều ghềnh mà đó còn là cảnh “đá bờ sông dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”.

Chỉ với vài chi tiết phác họa như thế, người đọc đã hình dung ra được sự hiểm trở, hùng vĩ của con sông. Không chỉ có thế, tác giả còn diễn tả cảm xúc khi đi qua đoạn sông trắc trở này: “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy vừa tắt phụt đèn điện”. Bằng nghệ thuật so sánh độc đáo, Nguyễn Tuân đã khắc họa nên hình ảnh một con sông Đà độc đáo, đẹp vẻ đẹp hùng vĩ, hoang dại nhưng cũng ẩn chứa đầy hiểm nguy.

Thế nhưng vẻ hùng vĩ, hoang dại của sông Đà chưa dừng lại ở đó. “Quãng mặt ghềnh hát loong, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò nào tóm được qua quãng ấy”. Với cách dùng động từ mạnh và kết cấu trùng điệp, tác giả đã làm rõ sự nguy hiểm của con sông hung dữ, sẵn sàng không kiêng nể mà lấy đi tính mạng của bất cứ tay lái nào khinh suất.

Những cái xoáy hút nước ở quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La được tác giả miêu tả còn ghê rợn hơn nữa. “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. […] Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. “Tiếng thác rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Với giọng điệu dồn dập, gay cấn, đầy cảm xúc, những câu văn gằn lên một cảnh tượng hùng vĩ nhưng nguy hiểm vô cùng. Một cách so sánh, nhân hóa tài ba và những liên tưởng “rất đắt”, rất hiếm thấy trong văn học. Điều đó cho thấy Nguyễn Tuân thực sự là một bậc thầy về ngôn ngữ. Ông thổi hồn vào những con chữ, khiến từng con chữ như biết nói, biết rung động.

Đặc biệt hơn nữa, không chỉ dữ tợn mà sông Đà còn “nham hiểm” bủa vây ba trận chiến. Những tay lái đò muốn vượt qua khúc sông này thì đều phải vượt qua ba trận chiến hiểm trở, táo bạo này. Với giọng văn ngày càng dồn dập, tác giả như kéo người đọc cùng hồi hộp vượt thác với người lái đò. Trận thứ nhất “mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách”. Sang đến trận thứ hai “tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua bên phía bờ hữu ngạn”. Đến trận thứ ba có vẻ như ít cửa hơn nhưng lại quyết liệt và cam go hơn. Với tất cả những gì mà Nguyễn Tuân miêu tả, sông Đà hiện lên không khác nào một con thủy quái đầy nham hiểm và thâm độc, chỉ rình mò nuốt chửng lấy con mồi bất cứ khi nào.

Hung bạo là thế, nham hiểm là thế, vậy mà qua những thác ghềnh, con sông Đà lại trở nên duyên dáng, thơ mộng và trữ tình. “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Cái đẹp còn có ở nước sông Đà thay đổi theo mùa, trong đó con sông đẹp nhất là mùa xuân và mùa thu: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo