Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chứng minh chất thép trong thơ Bác qua các bài thơ đã học?

5 trả lời
Hỏi chi tiết
466
1
0
doãn thu hằng
07/04/2019 16:43:13
Câu này chắc dài lắm

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Dương Anh Anh
07/04/2019 16:52:41

Nhà thơ Hoàng Trung Thông khi nhận xét về thơ ca của Hồ Chí Minh từng khẳng định:

"Vần thơ của Bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình".

Thật vậy, thơ của Người từ trước đến nay luôn khắc họa bức chân dung tinh thần tự họa của người chiến sĩ cộng sản vừa phi thường, cao cả, lại vừa rất đỗi bình thường, giản dị. Chất thép phi thường là yếu tố không thể thiếu trong thơ của Bác. Đặc biệt tập thơ "Nhật kí trong tù" đã kết tinh đầy đủ chất thép vững vàng của người chiến sĩ anh hùng ấy.

Chất thép là hình ảnh ẩn dụ để chỉ tinh thần chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ cộng sản. Sự xuất hiện của "chất thép" bắt nguồn từ thực tế đời sống chiến đấu chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Trong hoàn cảnh chiến đấu nhiều khó khăn, thơ ca phải đặt nhiệm vụ dân tộc và thời đại lên hàng đầu, cái tôi hòa vào với cái ta anh hùng. Bác cũng từng cho rằng: "Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong". Bởi vậy, thơ ca có xu hướng ca ngợi vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ: ý chí nghị lực vượt lên mọi khó khăn thử thách; phong thái ung dung, lạc quan hướng về tương lai. Đó chính là chất thép trong phẩm chất kiên định theo đuổi lí tưởng cách mạng của người chiến sĩ.

Trước tiên, nói "Nhật kí trong tù" là tập thơ hàm chứa đầy đủ chất thép là bởi những bài thơ đều được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị tù đày.Tháng 8 - 1942, khi sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ quốc tế thì Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt mười ba tháng ở tù, tuy bị đày ải vô cùng cực khổ nhưng Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Tập "Nhật kí trong tù" ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt đó. Những bài thơ thể hiện ý chí cứng cỏi, sắt đá của Người được sáng tác trong khi bị đày đọa vô cùng đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần.

Biểu hiện của chất thép được thể hiện qua cả nội dung và nghệ thuậtcủa từng bài thơ trong tập "Nhật kí trong tù".Về nội dung, chất thép được biểu hiện rất đa dạng. Trong thơ Bác có rất nhiều bài thơ thể hiện ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, qua đó phác họa bức chân dung tinh thần kiên cường của Người. Với bài thơ "Bốn tháng rồi", dù:

"Bốn tháng cơm không no

Bốn tháng đêm thiếu ngủ

Bốn tháng áo không thay

Bốn tháng không giặt giũ"

nhưng ở Bác, ta vẫn thấy được tinh thần không hề nao núng trước hoàn cảnh ngặt nghèo:

"Kiên trì và nhẫn nại

Không chịu lui một phân".

Bởi thế, trong "Tự khuyên mình", Người luôn tự căn dặn bản thân rằng nhờ có đắng cay thì con người mới có thể mạnh mẽ đối đầu với tất cả:

" Nghĩ mình trong bước gian truân

Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng".

Bên cạnh đó, những vần thơ mang nặng chất thép của Người còn toát lên từ phong thái ung dung, lạc quan. Dù bị tù đày nhưng Bác vẫnsay sưa ngắm cảnh thiên nhiên:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Tâm hồn lãng mạn, bay bổng của Người đã vượt ra khỏi song sắt nhà lao, tìm đến với người bạn tri âm là vầng trăng tròn vành vạnh. Không còn là người tù bị đày đọa đau khổ, Bác trở thành thi nhân đồng điệu với vầng trăng tri kỉ, không nói mà như đang chất chứa đến vạn lời. Không chỉ trong nhà lao mà ngay cả trên đường chuyển ngục với xiềng xích gông cùm, tâm hồn Người vẫn lạc quan, ung dung tự tại. Trong bài thơ "Chiều tối", Bác đã hướng tầm mắt của mình lên trời cao để cảm nhận bức tranh thiên nhiên với:

"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không".

Đặc biệt, hình ảnh "lò than hồng" xuất hiện trong hai câu thơ cuối:

"Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng"

trở thành nhãn tự của cả bài thơ. Đó không đơn thuần là hình ảnh diễn tả bước chuyển mình của thời gian mà còn là biểu tượng của ánh sáng và hơi ấm, xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối của núi rừng. Dường như trong bất cứ hoàn cảnh nào, tâm hồn nhà cách mạng Hồ Chí Minh vẫn luôn hướng về phía ánh sáng, phía sự sống.

Chất thép trong "Nhật kí trong tù" còn ẩn sau những vần thơ đả kích, châm biếm sâu cay kẻ thù. Trong "Lai Tân", Hồ Chí Minh đã vẽ một bức tranh về hiện trạng bộ máy chính quyền Tưởng Giới Thạch:

" Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc

Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh

Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,

Trời đất Lai Tân vẫn thái bình".

Tất cả các nhân vật được nhắc đến trong bài thơ đều không làm đúng chức trách của mình. Ban trưởng là người có chức vụ quản lí phạm nhân nhưng lại đánh bạc công khai, cảnh trưởng kiếm ăn nhờ việc đút lót, còn huyện trưởng chong đèn phải chăng là để làm việc hay là để hút thuốc phiện? Bộ máy nhà tù nhũng nhiễu và thối nát kia là đại diện cho cả một xã hội. Lúc này, thái độ châm biếm của Bác bộc lộ một cách gián tiếp qua câu thơ cuối. Sự "thái bình" kia chỉ là ngụy trang cho một xã hội bên trong đã mục ruỗng. Qua những vần thơ trên, người đọc nhận thấy Hồ Chí Minh có cái nhìn vô cùng sắc sảo đối với các hiện tượng xã hội. Dám mỉa mai, dám vạch trần bộ mặt thật của bộ máy chính quyền Tưởng Giới Thạch, đó chính là chất thép sáng ngời toát lên từ những vần thơ hàm súc của Bác.

Về nghệ thuật thể hiện, giọng điệu là cách thức chuyển tải chất thép cho những vần thơ của Bác một cách trực tiếp. Khi nói về ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn, Bác thường sử dụng giọng điệu mang tính chất ca ngợi, cổ vũ và có khi là hóm hỉnh, hài hước. Khi muốn vạch trần bộ mặt xỏa trá của kẻ thù, Người lại sử dụng giọng điệu mỉa mai, châm biếm. Giọng điệu có vai trò vô cùng to lớn góp phần làm nên những bài thơ đậm chất sắc sảo của một bản lĩnh kiên cường.

"Nhật kí trong tù" đã khắc họa tinh thần kiên cường, chất thép sáng ngời trong phong cách Hồ Chí Minh. Đó cũng là vẻ đẹp tâm hồn, tư thế của một người: "Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao".

1
0
doãn thu hằng
07/04/2019 16:55:07
Cô giáo giao bài thế này làm sao mà kịp
1
0
doãn thu hằng
07/04/2019 16:56:52
Cảm ơn bạn nhiều nhé! Bài này bạn tự viết hả?
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
07/04/2019 18:36:37

Thơ văn của Bác bài nào, câu nào cũng có thép nhưng chất thép được biểu hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Vì thế, đọc thơ Bác, nhà nghiên cứu, phê bình văn học Hoài Thanh viết: Khi Bác nói trong thơ có thép, ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép ở trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách rất linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có tinh thần thép.

Trong bài Cảm tưởng đọc Thiên gia thi, Bác nêu rõ quan điểm của mình:

Nay ở trong thơ nền có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

Vậy thế nào là chất thép trong thơ? Căn cứ vào nội dung thơ Bác, chúng ta hiểu chất thép chính là tính chiến đấu, là tinh thần lạc quan, tin tưởng của người chiến sĩ.

Nhưng chất cách mạng và tinh thần chiến sĩ trong thơ đâu phải chỉ có một dạng biểu hiện trực tiếp mới là có chất thép ? Nhật kí trong tù có những bài đề cao tinh thần chiến đấu và ý chí không gì lay chuyển nổi của người chiến sĩ cách mạng:

Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao
(Đề từ)

Hoặc:

Kiên trì và nhẫn nại
Không chịu lùi một phân
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần
(Bốn tháng rồi)

Những bài như thế chiếm số lượng rất ít trong tập thơ. Phần lớn các bài thơ không nói đến cách mạng, đến tinh thần chiến đấu, có nghĩa là không hề nói chuyện thép và lên giọng thép. Ấy thế nhưng chất thép lại ẩn chứa sau từng câu, từng chữ, từng hình ảnh sinh động, vui tươi hay đằng sau nụ cười hóm hỉnh, hài hước hoặc mỉa mai. Trong tù, tay bị xích, chân bị cùm mà Bác vẫn thưởng thức vẻ đẹp của ánh trăng lọt qua song cửa, vẫn làm thơ và để Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu, đó là chất thép. Trên đường bị áp giải từ nhà lao này sang nhà lao khác, Bác phải chịu cảnh: Năm mươi ba cây số một ngày, Áo mũ dầm mưa, rách hết giày, Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ, Ngồi trên hố xí đợi ngày mai, đó cũng là chất thép. Nhìn xiềng xích và dây trói quấn đầy mình mà Bác lại ví: Rồng cuốn vòng quanh chân với tay, Trông như quan võ quấn tua vai. Nghe tiếng xiềng sắt loảng xoảng theo mỗi bước chân, bất chợt Bác nảy ra so sánh thú vị: Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung… thì phải nói rằng tất cả những cái đó là biểu hiện cụ thể và sâu sắc cái chất thép thấm trong cốt tủy người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh.

Chất thép còn thể hiện thường xuyên trong cách nhìn của Bác đối với thiên nhiên. Người say đắm trước vẻ đẹp lộng lẫy của buổi bình minh hay một hoàng hôn nơi sơn dã với cánh chim tìm về tổ, chòm mây trôi nhẹ giữa từng không, ánh lửa ấm áp bừng lên trong chiều muộn. Người vui với tiếng Chim ca rộn núi, với những làn hương thanh khiết của cỏ hoa bắt gặp trên đường lưu đày và tìm thấy ở đấy những người bạn tri âm, tri kỉ… Thưởng thức tất cả những cái hay, cái đẹp của thiên nhiên trong tư thế của một người tù bị tước đoạt tự do, phải chăng đó chính là tinh tuý của chất thép trong hồn Bác, trong thơ Bác?

Sau đây là ví dụ cụ thể về một bài thơ không nói chuyện thép, không lên giọng thép mà vẫn thấm nhuần một tinh thần thép
TỰU KHUYÊN MÌNH
Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện, tinh thần thêm hăng.

Bài thơ này Bác sáng tác trong cảnh tù ngục tối tăm, khổ ải của chính quyền Tưởng Giới Thạch. Chế độ lao tù thường làm kiệt quệ thân xác và mòn mỏi ý chí con người. Trong những ngày dài chờ đợi dược trả lại tự do, Bác đã ngẫm nghĩ sâu xa và tự khuyên mình như thế. Song ý nghĩa của bài thơ không bó hẹp trong phạm vi một lời tự khuyên mình mà nó trở thành một bài học nhân sinh sâu sắc cho mỗi con người trong quá trình phấn đấu, rèn luyện để trưởng thành.

Mở đầu bài thơ, Bác đưa ra hai hình ảnh đối lập nhau để chứng minh cho quy luật bất di bất dịch của Tạo hóa:

Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.

Một năm, trời đất trải qua bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Cái vòng tuần hoàn ấy diễn ra đều đặn như thế đã bao đời. Mùa đông, đất trời ảm đạm, lạnh giá, mấy ai ưa thích? Nhưng không thể bỏ qua mùa đông để tìm mùa thu nắng vàng gió nhẹ đến ngay với mùa xuân, hoa lá tốt tươi. Từ chiêm nghiệm về quy luật thiên nhiên, Bác rút ra quy luật cuộc sống của con người. Trên bước đường tạo dựng sự nghiệp, ai cũng phải trải qua gian nan, thử thách, thậm chí tai ương. Có đắng cay mới có ngọt bùi, điều đó cung là một quy luật tất yếu. Những gian nan, thử thách được Bác ngầm so sánh với mùa đông khắc nghiệt. Muốn đến được với mùa xuân (thành công, hạnh phúc), bắt buộc phải đi qua nó.

Bởi hiểu rất rõ quy luật thiên nhiên, quy luật xã hội nên trước sau, Bác luôn giữ vững lòng tin vào tương lai tươi sáng của cách mạng; đồng thời Người phấn đấu hết sức mình vì sự nghiệp chung. Tư tưởng chỉ đạo mọi suy nghĩ hành động của Bác là thắng không kiêu, bại không nản. Vì thế không may lâm vào cảnh lao tù, Bác vẫn giữ vững ý chí của người chiến sĩ kiên trung:

Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

Gian truân, tai ương không thể cản bước Bác mà nó chỉ là những thử thách để Người rèn luyện tinh thần thèm hăng trên con đường phấn đấu, hi sinh cho dân tộc và đất nước.

Không sợ khó khăn, biết vượt lên trên sự ràng buộc của hoàn cảnh, đó là điều kiện cần thiết để rèn luyện bản thân, là phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ. Đó cũng chính là chất thép trong con người Bác Hồ.

Bốn câu thơ nhẹ nhàng như một lời tự nhủ – mình nói với mình, nhưng lại có sức âm vang bởi đằng sau từng câu, từng chữ đều tự nhiên toát lên một tinh thần cách mạng, một ý chí gang thép và một nghị lực phi thường. Bài thơ là bài học lớn lao, thấm thía cho mỗi chúng ta trên đường đời.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư