LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cách làm một bài văn thuyết minh

Các bạn cho mình hỏi nếu muốn làm một bài văn thuyết minh làm thế nào giúp mình với cảm ơn các bạn nhiều..........
3 trả lời
Hỏi chi tiết
4.097
7
4
Trịnh Quang Đức
20/01/2018 12:59:15
Có 4 bước bạn nhé!
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.
Bước 2: Lập dàn ý
Bước 3: Viết bài
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa.
Nêu bạn k hiểu thỳ có thể tham khảo cách ssau để hiểu hơn nhé
Cách làm bài văn thuyết minh
Cho đề văn sau: "Thuyết minh về chiếc xe đạp "
a. Tim hiểu đề và tìm ý
Tìm hiểu đề’, có thể nói đây là thao tác mà đa phần học sinh hay bỏ qua vì tâm lí sợ mất nhiều thời gian và làm không kịp bài. Người học cần hiểu một điều, việc phân tích đề bài giúp cho chúng ta xác định đúng thể loại làm bài, làm đúng trọng tâm, không xa rời đề bài (dẫn dẫn đến lạc đề). Nó là bàn đạp giúp cho việc viết bài được tốt và nhanh hơn rất nhiều nếu không phân tích đề bài một cách kĩ lường.
Trong bước tìm hiểu đề, người học cần xác định một số điều sau đây:
+ Thể loại làm bài ở đây là gì?
+ Đối tượng cần thuyết minh là gì?
+ Khi thuyết minh ta cần hướng đến là cái gì?
- Đối với thể loại làm bài , ta hãy xem trong đề bài có cụm từ "thuyết minh",hay "giới thiệu".
- Đổi với đổi tượg cần thuyết minh, thường đối tượng là những vật dụng quen thuộc; con vật, loài cây gần gũi, một phương pháp (cách làm); một tác giả, tác phẩm,...
- Khi thuyết minh, ta cần chú ý đến các đặc điếm, tính chất của đối tượng thuyết minh để từ đó mà lập dàn bài cho phù hợp.
Dựa trên đề bài đã cho ở trên, ta xác định:
a) Thể loại làm bài: văn thuyết minh (có yêu cầu đề: Thuyết minh).
b) Đối tượng cần phải thuyết minh: '"Chiếc xe đạp" - một phương tiện đi lại thông dụng của con người.
c) Những điều cần lưu ý: đặc điểm, cấu tạo, tính chất, cách sử dụng, bảo quản,...
  • Tìm ý: đây là thao tác giúp cho người học viết tốt bài làm của mình nhờ vào các ý tìm được bằng cách đặt thật nhiều câu hỏi trong đầu mình về vấn đề đã xác định trong đề bài.
- Khi tìm ý, người học cần thực hiện những bước sau đây:
+ Đọc thật kĩ lưỡng đề bài từ chữ đầu tiên cho đến chữ cuối cùng để nắm bắt nội dung chính.
+ Gạch chân những từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ trọng tâm trong đề bài.
+ Đặt câu hỏi (là gì? thế nào? tại sao? ra sao?) cho những gì vừa gạch chân.
+ Hình thành các câu hỏi xoay quanh đề bài (Là gì? Vì sao? Như thế nào?).
Áp dụng vào đề bài trên, ta có:
- Đọc kĩ đề bài.
- Gạch chân từ ngữ, hình ảnh trọng tâm trong đề bài:
Thuyết minh về chiếc xe đạp.
- Đặt câu hỏi:
+ Chiếc xe đạp có nguồn gốc, xuất xứ ra sao?
+ Chiếc xe đạp có cấu tạo như thế nào?
+ Để tạo nên một chiếc xe đạp thi bao gồm những bộ phận nào?
+ Cách sử dụng nó ra sao?
+ Cách bảo quản nó ra sao?
+ Em có suy nghĩ gì về nó?
b. Lập dàn bài
Đây cũng là bước làm bài mà học sinh hay bỏ qua vì theo suy nghĩ của người học là "phí phạm thời gian". Khi lập dàn bài, tuỳ theo phong cách học tập của mỗi người mà có cách lập dàn bài khác nhau cho phù hợp. Có người thì lập dàn bài theo kiểu truyền thống (gạch đầu dòng), có người thì lập dàn bài theo dạng sơ đồ tư duy (một phát minh tuyệt vời của Tony Buzan). Dù cho người học có cách lập dàn bài kiểu gì thì dàn bài đó cũng phải có đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Ở đây, chúng tôi nêu lại phương pháp truyền thống để người học tiện tham khảo.
LẬP DÀN BÀI
I. MỞ BÀI
- Dẫn dắt vào đối tượng cần thuyết minh: là một trong những phương tiện đi lại của con người.
- Nêu ra đối tượng cần thuyết minh
II.THÂN BÀI
  1. Cấu tạo của chiếc xe đạp
- Hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển, hệ thống chuyên chở.
