Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Có ý kiến cho rằng: Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường là những áng thơ viết bằng văn xuôi. Anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.211
1
0
Bạch Ca
12/01/2018 12:40:19
Có ý kiến cho rằng: Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường là những áng thơ viết bằng văn xuôi. Anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng ở nước ta vài chục năm nay. Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc ở tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất Huế thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đó là những trang viết tài hoa, tài tử, tài tình.
Thực ra, bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là những áng thơ văn xuôi cuốn hút người đọc. Có độc giả ở Hà Nội đã công phu cắt từng câu trong bút ký nổi tiếng Ai đã đặt tên cho dòng sông của anh xếp lại thành một bài thơ. Ngoài bút ký, anh có nhiều bài thơ hay được rất nhiều độc giả thuộc như Địa chỉ buồn, Dù năm dù tháng, Dòng sông đời mẹ, Đêm qua: "Bây giờ đã hết trò chơi/ Đã tàn cuộc rượu để người ra đi/ Đêm qua không biết làm gì/ Muốn về tìm gã Trương Chi nghe đàn"... Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường là vẻ đẹp của nỗi buồn hoài niệm, những day dứt triết học, từ sâu thẳm thời gian, sâu thẳm đất đai vọng lên trong tâm khảm người đọc. Chỉ có bài thơ Bồng bềnh cho tới mai sau là bài thơ tình (với chất liệu vũ trụ) rất hay và rất lạ trong mạch thơ buồn viết ra từ máu của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong vài chục năm nay!
Năm 1986, Hoàng Phủ Ngọc Tường về thăm Lệ Thủy quê vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Lệ Thủy là vựa lúa của tỉnh Quảng Bình, nơi sông nước mênh mang trong xanh chảy qua những làng quê thấm đẫm điệu hò khoan da diết. Từ chợ Tréo có thể đi đò về khắp nơi trong huyện. Người Lệ Thủy đam mê dân ca và hò hát. Đêm trăng hò giã gạo, chèo thuyền hò mái nhì, mái đẩy, mái bảy, mái ba, mái sắp, mái nện... không khác gì xứ Huế. Đêm Hoàng Phủ ngủ lại với mảnh đất đã cho mình tình yêu, mảnh đất đã cho anh câu thơ khái quát: “Ai người làm thơ ai người cứu nước”.
Trong đêm khuya khoắt, tiếng hát từ những con đò chở lúa trên dòng sông Kiến Giang làm anh choàng giấc. Anh chạy ra Mũi Viết nơi ngã ba sông, và bàng hoàng ngẩn ngơ trước cảnh tượng thơ mộng như tranh thủy mặc: Bắt gặp những cảnh tượng bình minh như trong cổ tích đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị hớp hồn. Để rồi những hình ảnh đẹp đó đi vào tâm hồn thơ của anh vô cùng xao động và ấn tượng hơn nhờ những cặp liên tưởng bất ngờ và thú vị: "Có con thuyền trong sương trắng/ Bềnh bồng như một cánh chim/ Có em chèo thuyền áo trắng/ Xôn xao như trốn như tìm/ Có vầng mặt trời rựng sáng/ Bồi hồi như một trái tim".
Nhờ thủ pháp so sánh, liên tưởng điêu luyện những cảnh thực vào thơ đã thành ảo, thành mộng, cái tả đã biến thành cái cảm, cái say, dẫn người đọc đến một trạng thái tình cảm mới: Tình yêu! Cô gái chèo thuyền trên sông phút chốc biến thành Nàng Tiên Nữ giữa chốn bồng lai tiên cảnh với những nét đẹp vàng son lấp lánh và cực kỳ sang trọng: “Phấn mặt trời trên má”, “bụi mặt trời vương gót chân”, “dấu chân thành hoa hài trên sóng”…
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường “…thấm đẫm triết học về cái chết... thơ anh buồn mỗi nỗi buồn đứt ruột… Đấy là thơ của cõi âm…”. Đó là một nhận xét xác đáng. Nhưng trong nguồn thơ như từ đất vọng lên của Tường lại có một bài thơ khác lạ, bài thơ “Như từ trời vang xuống, đầy chứa chan, khoái cảm và trí tuệ. Đó chính là Bồng bềnh cho tới mai sau, bài thơ về trái tim tình yêu, “Trái tim mặt trời” vĩnh cửu, một bài thơ tình hay và mới mẻ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
12/01/2018 18:49:56
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tuổi nhỏ ông sống ở Huế và học hết bậc trung học tại đây. Năm 1960 ông tốt nghiệp khoá I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn, năm 1964 nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế. Từ năm 1960 đến năm 1966 ông dạy học tại trường Quốc Học Huế.
"Tôi phản đối xu hướng thực dụng bợm bãi của nhiều người đàn ông bây giờ. Những điều này đang làm nhiều phụ nữ đau khổ... Hãy trân trọng hoa và phụ nữ. Đó là nguồn mỹ cảm nuôi cảm hứng sáng tạo của cả loài người", nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tâm sự.
