Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Có ý kiến cho rằng: ''Sang thu không chỉ là một khúc giao mùa nhẹ nhàng, bâng khuâng mà còn là một lời thầm thì, triết lí, sâu lắng''. Từ cảm nhận của em về bài thơ hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.897
6
6
Minh Hy
07/08/2018 13:08:10
Khoảnh khắc giao mùa có lẽ là đẹp nhất của tự nhiên. Nó gieo vào lòng người những rung động nhịp nhàng khiến ta cũng như giao hoà, đồng điệu. Biết bao nhà thơ, nhà văn đã cảm nhận và ghi lại một cách rất tinh tế sự chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt đó. Khi chúng ta chưa hết ngỡ ngàng bởi một Xuân Diệu bâng khuâng, tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì thì đã gặp một Hữu Thỉnh tinh tế, sâu sắc đến vô cùng. Bài Sang thu của thi sĩ Hữu Thỉnh là sự cảm nhận như thế.
Bài thơ là sự chuyển động rất tinh tế của sự sống khi hạ dần qua và thu đang đến. Không như những nhà thơ khác cảm nhận mùa thu qua sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng hay qua tiếng lá khô xào xạc, Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu bằng một hương vị đặc biệt - đó chính là hương ổi:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Giữa những âm thanh, màu sắc và hương vị đặc trưng của mùa thu đang lan toả, chỉ có hương ổi làm nhà thơ bất chợt xao lòng. Đó là một thứ hương vị không dễ dàng nhận ra. Bởi lẽ hương ổi không phải một hương thơm ngào ngạt, nồng nàn, mà nó thoảng đưa êm dịu trong gió đầu thu nhưng cũng đủ đánh thức xúc cảm trong lòng. Hữu Thỉnh gợi thật đúng, thật hay. Hương ổi không chỉ lan toả mà còn vận động rất mạnh trong không gian. Có lẽ đó là sức sống dạt dào mà mùa hạ muốn tặng cho mùa thu chăng?
Màn sương thu hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc đó mà chùng chình chưa muốn tan đi:
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Không gian có sự hoà hợp giữa hương ổi dịu dàng, gió thu nhẹ nhẹ và sương thu mơ màng tạo nên một ấn tượng đặc biệt mà ta khó lòng quên được. Chùng chình là sự rung rinh, lay động của làn sương hay cũng chính là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ Hữu Thỉnh? Có lẽ là cả hai. Vạn vật trong thời khắc chuyển mùa vì thế càng trở nên duyên dáng, nhịp nhàng. Cảm quan tinh tế của nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng, rất duyên đó để rồi xao xuyến: Hình như thu đã về. Lời reo vui cũng thì thầm nhỏ nhẹ, bâng khuâng vang lên trong lòng Hữu Thỉnh như bước đi của mùa thu.
Để dòng cảm xúc trôi theo thời gian, cảm nhận rõ hơn bước đi của sự sống, nhà thơ lại tiếp tục quan sát:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Nếu như khổ thơ thứ nhất, thu mới chỉ là sự đoán định (Hình như thu đã về) thì ở khổ thơ này nó đã trở thành sự khẳng định. Đó là hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu. Mùa thu đã đến thật rồi! Thu không còn là sự mong đợi, đoán định. Thu hiển hiện trong cuộc sống, trên cỏ cây hoa lá và trong lòng người. Cũng như sương thu, dòng sông dường như cũng thong thả, chậm chạp hơn. Như hút vào lòng mình tất cả niềm sung sướng, thoả thê của cuộc sống để dềnh lên những con nước mát lành. Mọi chuyển động có vẻ rất đều đều, rất nhẹ, riêng có cánh chim là vội vã cuống quýt. Sự vội vàng đó phải chăng cũng là sự vội vàng trong tâm hồn Hữu Thỉnh, muốn được mở rộng lòng mình đón nhận mọi rung động dù là nhỏ nhất? Điểm nhìn của nhà thơ như được nâng dần từ dòng sông, cánh chim đến bầu trời cao rộng:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Lại một sự biến chuyển khác trong khoảnh khắc giao mùa khiến lòng ta rung động. Đó không phải là lớp lớp mây cao đùn núi bạc hay mây biếc về đâu bay gấp gấp mà lại là đám mây mùa hạ - vắt nửa mình sang thu. Có thể là một đám, hai đám hay nhiều hơn nữa nhưng có lẽ trong Sang thu mây không thể nào lớp lớp mây cao dược. Vì mùa thu mới bắt đầu chưa thể nhuốm đượm lên lớp lớp sự vật. Hình ảnh đám mây là một phát hiện rất mới lạ và độc đáo của Hữu Thỉnh. Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động, giàu sắc gợi cảm.
Mỗi khổ thơ là một sự chuyển biến rất rõ của không gian. Bài thơ có tựa đề là Sang thu mà sao vẫn thấy phảng phất dấu hiệu mùa hè:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Dấu hiệu đó là nắng, mưa, sấm, nhưng đã là nắng, mưa, sấm cuối mùa. Ánh nắng chói chang ngày nào nay đã vơi dần cơn mưa trở nên mát mẻ, dễ chịu hơn nhiều. Hai câu thơ cuối cùng gợi cho ta nhiều suy nghĩ liên tưởng thú vị.
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ chiêm nghiệm về đời người. Mùa thu của thiên nhiên hay mùa thu của mỗi đời người? Nhìn cảnh vật biến chuyến khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh nghĩ đến cuộc đời khi đã đứng tuổi. Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những tháng ngày sôi nổi, với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa mới, một không gian mới, yên tĩnh, trầm lắng hơn? Hai hình ảnh sấm và hàng cây đứng tuổi vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng cho thấy một Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng. Mùa thu thường không rạo rực, ấm áp như mùa xuân, không sôi động rộn ràng như mùa hạ, hay lạnh lẽo, thê lương như mùa đông. Thu đến rất nhẹ nhàng và đi rất lặng lẽ. Thu không đánh thức ta bằng những âm thanh vang động, màu sắc lộng lẫy, hương vị ngạt ngào mà reo vào lòng ta những thoáng xao động, mơ màng, gợi trong ta những suy nghĩ sâu xa về cuộc sống. Có lẽ vì thế mà thơ thu, trong đó có Sang thu của Hữu Thỉnh rất giàu ý nghĩa.
Mùa thu và thi sĩ từ lâu đã có duyên nợ nhưng không phải thu nào cũng như nhau, ví như bài Sang thu vậy. Nhà thơ Hữu Thỉnh nắm bắt hồn thu ngay trong khoảnh khắc chuyển mùa. Đó là những chuyển biến rất tinh vi mà phải có một tâm hồn thật tinh tế mới cảm nhận được. Có thể ta chưa thấy được hết vẻ đẹp của mùa thu trong bài thơ và thấu hiểu những gì mà nhà thơ muốn nhắn gửi nhưng Sang thu đã cho ta thấy sự vận động của cuộc sống quanh ta mà bấy lâu nay ta không hề biết tới. Càng yêu thơ thu ta càng trân trọng và cảm phục tâm hồn thi sĩ của Hữu Thỉnh và biết yêu quý hơn cuộc sống này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Quỳnh Anh Đỗ
08/08/2018 11:55:59

Sự biến đổi của đất trời cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong tâm trạng con người. Sự biến đổi ấy bắt nguồn từ tín hiệu chuyển mùa – đổi mùa bằng ngọn gió se, hương ổi. Những sự chuyển đổi ấy mang đến cho con người tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng, lưu luyến.

Bằng các giác quan sinh động của mình, mùa thu trong Sang thu cảm giác lạ lùng, thu năm nào cũng có, thu năm nào cũng đến nhưng không năm nào giống năm nào và đặc biệt nó giữ hương lại trong Sang thu của Hữu Thỉnh, một thu đặc trưng của khí hậu miền Bắc.

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

Bốn câu thơ mở đầu nói lên cảm xúc ngỡ ngàng qua các động từ: “bỗng”, “phả” “chùng chình” thể hiện cảm giác ngỡ ngàng, sự xuất hiện đột ngột. Bỗng dưng trong thời tiết oi ả của mùa hè, tác giả như phát hiện hương ổi trong làn gió se, đó là những dấu hiệu đầu tiên của mùa thu. Từ “bỗng” cho người đọc cảm giác phát hiện ra được hương vị quen thuộc mà lạ lùng, báo hiệu một mùa thu, một sự chuyển mùa mới của đất trời. Hương ổi, gió se và sương sớm là những đặc trưng của mùa thu mà không phải ai cũng biết, tác giả quả là người tinh tế khi phát hiện ra điều ấy. Tác giả như quan sát rất kỹ chứ không phải là một sự trùng hợp. Để nhận thấy được sự chuyển mình cảu thười tiết, tác giả không chỉ dùng khưới giác, thị giác, xúc giác là những giác quan nhanh nhạy của mình. Tác giả đã vận dụng chính xác và tận dụng chính xác chúng trong việc cảm nhận thế giới, đặc biệt cảm nhận tinh tế với sự giao mùa.

“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Không gian nghệ thuật trong bài được mở rộng hơn, cảm xúc bỡ ngỡ ban đầu biến mất thay vào đó là sự tri giác mạnh hơn về thời gian, về không gian thu choáng ngợp.

Không gian rộng mở, không còn là hương ổi đi qua trước ngõ, phả và cơn gió mà khung cảnh thu mở rộng hơn, sông nước mênh mông hơn và rộng mở hơn, khung cảnh kéo dài hơn trong đoạn thơ. Tình cảm như da diết dạt dào hơn, sự vương vấn, lưu luyến với mùa hạ hơn bao giờ hết.

“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sanh thu”

Động từ “vắt” như bổ nghĩa cho câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ”, sự chậm rãi, sự lưu luyến của thời tiết cũng khiến lòng con người nao nao, sự nuối tiếc những dư vị của mùa hè trong thiên nhiên, trong tâm trí con người. Câu thơ giúp ta hình dung ra sự chậm rãi của thời tiết, sự chuyển mình một cách nhẹ nhàng.

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Khổ thơ cuối cùng diễn tả rõ rệt sự chuyển biến của đất trời và cũng là khổ thơ nói lên nỗi niềm, cảm xúc của tác giả trước sự chuyển mình của đất trời. Đất trời vẫn vậy, vẫn có nắng, có mưa nhưng mùa thu đến, cơn mưa vơi dần, những tia nắng còn lại vẫn còn tới mùa thu. Mùa thu đến với những sấm, những mưa, những nắng không còn quá bất ngờ nhưng vẫn hiện hữu. Qua đó là chút tâm tư, chút tình cảm của tác giả muốn gửi gắm tới mỗi chúng ta, cuộc đời mỗi người đã – sẽ – đang – sắp trải qua những thăng trầm. Tuổi trẻ như mùa hạ, với cơn mưa rào ai cũng muốn tắm lại, nhưng khi đã sang thu, con người luôn tiếc nuối những điều đã qua.

Bằng những cảm xúc, những giác quan nhạy bén của mình, tác giả đã viết nên một Sang thu xuất sắc với những xúc cảm riêng, đặc trưng của Hữu Thỉnh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×