- Hệ thống truyền động gồm:
+ khung xe
+ bàn đạp + trục giữa + ổ bi giữa + dây xích + đĩa + ổ líp + hai trục + ổ bi
+ hai bánh trước, sau
- Hệ thống điều khiển gồm:
+ ghi đông có hai tay cầm xoay được + hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm + hai tay cầm + bộ phanh
- Hệ thống chuyên chở gồm:
+ yên xe
+ dàn đèo hàng hoặc giỏ đựng
2.Đặc điểm của xe đạp và cách sử dụng
- Người đi xe đạp ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo dây xích làm chuyển động ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn hai lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn hai vòng. Ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650 mm hay 700 mm, gấp 10 lần đường kính ố líp, khi ổ líp quay mội vòng thì bánh xe đã lăn được một quãng dài. Ổ líp quay nhanh sẽ làm xe chạy nhanh. Lúc đầu bánh xe làm bằng gỗ, khi chạy xe xóc rất dữ. Ngày nay người ta làm bánh xe bằng cao su. lốp ở ngoài, săm ở trong, khi bơm đủ hơi, có lực đàn hồi, xe chạy ít xóc hẳn.
- Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay được qua cổ xe có ổ bi nhằm lái cho bánh xe trước đi theo phương hướng mong muốn. Hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm, điều khiển cho tốc độ xe khi đang chạy nhanh cỏ thể chậm lại. Hai tay cầm ở ghi đông vừa là tay lái, vừa là chỗ nắm để giữ cho người đi xe ngồi vững trên xe. Bộ phanh gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh làm cho má phanh ép vào hai bên vành xe tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe chạy chậm lại hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe có thể dừng xe theo ý muốn.
3. ích lợi của xe đạp
- Là phương tiện giao thông rất tiện lợi trong cự li ngắn.
- Không gây ô nhiễm
- Là một cách vận động cơ thể rất tốt.
III.KẾT BÀI
- Là một người bạn thân thiết của con người.
- Dù trong tương lai, nhiều phương tiện giao thông có phát triển đi chăng nữa thì xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu.
c. Viết bài
Đây là thao tác quan trọng - tạo lập văn bản hoàn chỉnh. Dựa trên dàn bài đã lập, người học cần phân bổ thời gian sao cho phù hợp với các phần. Lưu ý người học một số vấn đề sau:
- về mặt hình thức: Bài viết phải có đầv đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Không mắc các lỗi thông thường: chính tả, cách dùng từ. câu cú, ngữ pháp, phân đoạn... ý phải rõ ràng, văn viết mạch lạc, trôi chảy.
- về mặt nội dung: Viết đúng nội dung đề bài, đi đúng trọng tâm nội dung đề
bài.
d. Đọc lại và sửa chữa
Đây là thao tác cuối cùng của việc thực hiện một bài văn hoàn chỉnh. Thao tác này giúp ta xem xét được tổng thể bài làm: có cân đổi, đầy đủ ý, hay bị sai sót gì về các lỗi thông thường hay không, từ đó mà ta chỉnh sửa lại cho phù hợp. Cuối cùng rút ra được nhiều kinh nghiệm cho những bài viết sau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
2
Bạch Ca
20/01/2018 13:05:34
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về những đặc điểm, nguyên nhân, tính chất,… của các hiện tượng cũng như sự vật trong tự nhiên và xã hội bằng các phương thức như: trình bày, giới thiệu, giải thích.
Một bài văn thuyết mình đòi hỏi phải có những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích cho mọi người. Đồng thời cũng cần được trình bày một cách chính xác, rõ ràng, mạch lạc và lôi cuốn. Để làm được điều đó đòi hỏi người viết phải có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mà mình thuyết minh.
Các phương pháp thuyết mình gồm:
  • Nêu định nghĩa: bằng cách chỉ ra bản chất của đối tượng thuyết minh từ đó vạch ra phương pháp lôgic cuả thuộc tính sự vật bằng lời văn gắn gọn, rõ ràng, chính xác.
  • Liệt kê: lần lượt chỉ ra các đặc điểm, tính chất của đối tượng theo một trật tự nhất định.
  • So sánh: đối chiếu từ 2 đối tượng trở lên để làm nổi bật bản chất của đối tượng cần được thuyết minh.
  • Dùng số liệu: dẫn con số cụ thể để thuyết minh về đối tượng, đây là phương pháp giúp bài văn thuyết minh có tính khoa học cao.
  • Nêu ví dụ cụ thể để thuyết minh sự vật: bằng cách nêu dẫn chứng thực tế. Phương pháp này giúp thuyết minh, giải thích rõ ràng hơn từ đó gây được ấn tượng sâu cho người đọc.
  • Phân loại, phân tích: chia đối tượng ra từng loại, từng mặt để thuyết minh. Sử dụng đối với những loại sự vật đa dạng, có nhiều bộ phận cấu tạo…
  • Ngoài ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn thuyết minh chính là để cho sự vật tự thuật về mình.
Khi làm một bài văn thuyết minh, chúng ta cần phải vận dụng nhiều phương pháp kết hợp với nhau để có thể trình bày vấn đề trên mọi góc cạnh và đi sâu vào những mặt cụ thể. Đây là một đặc trưng quan trọng trong phương pháp viết văn thuyết minh, bởi văn do yêu cầu nội tại mà nó đòi hỏi sự đa dạng của phương pháp trình bày.
Các bước để làm một bài văn thuyết minh hay
Để làm một bài văn thuyết mình cần thực hiện theo các bước:
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý Là một việc thường bị người học xem nhẹ hoặc bỏ qua vì sợ mất thời gian nhưng trên thực tế đây lại là một bước vô cùng quan trọng. Tìm hiểu đề và tìm ý giúp chúng ta xác định đúng thể loại và trọng tâm đề bài từ đó không xa rời đề bài. Đây chính là bước tiền đề, làm bàn đạp giúp việc viết bài được tốt và nhanh hơn rất nhiều. Trong bước tìm hiểu đề, người học cần xác định một số vấn đề chính như: xác định đối tượng thuyết minh; sưu tầm, ghi chép và lựa chon các tư liệu cho bài viết; lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.
Bước 2: Lập dàn bài Lập dàn bài là bước giúp người học sắp xếp bố cục bài làm một cách khoa học, hợp lý, cụ thể từ đó là khung để viết bài một cách trôi chảy, không bỏ sót ý. Khi lập dàn bài, tùy theo phong cách học tập của mỗi người sẽ lập những kiểu dàn bài khác nhau. Có thể là theo phongc ách truyền thống bằng cách gạch đầu dòng, cũng có thể lập theo sơ đồ tư duy. Tuy nhiên, dù với phong cách nào thì một dàn bài cũng cần có đầy đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Bước 3: Viết bài Đây là bước để tạo nên một văn bản hoàn chỉnh. Người học dựa vào dàn bài đã lập để phân bổ thời gian hợp lý cho mỗi phân. Ở bước này, người học cần chú ý về hai mặt: thứ nhất là đảm bảo về nội dung của bài văn: viết đúng nội dung đề bài đã nêu, đi đúng trọng tâm, không lan man, lạc đề; Thứ hai là về mặt hình thức: bài viết phải đảm bảo đầy đủ ba phần, không để mắc các lỗi thông thường về cú pháp, chính tả, ngữ pháp… ý tứ rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy.
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện một bài bài văn. Thao tác này giúp chúng ta đánh giá lại tổng thể bài viết, tìm ra những lỗi mà mình mắc phải, sửa chữa để bài văn trở nên hoàn mỹ hơn, từ đó cũng rút ra được những kinh nghiệm cho những bài viết sau. Đây là một bước đơn giản nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong quy trình viết một văn bản thuyết minh.
Hãy nắm vững những kiến thức cơ bản nêu trên để văn Thuyết minh trở nên dễ dàng hơn đối với bạn
1
2
Quỳnh Anh Đỗ
20/01/2018 15:09:24
I. Lý thuyết văn thuyết minh
1. Khái niệm:
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân...của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
2. Yêu cầu:
  • Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.
  • Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.
* Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.
3. Phương pháp thuyết minh:
3.1. Phương pháp nêu định nghĩa:
VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.
3.2. Phương pháp liệt kê:
VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm...
3.3. Phương pháp nêu ví dụ:
VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)
3.4. Phương pháp dùng số liệu:
VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con.
3.5. Phương pháp so sánh:
VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.
3.6. Phương pháp phân loại, phân tích:
VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật...
4. Các bước làm bài văn thuyết minh:
  • Bước 1:
    • Xác định đối tượng thuyết minh.
    • Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết
    • Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp
    • Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.
  • Bước 2: Lập dàn ý
  • Bước 3: Viết bài văn thuyết minh
II. Cách làm một số dạng đề văn thuyết minh
* Khi đối tượng thuyết minh là một đồ vật thì nội dung thuyết minh thường là:
  • Cấu tạo của đối tượng
  • Các đặc điểm của đối tượng
  • Lợi ích của đối tượng
  • Tính năng hoạt động
  • Cách sử dụng, cách bảo quản
* Khi thuyết minh về một loài vật, nội dung thuyết minh thường là:
  • Nguồn gốc
  • Đặc điểm
  • Hình dáng
  • Lợi ích
* Khi thuyết minh về một thể loại văn học, nội dung thuyết minh thường là:
  • Nêu một định nghĩa chung về thể thơ
  • Nêu các đặc điểm của thể thơ:
    • Số câu, chữ.
    • Quy luật bằng trắc.
    • Cách gieo vần.
    • Cách ngắt nhịp.
    • Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
* Khi đối tượng thuyết minh là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thì nội dung thuyết minh thường là:
  • Vị trí địa lí.
  • Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng.
  • Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng.
  • Cách thưởng ngoạn đối tượng.
* Khi đối tượng thuyết minh là một danh nhân văn hoá thì các nội dung thuyết minh thường là:
  • Hoàn cảnh xã hội.
  • Thân thế và sự nghiệp.
  • Đánh giá xã hội về danh nhân
Lưu ý: Trong các phần trên, phần thân thế, sự nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết.
* Khi giới thiệu một đặc sản thì nội dung thuyết minh thường là:
  • Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản.
  • Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị.
  • Cách thức chế biến, thưởng thứ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư