LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nêu thuận lợi và khó khăn

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.138
0
0
Avicii
20/03/2019 20:32:25
​Vị Trí địa lý : Đồng bằng sông Cửu long ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, nên có mối quan hệ hai chiều chặt chẽ. Nằm giáp với Campuchia và cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo, trung khu vực để phát triển kinh tế xã hội. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản lớn nhất nước ta, với diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng gần 3 triệu ha (chiếm 32% đất nông nghiệp), hàng năm sản xuất khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản lượng thuỷ sản, đóng góp khoảng 90% số lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.

Đồng bằng sông Cửu long là một vùng có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng giữa Nam Á và Đông Á; giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, gần với các nước Thái Lan, Malaixia, Singapo, Indonêxia, Brulây, một khu vực kinh tế năng động của thế giới. Đó là những thị trường và những đối tác quan trọng đối với sự phát triển của Vùng. Trong vùng có thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, có trường đại học, có sân bay, có cảng sông, cảng biển, và các cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội khác. Nhận thức rõ được vị trí quan trọng, tiềm năng to lớn và những khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội của vùng, Đảng và nhà nước đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo đầu tư và trong thời gian qua tăng trưởng Đồng bằng sông Cửu long đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Phải đánh giá đúng các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Đồng bằng sông Cửu long để có thể có những giải pháp phù hợp trong phát triển kinh tế và XĐGN. Lâu nay nói tới Đồng bằng sông Cửu long chúng ta thường nghĩ đó là vùng đất phì nhiêu, ruộng đồng thẳng cánh cò bay, thời tiết khí hậu vô cùng thuận lợi, không hạn hán, không bão lũ,…với sự ưu đãi của thiên nhiên người dân ở đây sống ngày hôm nay không phải lo ngày mai. Chính vì thế, từ bao đời nay trong đầu người dân Việt Nam thường đều coi đây là vùng “làm chơi, ăn thật”, không cần đầu tư nhiều sản xuất cũng phát triển, đời sống của người dân cũng được đảm bảo.

Tuy nhiên, từ thực tiễn phát triển của Đồng bằng sông Cửu long những năm vừa qua cho thấy tư duy về Đồng bằng sông Cửu long là không sát thực, đó là những suy nghĩ cũ trong điều kiện cũ. Phải thấy rằng, Đồng bằng sông Cửu long cũng gặp khá nhiều khó khăn trong sự phát triển đó là:

Do sự phát triển nhanh của dân số, nên không ít nơi ở Đồng bằng sông Cửu long đã trở thành nơi đất chật, người đông gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế_xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phải kể đến góp phần làm tăng số người nghèo đói ở Đồng bằng sông Cửu long. Nó góp phần giải thích rõ ràng hơn một trong những nguyên nhân của đói nghèo là người làm thì ít mà người ăn theo thì nhiều.

Do địa hình bằng phẳng và cốt đất thấp, nên một bộ phận không nhỏ đất đai ở Đồng bằng sông Cửu long bị nhiễm phèn, nhiễm mặn; nhất là về mùa khô và trong điều kiện có lũ như năm 1998. Tình trạng trên đã và sẽ tác động bất lợi đến sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, thiên tai liên tiếp xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu long gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản cho nhà nước và nhân dân. Điều này nó làm tình trạng dễ bị tổn thương của người dân Đồng bằng sông Cửu long tăng lên và cũng làm tình trạng nghèo ở Đồng bằng sông Cửu long khó giải quyết hơn. Vấn đề đất đai là một vấn đề gây nhiều bức súc ở Đồng bằng sông Cửu long. Tình trạng không có đất và thiếu đất trở thành cản trở lớn cho công tác xoá đói giảm nghèo ở Đồng bằng sông Cửu long. So sánh giữa các vùng cho thấy Đồng bằng sông Cửu long đứng thứ 2 về tỷ lệ nông dân không có đất, chỉ sau cùng Đông Bắc. Nông dân không có đất ở Đồng bằng sông Cửu long ngày càng phụ thuộc vào thu nhập từ việc bán sức lao động trong ngành nông nghiệp trong khi thu nhập này cũng thấp và không ổn định vì tính mùa vụ cao.Vì vậy vấn đề không có đất trở thành vấn dề cấp bách ở vùng nông thôn.

Về cơ sở hạ tầng của vùng Đồng bằng sông Cửu long rất thấp kém. Đặc biệt là giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp nước, hệ thống trường học và trạm y tế. Sự thấp kém này, một mặt nào đó làm cho vùng khó chống chọi được với những biến cố do thiên tai gây ra, mặt khác nó hạn chế nhịp độ phát triển kinh tế xã hội của vùng, nhất là khi triển khai công nghiêp hoá, hiện đại hoá.

Trình độ dân chí ở Đồng bằng sông Cửu long khá thấp. Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc khơmer. Dân chí thấp đã ảnh hưởng rất lớn đến cách suy nghĩ, cách tổ chức đời sống và cách làm ăn của người dân và ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển kinh tế- xã hội của vùng cả hiện tại đến tương lai. Hiện nay, ở Đồng bằng sông Cửu long ,tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật chỉ khoảng 17%. Các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất bình quân chỉ có 20% người lao độngcó trình độ chuyên môn hoá và tay nghề kỹ thuật hiện đại. Trước thềm hội nhập WTO, yêu cầu ngày càng cao về trình độ công nhân, quản lý có tay nghề, kiến thức thì đối với Đồng bằng sông Cửu long đây là bài toán nan giải trong việc thực hiện hội nhập của mình.

Như vậy Đồng bằng sông Cửu long có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế-xã hội, song nó cũng không ít những khó khăn cản trở. Chính vì thế mà chúng ta cầnphải đánh giá đúng những tiềm năng và thách thức để có thể có thể có lời giải đúng cho con đường phát triển Đồng bằng sông Cửu long ở hiện tại và tương lai.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
20/03/2019 20:52:53
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ đã có những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của vùng.
  • Tác động tích cực:
    • Địa hình đất liền tương đối bằng phẳng, bờ biển có nhiều cửa sông, bãi tắm, rừng ngập mặn, thềm lục địa rộng và thoải.
    • Có diện tích lớn đất ba dan (chiếm 40% diện tích của vùng) và đất xam, phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình tương đối bằng phẳng
    • Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động, ít thiên tai
    • Có các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục dịa, sét xây dựng và cao lanh ở Đồng Nai, Bình Dương.
    • Vùng biển có nhiều thủy sản, gần các ngư trường lớn của nước ta.
    • Tiềm năng phát triển du lịch biển đảo, du lịch sinh thái…
  • Tác động tiêu cực:
    • Mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng, thường xảy ra thiếu nước cho sinh hoạt dân cư, cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, xâm nhập mặn ở vùng ven biển
    • Nạn triều cường gây nhiều trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt dân cư ở các vùng thấp của Thành phố Hồ Chí Minh
    • Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị suy thóai do tốc độ công nghiệp hóa nhanh, chưa xử lí tốt các nguồn chất thải.
a) Các thế mạnh về tự nhiên dể phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ:
* Thuận lợi:- Địa hình thoải thuận lợi để xây dựng các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, nhà máy…
- Đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây công nghiệp hằng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá), cây ăn quả…
- Các vũưng vịnh nước sâu thuận lợi để xây dựng cảng biển (cảng Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh), vùng biển gần các đường hàng hải quốc tế -> phát triển giao thông vận tải biển.
- Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn (Bà Rịa - Vũng Tàu), có các bãi tôm bãi cá, các vùng nước mặn nước lợ, rừng ngập mặn ven biển...thuân lợi cho phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Giàu tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa phía nam, là tài nguyên khoáng sản vô cùng quan trọng của vùng, phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (các mỏ dầu Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hỏ, Đại Hùng; mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ).
b) Các hạn chế:
+ Mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng, thường xảy ra thiếu nước cho sinh hoạt dân cư, cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, xâm nhập mặn ở vùng ven biển
+ Nạn triều cường gây nhiều trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt dân cư ở các vùng thấp của Thành phố Hồ Chí Minh
+ Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị suy thóai do tốc độ công nghiệp hóa nhanh, chưa xử lí tốt các nguồn chất thải.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư