Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bờ biển nước ta nằm ở phía nào của biển đông?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
3.764
1
1
Phương Như
10/03/2019 08:16:04
Câu 13: Bờ biển nước ta nằm ở phía Tây của biển Đông.
Câu 14: Đơn vị đo chiều dài trên biển gọi là hải lý.
Câu 15: Hiện nay Trường Sa trực thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa.
Câu 16: Nơi yên nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa-Đảo Yến.
Câu 17: Chị Võ Thị Sáu.
Câu 1: Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên 3.200 km

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phương Như
10/03/2019 08:18:28
Câu 2: Cơ sở pháp lý nào để khẳng định chủ quyền các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam?  
* Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)
- Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có 162 quốc gia phê chuẩn và tham gia (tính đến ngày 03 tháng 6 năm 2011). Công ước Luật Biển năm 1982 được coi là Hiến pháp của thế giới vè các vấn đề biển và đại dương. Công ước Luật Biển năm 1982 nêu mỗi quốc gia ven biển có 5 vùng biển, bao gồm: thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Năm 1994, Quốc hội nước ta đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn và chính thức trở thành thành viên của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Bằng việc phê chuẩn này, chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.
* Luật Biển Việt Nam
-Ngày 21 tháng 6 năm 2012, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là hoạt động lập pháp cần thiết để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
- Luật Biển Việt Nam quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.
- Các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong quy định của Luật Biển:
Đường cơ sở: Dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc họi phê chuẩn.
1. Nội thủy: Là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.
2. Lãnh hải: Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý (1 hải lý = 1,852 km) tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đấy biển của lãnh hải.
3. Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Nhà nước thực hiện chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác đối với vùng tiếp giáp lãnh hải.
4. Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:
- Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.
- Quyền tài phán quốc gia vè lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển và lợi ích quốc gia trên biển.
- Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.
5. Thềm lục địa: Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đấy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tình từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên.
0
0
Nhi Minh
10/03/2019 17:19:36
Câu 2 có thể tóm gọn ko ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k