Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Địa lý - Lớp 8
02/01/2022 09:07:57

Trình bày khái quát đặc điểm phát triển kinh tế của đất nước Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Trình bày khái quát đặc điểm phát triển kinh tế của đất nước Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai ? 
4 trả lời
Hỏi chi tiết
225
2
0
Phương
02/01/2022 09:08:32
+5đ tặng
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là nước bại trận, đất nước bị chiến tranh tàn phá, kinh tế khó khăn, mất hết thuộc địa, nghèo tài nguyên, thất nghiệp, thiếu nguyên liệu, lương thực và lạm phát. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. Nhật phải dựa vào "viện trợ" kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế.

Quá trình phát triển kinh tế Nhật trải qua các giai đoạn

+ 1945 - 1950: Thời kỳ phục hồi kinh tế: kinh tế phát triển chậm chạp và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mỹ.

+ Từ tháng 6-1950, sau khi Mỹ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên, kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ.

+ Từ những năm 60: do Mỹ sa lầy trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, kinh tế Nhật có cơ hội phát triển "thần kỳ", đuổi kịp rồi vượt các nước Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ 2 sau Mỹ trong thế giới TBCN.

+ Từ những năm 70 trở đi: Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới, trở thành một siêu cường kinh tế. Nhiều người gọi là "Thần kỳ Nhật Bản".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nguyễn
02/01/2022 09:08:35
+4đ tặng
Tình hình phát triển
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là nước bại trận, đất nước bị chiến tranh tàn phá, kinh tế khó khăn, mất hết thuộc địa, nghèo tài nguyên, thất nghiệp, thiếu nguyên liệu, lương thực và lạm phát. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. Nhật phải dựa vào "viện trợ" kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế.

Quá trình phát triển kinh tế Nhật trải qua các giai đoạn
+ 1945 - 1950: Thời kỳ phục hồi kinh tế: kinh tế phát triển chậm chạp và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mỹ.

+ Từ tháng 6-1950, sau khi Mỹ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên, kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ.

+ Từ những năm 60: do Mỹ sa lầy trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, kinh tế Nhật có cơ hội phát triển "thần kỳ", đuổi kịp rồi vượt các nước Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ 2 sau Mỹ trong thế giới TBCN.

+ Từ những năm 70 trở đi: Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới, trở thành một siêu cường kinh tế. Nhiều người gọi là "Thần kỳ Nhật Bản".

Nguyên nhân của sự phát triển
_ Biết lợi dụng và thu hút nguồn vốn của nước ngoài, để tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử ...

_ Biết sử dụng có hiệu quả các thành tựu KH - KT để tăng năng suất, cải tiến kỷ thuật và hạ giá thành hàng hóa.

_ Biết "len lách" xâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.

_ Lợi dụng sự bảo hộ của Mỹ, ít phải chi tiêu về quân sự, tập trung phát triển công nghiệp dân dụng, xây dựng kinh tế. Biên chế Nhà nước gọn nhẹ.

_ Những cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.

_ Truyền thống "tự lực, tự cường" của nhân dân vươn lên xây dựng đất nước, cộng với tài điều hành kinh tế của giới kinh doanh và vai trò điều tiết của nhà nước.

* Nguyên nhân quan trọng nhất: Tận dụng thành tựu KHKT.

Về Khoa học kỹ thuật
_ Nhật rất coi trọng phát triển KH -KT:

+ Có hàng trăm viện KH - KT, đi sâu vào công nghiệp dân dụng, ít chú ý đến công nghiệp quân sự và vũ trụ.

+ Nhật vừa chú ý đến phát triển các cơ sở nghiên cứu trong nước vừa chú ý mua các phát minh của nước ngoài. (tìm cách xâm nhập kỷ thuật hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến).

+ Hiện nay Nhật được xếp vào một số quốc gia đứng hàng đầu về trình độ phát triển KH - KT, đặc biệt trong các ngành công nghiệp dân dụng.

_ Nhật rất quan tâm đến việc cải cách nền giáo dục quốc dân, quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo những con người có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh, có năng lực, giữ vững bản sắc dân tộc của mình.

Tình hình chính trị - chính sách đối nội
Chính trị
Là nhà nước quân chủ lập hiến về hình thức, thực chất là dân chủ đại nghị (mọi quyền lực nằm trong tay 6 tập đoàn tài phiệt khổng lồ: Mitsubisi, Mitxưi, Sumitômô, Phugi, Đaichi, Sanma).

Đối nội
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật tiến hành những cải cách dân chủ: cải cách ruộng đất, ban hành Hiến pháp (1946), xóa bỏ triệt để các tàn tích phong kiến, xử tội phạm chiến tranh. Nhờ đó đã phá vỡ những cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của chủ nghĩa phong kiến quân phiệt, tạo điều kiện để Nhật phát triển mạnh về mọi mặt.

+ Ngày nay, giới cầm quyền Nhật bắt đầu xâm phạm một số điều khoản của Hiến pháp 1946 (thu hẹp quyền tự do dân chủ, sửa đổi lại điều 9: không cho phép Nhật xây dựng lực lượng vũ trang và đưa quân đi tham chiến nước ngoài).

Chính sách đối ngoại
_ 1951, Nhật ký với Mỹ "Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật". Nhật trở thành đồng minh của Mỹ nhằm chống lại các nước XHCN và phong trào GPDT ở Viễn Đông. Nhật trở thành căn cứ chiến lược của Mỹ, phục vụ cho chiến lược toàn cầu của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.

_ Dựa vào tiềm lực kinh tế, tài chính lớn mạnh để tìm cách xâm nhập, giành giật, mở rộng thế lực, gây ảnh hưởng ngày càng lớn trên thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á.

Một số hình ảnh và tư liệu
1
0
Mount
02/01/2022 09:09:10
+3đ tặng

Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, nên phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu. Tuy nhiên, nhờ công cuộc Minh Trị duy tân, sự công nghiệp hóa cũng như việc chiếm được một số thuộc địa, vào trước Thế Chiến thứ Hai, quy mô kinh tế Nhật Bản đã đạt mức tương đương với các cường quốc châu Âu. Năm 1940, tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Nhật bản (quy đổi theo thời giá USD năm 1990) đã đạt 192 tỷ USD, so với Anh là 316 tỷ USD, Pháp là 164 tỷ USD, Italy là 147 tỷ USD, Đức là 387 tỷ USD, Liên Xô là 417 tỷ USD[65]

Về tổng quan, sau Thế Chiến 2, kinh tế Nhật bản bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945–1954) và phát triển cao độ (1955–1973) làm cho thế giới phải kinh ngạc. Người ta gọi đó là "Thần kì Nhật Bản". Tuy nhiên, từ năm 1974 tới 1989, kinh tế tăng trưởng chậm lại, và đến năm 1990 thì lâm vào khủng hoảng trong suốt 10 năm. Người Nhật gọi đây là Thập niên mất mát. Đến năm 2000, kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, nhưng vẫn ở trong tình trạng trì trệ suốt từ đó tới nay.

Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là "sự thần kì": tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên 56,4 tỷ USD năm 1969. So với năm 1950, năm 1973 giá trị tổng sản phẩm GDP của Nhật tăng hơn 20 lần, từ 20 tỷ USD lên 402 tỷ USD, vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, chỉ kém hơn Hoa Kỳ và Liên Xô.

Sự phát triển rất nhanh của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản sau:

  • Nhân tố lịch sử: Kể từ Minh Trị duy tân đến trước Thế Chiến thứ 2, Nhật Bản đã có 70 năm phát triển đất nước theo mô hình hiện đại và đã trở thành cường quốc số 1 châu Á trong thập niên 1930. Dù bị tàn phá nặng nề trong Thế Chiến, nhưng những nhân tố và kinh nghiệm quý báu của Nhật Bản vẫn còn nguyên vẹn, họ có thể tận dụng kinh nghiệm này để nhanh chóng xây dựng lại nền kinh tế.
  • Nhân tố con người: trước Thế Chiến thứ 2, Nhật Bản đã có đội ngũ chuyên gia khoa học và quản lý khá đông đảo, có chất lượng cao. Dù bại trận trong Thế Chiến 2 nhưng lực lượng nhân sự chất lượng cao của Nhật vẫn còn khá nguyên vẹn, họ đã góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ của đất nước. Người Nhật được giáo dục với những đức tính cần kiệm, kiên trì, lòng trung thành, tính phục tùng… vẫn được đề cao. Nhờ đó, giới quản lý Nhật Bản đã đặc biệt thành công trong việc củng cố kỷ luật lao động, khai thác sự tận tụy và trung thành của người lao động.
  • Mức tích lũy cao thường xuyên, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cao: những năm 1950, 1960, tiền lương nhân công ở Nhật rất thấp so với các nước phát triển khác (chỉ bằng 1/3 tiền lương của công nhân Anh và 1/7 tiền lương công nhân Mỹ), đó là nhân tố quan trọng nhất để đạt mức tích lũy vốn cao và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, Nhật Bản đã chú ý khai thác và sử dụng tốt nguồn tiết kiệm cá nhân. Từ 1961–1967, tỷ lệ gửi tiết kiệm trong thu nhập quốc dân là 18,6% cao gấp hơn hai lần của Mỹ (6,2%) và Anh (7,7%)
  • Nhật Bản không có quân đội nên có thể giảm chi phí quân sự xuống mức dưới 1% tổng sản phẩm quốc dân, nguồn lực đó có thể chuyển sang phát triển kinh tế.
  • Tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học-kỹ thuật: trước Thế Chiến thứ 2, Nhật Bản đã là một cường quốc về khoa học, công nghệ, có thể chế tạo các thiết bị công nghiệp chất lượng cao. Sau chiến tranh, nhân tố này tiếp tục được phát huy.
  • Tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi: Trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam, Chính phủ Mỹ đã có hàng loạt đơn đặt hàng với các công ty của Nhật Bản về trang bị, khí tài và các đồ quân dụng khác. Từ năm 1950 đến 1969, Nhật Bản đã thu được 10,2 tỷ USD các đơn đặt hàng của Mỹ (tương đương 70 tỷ USD theo thời giá 2015). Trong giai đoạn này, 34% tổng giá trị hàng xuất khẩu sang Mỹ và 30% giá trị hàng nhập của Nhật là từ thị trường Mỹ. Có thể nói nhu cầu về hàng hóa của Mỹ cho các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam là hai "ngọn gió thần" đối với nền kinh tế Nhật Bản.

Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản cũng đã phải đối mặt với những mâu thuẫn gay gắt:

  • Sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng kinh tế: Phần lớn công nghiệp tập trung ở các đô thị phía Đông nước Nhật, trong khi đó các vùng phía Tây và các vùng nông nghiệp vẫn còn trong tình trạng lạc hậu. Nhiều nhà kinh tế phương Tây nhận xét rằng có hai nước Nhật: một nước Nhật rất hiện đại ở các đô thị và một nước Nhật cũ kỹ ở các vùng nông thôn.
  • Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào bên ngoài cả về thị trường tiêu thụ hàng hóa và nguồn cung cấp nguyên liệu. Khi giá nguyên liệu tăng, kinh tế bị tác động mạnh.
  • Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt do các công ty vì chạy theo lợi nhuận nên đã hạn chế những chi phí cho phúc lợi xã hội, duy trì lề lối làm việc khắc nghiệt khiến người làm công bị áp lực nặng nề, dẫn tới nạn tự sát và thanh niên ngại kết hôn và sinh con. Sau 1 thế hệ (tức là khoảng 30 năm), vấn đề thanh niên ngại kết hôn và sinh con sẽ phát tác hậu quả, dẫn tới thiếu hụt dân số trẻ và làm kinh tế dần trì trệ đi (tới cuối thế kỷ XX, tình trạng lão hóa dân số đã thực sự trở thành vấn đề nghiêm trọng tại Nhật Bản).

Dấu hiệu tăng trưởng có phần chững lại vào thập niên 1980, và đến những năm 1990 thì lâm vào trì trệ. Đó được gọi là Thập niên mất mát. Bình quân hàng năm trong suốt thập niên 1990, tăng trưởng trung bình chỉ đạt 0,5% mỗi năm, chủ yếu do những tác động của việc đầu tư không hiệu quả và do dư chấn của bong bóng bất động sản vào những năm 1980 đã làm cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh mất một thời gian dài tái cơ cấu về nợ quá hạn, vốn tư bản và lực lượng lao động. Tháng 11/2007, nền kinh tế Nhật tiếp tục lâm vào suy thoái, năm 2008 khi GDP giảm 3%, mức lãi suất ngân hàng trung ương hạ đến mức 0% vào đầu năm 2009.

Nhật Bản phải xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ... Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Chương trình tư nhân hóa 10 năm ngành bưu điện Nhật vốn không chỉ nhắm đến các hoạt động của hệ thống bưu chính quốc gia mà còn với các cơ sở ngân hàng và bảo hiểm trực thuộc đã hoàn tất vào tháng 10/2007, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tái cấu trúc ngành này của chính phủ. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên trong giai đoạn 2001–2015, kinh tế Nhật vẫn chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng rất chậm, trung bình chỉ dưới 1% mỗi năm. Tính chung giai đoạn 1988-2018, trong suốt 30 năm, kinh tế Nhật Bản chỉ tăng bình quân 1,2% mỗi năm, là nền kinh tế trì trệ gần nhất trong các nước G7 (chỉ hơn Italia)

Năm 2017, nợ công của Nhật Bản đã đạt mức gần 10.000 tỉ USD, gấp 2,4 lần GDP hàng năm, mỗi người dân Nhật Bản phải gánh khoản nợ xấp xỉ 8,45 triệu yên (~78.000 USD). Hơn 1/3 ngân sách của Nhật Bản có từ nợ công, trong khi giới chức tài chính đang gặp khó khăn trong việc cắt giảm chi tiêu. Kể từ năm 2015 đến 2018, nợ công của chính phủ Nhật Bản vẫn tăng, phản ánh việc chi tiêu cho an sinh xã hội ngày càng tăng lên trong bối cảnh nạn lão hóa dân số tại nước Nhật đang ngày càng nghiêm trọng[66].

Lưu Ngọc Trịnh (2004) cho rằng chính mô hình từng đem lại sự phát triển nhanh thần kỳ cho Nhật Bản trong thập niên 1960-1970 thì nay đã hết thời, và sự chậm trễ đổi mới cũng như cải cách nửa vời đã khiến Nhật Bản rơi vào trì trệ kinh tế lâu đến như vậy.[67]

Không giống như tình hình ở các nước phương Tây, khu vực tài chính Nhật không chịu ảnh hưởng mạnh từ cuộc Khủng hoảng cho vay thế chấp nhưng do đối mặt với sự sụt giảm mạnh về khối lượng đầu tư cũng như nhu cầu trước các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Nhật ở nước ngoài vào cuối năm 2008, đã đẩy nước này vào vòng suy thoái nhanh hơn. Tình trạng nợ công quá lớn (chiếm 229% GDP theo số liệu của năm 2015) và tỉ lệ dân số có tuổi quá cao là hai vấn đề đầy thách thức với Nhật Bản về dài hạn. Hiện tại những tranh cãi xung quanh vai trò và hiệu quả của các chính sách vực dậy nền kinh tế là mối quan tâm lớn của người dân lẫn chính phủ nước này.[68] Nhìn chung, trong giai đoạn 2005–2020, kinh tế Nhật chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng rất chậm, trung bình 1% mỗi năm. Kinh tế Nhật đã bị Trung Quốc vượt qua trong giai đoạn này, và nếu tiếp tục tăng trưởng chậm như vậy thì tới năm 2025, Indonesia và Nga sẽ vượt qua Nhật về tổng GDP theo sức mua tương đương, còn các nền kinh tế mới nổi trên thế giới khác như Hàn Quốc, Malaysia cũng sẽ sớm vượt qua Nhật về thu nhập bình quân đầu người.

1
0
toán IQ
02/01/2022 09:09:15
+2đ tặng
Tình hình phát triển

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là nước bại trận, đất nước bị chiến tranh tàn phá, kinh tế khó khăn, mất hết thuộc địa, nghèo tài nguyên, thất nghiệp, thiếu nguyên liệu, lương thực và lạm phát. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. Nhật phải dựa vào "viện trợ" kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế.

Quá trình phát triển kinh tế Nhật trải qua các giai đoạn

1945 - 1950: Thời kỳ phục hồi kinh tế: kinh tế phát triển chậm chạp và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mỹ.

Từ tháng 6-1950, sau khi Mỹ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên, kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ.

Từ những năm 60: do Mỹ sa lầy trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, kinh tế Nhật có cơ hội phát triển "thần kỳ", đuổi kịp rồi vượt các nước Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ 2 sau Mỹ trong thế giới TBCN.

Từ những năm 70 trở đi: Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới, trở thành một siêu cường kinh tế. Nhiều người gọi là "Thần kỳ Nhật Bản".

Nguyên nhân của sự phát triển

_ Biết lợi dụng và thu hút nguồn vốn của nước ngoài, để tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử ...

_ Biết sử dụng có hiệu quả các thành tựu KH - KT để tăng năng suất, cải tiến kỷ thuật và hạ giá thành hàng hóa.

_ Biết "len lách" xâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.

_ Lợi dụng sự bảo hộ của Mỹ, ít phải chi tiêu về quân sự, tập trung phát triển công nghiệp dân dụng, xây dựng kinh tế. Biên chế Nhà nước gọn nhẹ.

_ Những cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.

_ Truyền thống "tự lực, tự cường" của nhân dân vươn lên xây dựng đất nước, cộng với tài điều hành kinh tế của giới kinh doanh và vai trò điều tiết của nhà nước.

* Nguyên nhân quan trọng nhất: Tận dụng thành tựu KHKT.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo