Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Từ cảm nhận về bài thơ Bếp lửa, em hãy viết một đoạn văn 12 - 15 câu trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình

mọi người giúp em câu này với ạ > em cảm ơn
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
418
0
0
nguyễn trà my
04/12/2018 19:09:05

Chúng ta sinh ra mỗi người có hoàn cảnh, tính cách khác nhau nhưng đều có chung một điểm đó là có cha, mẹ. Nếu cùng chung sống với nhau được gọi là gia đình. “Gia đình là tế bào của xã hội” điều đó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm gia đình trong xã hội.

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều cần có gia đình, nơi nuôi dưỡng định hình nhân cách của con người từ nhỏ đến lớn. Văn hóa con người Á Đông và người Việt Nam xem gia đình rất quan trọng và là nền tảng giúp nuôi dưỡng con người trưởng thành.

Cha mẹ không chỉ là người sinh thành mà còn nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành, tình yêu thương cha mẹ trao tặng cho con cái là tình cảm liêng thiêng, đáng trân trọng, cao quý không điều gì có thể so sánh. Chúng ta có thể chọn bất kì thứ gì từ công việc, tình yêu, đam mê… nhưng không thể chọn được gia đình, điều đó là định mệnh đã sắp đặt sẵn. Cho dù cuộc đời bên ngoài có khó khăn, vất vả, bạn bị vùi dập trong công việc, tình cảm nếu trở về nhà sẽ cảm thấy được bình yên, gia đình là nơi “yêu thương ta vô điều kiện” , tìm về gia đình chắc chắn là nơi hạnh phúc nhất.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi khi nhiều thành viên trong gia đình phải sống xa cách về địa lý nhưng điều đó không làm giảm sút đi tình cảm thiêng liêng gắn kết, họ có thể gửi gắm những thông điệp yêu thương đến với các thành viên trong gia đình qua những phương tiện liên lạc hiện đại giúp con người xích lại gần nhau hơn.

Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng giao tiếp rộng rãi và có nhiều mối quan hệ mới nhưng tất cả đều không thể so sánh tình cảm gia đình, nơi nguồn cội của con người.

“Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”, tình cảm gia đình là nơi bình yên, ấm áp, mỗi chúng ta cần phải ý thức, trách nhiệm với cuộc sống, gia đình của mình nhiều hơn nữa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
doan man
04/12/2018 19:16:27
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trương thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ “ Bếp lưả” được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.
Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. Ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”
Hình ảnh “chờn vờn” gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua “ biết mấy nắng mưa”. Từ đó, hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nữa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được vàcung chính t? đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả toàn bài thơ. Chính “mùi khói” đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy “sống mũi còn cay”. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt? Cháu cùng bà nhóm lửa”, nhóm lên ngọn lửa củasự sống và của tìng yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy.Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ.
Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng si sáng cho con đường đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu.Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩ tình, những năm tháng khó khăn .Đưá cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cuả đưá chaú đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.
“ Đọc xong bài thơ, nhắm mắt laị tưởng tưởng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lưả hồng và dáng ngươì bà lặng lẽ ngồi bê. Hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy...”

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×