Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Biểu cảm về bài thơ Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)

11 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.834
80
20
Ngoc Hai
01/12/2017 16:42:11
Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đạI, nhà cách mạng tài ba, bác còn là một Danh nhân văn hoá thế giớI, một nhà thơ kiệt xuất. Là người yêu thiên nhiên, nên Bác không bao giờ để ánh trăng vắng trên trang thơ của mình. Bác đã dể lại cho thơ văn Việt Nam rất nhiều tác phẩm, trong đó có bài “Rằm tháng giêng”.

Rằm tháng giêng là tên phiên âm của bài “Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Bác viết trong thờI kì kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc. Rằm tháng giêng năm 1948, trên chiếc thuyền giữa dòng sông ở chiến khu Vịêt Bắc, Bác đã cùng Trung ương Đảng mở cuộc họp về cách chống Pháp. Khi cuộc họp kết thúc thì đêm đã khuya . Trăng rằm toả sáng khắp mặt đất lan toả trên dòng sông bao la làm cho cảnh sông núi thêm thơ mộng. Trước những cảnh đẹp tuyệt vời ấy Bác đã ứng khẩu thành thơ, sau này được nhà thơ Xuân Thủy dịch theo thể lục bát, với tên Rằm tháng giêng:
“Rằm xuân lồng lồng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn, màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Đêm trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dạt dào trong tâm hồn vị lãnh tụ trong đêm nguyên tiêu, Bác đã tả cảnh trăng:
“Rằm xuân lồng lồng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn, màu trời thêm xuân”
Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng tròn vành vạnh. Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Đất nước quê hương bao la mang một màu xanh bát ngát: màu xanh lấp lánh của “sông xuân”, màu xanh ngọc bích của “nước xuân” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “trời xuân”. Điệp từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cảnh sông, nước và bầu trời. Bác yêu thiên nhiên nên sống, núi, cỏ cây, hoa lá, nên tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình mang sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.
Hai câu đầu đã thể hiện vẻ đẹp khoáng đạt, thơ mộng tràn đầy sắc xuân gần như trọn vẹn. Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền giữa đêm trăng:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Trên con thuyền giữa chốn mịt mù khói sóng, Bác đang bàn việc quân sự. BuổI đầu cuộc kháng chiến đầy gian khổ biết bao, tuy vậy, Bác vẫn ung dung, thư thả ngắm cảnh trăng đẹp trên sông. BuổI họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Lúc này, trăng treo giữa trờI toả sáng khắp mọI nơi làm cho cảnh sông nuớc trong đêm càng thêm thơ mộng. Hình ảnh con thuyền nhỏ chở đầy ánh trăng trên sông vô cùng lãng mạn sâu sắc, và cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận. Chắc có lẽ, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác đã tạo ra đươc hình tượng nghệ thuật độc đáo trong hoàn cảnh đặc biêt như thế.

Bài Rằm tháng giêng là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt tuyệt bút của Hồ Chí Minh vớI ngữ điệu nhẹ nhàng. Từ cảnh đêm trăng đẹp, bác đã dẫn ngườI đọc đến vớI tình cảm yêu thiên nhiên, quê hương đất nước dường bao. Qua đó, bài thơ đã bộc lộ rõ tình cảm yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lòng yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ đối với đất nước

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
36
26
Linh's Chồn's
01/12/2017 16:52:56
Hồ Chí Minh (1890-1969) là một vị lãnh tụ vĩ đại, nhà cách mạng tài ba. Bác cò là một danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ kiệt xuất. Là người yêu thiên nhiên, nên Bác không bao giờ để ánh trăng vắng trên trang thơ của mình. Bác đã để lại cho thơ văn Việt Nam rất nhiều tác phẩm, trong đó có bài “Rằm tháng giêng”.Bài thơ mà em thích nhất.

Rằm tháng giêng là tên phiên âm của bài “Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Bác viết trong thờI kì kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc. Rằm tháng giêng năm 1948, trên chiếc thuyền giữa dòng sông ở chiến khu Vịêt Bắc, Bác đã cùng Trung ương Đảng mở cuộc họp về cách chống Pháp. Khi cuộc họp kết thúc thì đêm đã khuya . Trăng rằm toả sáng khắp mặt đất lan toả trên dòng sông bao la làm cho cảnh sông núi thêm thơ mộng. Trước những cảnh đẹp tuyệt vời ấy Bác đã ứng khẩu thành thơ, sau này được nhà thơ Xuân Thủy dịch theo thể lục bát, với tên Rằm tháng giêng:
“Rằm xuân lồng lồng trăng soi
Sông xuân nước lẫn, màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Đêm trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dạt dào trong tâm hồn vị lãnh tụ trong đêm nguyên tiêu, Bác đã tả cảnh trăng:
“Rằm xuân lồng lồng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn, màu trời thêm xuân”
Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng tròn vành vạnh. Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Đất nước quê hương bao la mang một màu xanh bát ngát: màu xanh lấp lánh của “sông xuân”, màu xanh ngọc bích của “nước xuân” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “trời xuân”. Điệp từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cảnh sông, nước và bầu trời. Bác yêu thiên nhiên nên sống, núi, cỏ cây, hoa lá, nên tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình mang sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.
Hai câu đầu đã thể hiện vẻ đẹp khoáng đạt, thơ mộng tràn đầy sắc xuân gần như trọn vẹn. Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền giữa đêm trăng:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Trên con thuyền giữa chốn mịt mù khói sóng, Bác đang bàn việc quân sự. BuổI đầu cuộc kháng chiến đầy gian khổ biết bao, tuy vậy, Bác vẫn ung dung, thư thả ngắm cảnh trăng đẹp trên sông. BuổI họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Lúc này, trăng treo giữa trờI toả sáng khắp mọI nơi làm cho cảnh sông nuớc trong đêm càng thêm thơ mộng. Hình ảnh con thuyền nhỏ chở đầy ánh trăng trên sông vô cùng lãng mạn sâu sắc, và cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận. Chắc có lẽ, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác đã tạo ra đươc hình tượng nghệ thuật độc đáo trong hoàn cảnh đặc biêt như thế.

Bài Rằm tháng giêng là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt tuyệt bút của Hồ Chí Minh vớI ngữ điệu nhẹ nhàng. Từ cảnh đêm trăng đẹp, bác đã dẫn ngườI đọc đến vớI tình cảm yêu thiên nhiên, quê hương đất nước dường bao. Qua đó, bài thơ đã bộc lộ rõ tình cảm yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lòng yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ đối với đất nước.
19
17
Ngô Văn Thanh Thi
01/12/2017 17:18:17
các bạn làm hay quá ... nhưng ý mình là phân tích biểu cảm từng câu cơ
26
10
Quỳnh Anh Đỗ
01/12/2017 18:49:49
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:
Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )
Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.
11
17
Linh's Chồn's
04/12/2017 19:02:53
Bài này phải phân tích 2 câu cơ
6
13
NoName.139345
14/12/2017 19:54:58
7
11
NoName.139348
14/12/2017 19:56:23
Có ai giúp mình mở bài được ko
7
5
NoName.367268
25/11/2018 19:41:04
Thực ra 2 câu đầu của bài này có thể biểu cản từng câu đấy
6
5
NoName.372014
03/12/2018 10:24:16
hay
3
2
NoName.613894
18/11/2019 19:56:26
cần thêm hcst là sau chiến thắng thu đông 1947 vì vậy sẽ có thể miêu tả sự vui mừng & hân hoan của cả nước chứ ko phải lúc nào cũng trong chiến tranh khốc liệt, cam go
3
2
Nguyễn Khánh Vy♀
16/12/2020 12:41:14

Rằm tháng Giêng năm 1948, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dòng sông ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Cuộc họp tan thì đêm đã khuya. Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất bao la. Cảnh sông núi trong đêm càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa là Nguyên tiêu:

                                                 Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

                                                 Xuân sang xuân thủy tiếp xuân thiên.

                                                 Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

                                                 Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

                                                                                   -HỒ CHÍ MINH-

  Bài thơ được Bác viết bằng thể thơ cổ, sử dụng trong thơ ca trung đại: thất ngôn tứ tuyệt. Về sau, bài thơ được dịch giả Xuân Thủy dịch sang thể thơ lục bát với tên gọi quen thuộc đó là “Rằm tháng giêng”:

                                                     “Rằm xuân lồng lộng trăng soi

                                                       Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

                                                       Giữa dòng bàn bạc việc quân

                                                        Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.​”

    Bài thơ được sáng tác vào năm 1947, lúc này Bác đang bộn bề công việc, chiến trận đang diễn ra ác liệt, người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh phải vượt qua khắc nghiệt của thời đại, ngắm nhìn vầng trăng và đưa ra vần thơ tuyệt diệu:

                                     “Rằm xuân lồng lộng trăng soi”

     Bức tranh đêm trăng đẹp được bác vẽ ra thật đẹp, lúc ấy đã về khuya, trời đã bắt đầu có những cơn gió nhẹ. Mặt trăng tròn, tỏa ánh sáng khắp nơi khiến nhân gian dòng sông trăng lấp lánh. Trăng soi màu trời, trăng soi tiếng hát, trăng soi cả những con người đang ngồi ngắm ánh trăng giữa đêm khuya với tâm trạng đầy những tâm sự. Bác sử dụng từ láy “lồng lộng” để nói về sắc thái ánh trăng đêm nay. Ánh trăng tỏa sáng như đang ấp ôm, xoa dịu những tâm hồn lo lắng nhạy cảm trước những quyết sách lớn đối với vận mệnh của đất nước.

    Ánh trăng ngày xuân làm vạn vật cũng trở nên xuân. Sắc xuân từ ánh trăng chan hòa vào cảnh vật, vào thiên nhiên, vào cuộc sống:

                              “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

     Các hình ảnh “sông xuân”, “nước xuân” và “trời xuân”. Các hình ảnh trên của mùa xuân như đang soi chiếu vào lẫn nhau, tôn lên nhau làm rạng rỡ thêm cho vẻ đẹp mùa xuân. Điệp từ “xuân” lặp lại ba lần như khẳng định cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân trong đêm rằm. Không gian ấy được mở ra theo chiều cao, chiều sâu và cả chiều rộng khiên bức tranh đêm nguyên tiêu không chỉ bó hẹp mà lại mở ra đến vô cùng vô tận.

                                                         “Giữa dòng bàn bạc việc quân

          Vẻ đẹp thiên nhiên rực rỡ cũng không làm cho người chiến sĩ quên đi nhiệm vụ trọng đại đang gánh vác. Ánh trăng kia thấu cảm cho sự vất vả, lo toan của người thi nhân – chiến sĩ. Có lẽ chỉ cần như thế là đủ để thấy được tinh thần trách nhiệm và niềm mong muốn của Bác to lớn đến thế nào. Vầng trăng vẫn lặng lẽ dõi theo con người với tâm hồn cao đẹp đợi chờ lúc họ trở về:

                                    “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

   đã đến khuya vậy mà trăng vẫn tràn ngập khắp nơi, trăng như đang chờ, đồng hành, đồng cảm cùng thi nhân. Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền” rất đẹp và lạ, ánh trăng soi dòng nước hay là ánh trăng “rơi xuống mạn thuyền” theo thi nhân đi vào bàn bạc quân tình, chính sự.

   Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết trân quý vẻ đẹp của trăng và chính người nghệ sĩ ấy cũng có một tâm hồn lãng mạn mới đủ sức nhìn thấy đêm trăng đồng hành, đồng cảm. Trong hoàn cảnh chiến tranh mà con người và thiên nhiên vẫn giao cảm, đồng hành và chia sẻ cùng nhau. Tác giả phải có tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên thì mới viết nên những vần thơ hay và lay động lòng người như vậy.                                
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×