Cơn bạo bệnh kịch phát cách đây mấy năm đã để lại cho Hoàng Phủ Ngọc Tường những di chứng nặng nề, khiến ông gặp nhiều khó khăn trong việc viết và liên hệ với thế giới bên ngoài.
"Nhà tôi phố Đạm Tiên", Hoàng Phủ Ngọc Tường thường chỉ đường như vậy, với nét cười thoáng qua khóe môi. Chút hài hước chấp nhận thân phận, thêm một lần xác nhận thế cuộc phù du.
Huế không có phố Đạm Tiên. Nếu có một phố tên là Đạm Tiên thật thì buồn quá. Ai lấy tên của một kỹ nữ tài hoa chết trẻ mà đặt tên phố để thành xui xẻo, mà mang lấy cái nghiệp bạc như vôi. Phố Đạm Tiên của nhà thơ nay ở Phan Bội Châu.
Đôi nhà thơ nổi tiếng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Lâm Thị Mỹ Dạ đang được che chở dưới mái một ngôi nhà xinh xắn, do Mỹ Dạ thiết kế lấy kiểu dáng. Cuộc hôn nhân bắt đầu năm 1973. Họ cùng đi qua những thăng trầm sóng gió cuộc đời, ngọt ngào nhưng cũng nhiều cay đắng, luôn bên nhau trong những lúc hiểm nghèo. Khi Hoàng Phủ Ngọc Tường phải gắn lưng trên chiếc xe lăn, Mỹ Dạ là người bạn đời nâng giấc dịu dàng.
Nói về vợ, nhà thơ luôn cười vui: "Tui lấy một người vợ làm thơ, đến lúc xây nhà mới biết là lấy nhầm phải một nhà thiết kế. Trong khi tôi, cũng như những đàn ông khác, chỉ phải gánh một gánh là trách nhiệm với chính mình, thì Mỹ Dạ phải gánh gấp đôi, thêm cả bổn phận người phụ nữ. Làm đàn ông thời này thoải mái sung sướng hơn đàn bà rất nhiều".
Hoàng Phủ Ngọc Tường liệt nửa người, bị bạo bệnh giam cầm trong bốn bức tường. Nhiều bạn bè theo anh và Mỹ Dạ đến tận chân giường, đôi khi đồng hành trong những cuộc đi chữa bệnh khó nhọc và tốn kém.
Sau chuyến đi mới đây, hai vợ chồng như được tiếp thêm sức lực và hy vọng vì sức khỏe khá lên. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có thể ngồi khá lâu trên xe lăn, những dòng chữ viết bởi bàn tay duy nhất còn cử động đã bớt vụng dại. Giọng nói đã rõ ràng hơn. Ông có thể ngồi trên xe trò chuyện hàng giờ mà không quá mệt. Trên xe lăn mà vẫn như ngồi trên một con thuyền thúng, nôn nao nỗi đời. Huế yên tĩnh quá. Yên tĩnh đến mức một tiếng ong bay cũng có thể làm xao động. "Huế rất tốt cho việc làm thơ và ngâm ngợi, cho "một cõi đi về" nhưng thiếu rộn ràng cho công việc, giao lưu và cõi ở", nhà thơ tâm sự.
Dường như trong suốt cuộc đời mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị ám ảnh bởi hoa. Điều đó, dù cuộc đời lận đận những ngày tù cộng với những năm tháng bôn ba khắc nghiệt của chiến tranh không tước đoạt nổi của ông.
Ông viết rất nhiều về hoa. Thiên nhiên trong thơ ông hiện lên mong manh, rưng rưng, như vẻ đẹp của thiếu nữ, như giọt sương mai. Đặc biệt, ông bị ám ảnh bởi sắc diện phù dung.
Không phải ngẫu nhiên mà Hoàng Phủ Ngọc Tường có cả tập thơ mang tên Người hái phù dung. Dung nhan của loài hoa sớm nở tối tàn này thường trở đi trở lại trong văn thơ ông. Trong Hoa bên trời, trên xe lăn trong những ngày giao thời 2005, ông viết: "Hoa phù dung biểu lộ lòng ham thích cuộc sống, mặt khác nó phải sống hụt một đời hoa... Mỗi lần nghe nhắc đến hoa phù dung, tôi lại thấy cảm giác rờn rợn như với một số phận đầy bi thảm. Như thể nó không phải một loài thực vật, mà là một thiếu nữ".
Mô tả nhiều sắc hoa với rất nhiều ưu ái và lưu luyến, Hoàng Phủ Ngọc Tường nói như một người mang nợ: "Đã lâu rồi tôi không nhắc đến hoa. Tôi thấy có lỗi với những người bạn tâm tình ấy suốt quãng đời chìm đắm trong khói lửa. Những cánh hoa nhỏ bé và mong manh ấy đã viền con đường tuổi trẻ đầy kham khổ của tôi. Chiến chinh đi qua, có nhiều cái đã quên, nhưng những cánh hoa dại dọc đường tôi vẫn nhớ như in, như thể chúng đã được ấn vào trí nhớ thành những vết sẹo".
Thôi em, cảm tạ chờ mong
Ngày anh đi hái phù dung chưa về...
(Đêm qua - Người hái phù dung).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo