Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đoạn thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào? "Nghiêng nước nghiêng thành" có thể hiểu như thế nào?

7 trả lời
Hỏi chi tiết
2.848
3
2
Tiểu Khả Ái
29/05/2018 23:21:42
1.
Tác giả của đoạn thơ trên là Nguyễn Du.
2.
Đoạn thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả
3.
"Nghiêng nước nghiêng thành" có thể hiểu rằng đây là 1 vẻ đẹp nước phải nghiêng, thành phải đổ. Đây là cách nói sáng tạo điển cố để cực tả giai nhân. Rõ ràng, cái đẹp của Kiều có chiều sâu, có sức quyến rũ làm mê mẩn lòng người. Vẻ đẹp ấy như tiềm ẩn phẩm chất bên trong cao quý – tài và tình rất đặc biệt của nàng.
4.
Khái quát nội dung:
- Vẻ đẹp về sắc lẫn tài của nàng Kiều dự báo về cuộc đời của nàng sẽ gặp nhiều éo le, đau khổ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
2
Tiểu Khả Ái
29/05/2018 23:35:55
II.
Câu 1:
Cuộc sống đối với mỗi người dường như ta cảm thấy được nó rất dài nhưng chắc chắn nó không phải là vĩnh hằng, vô tận. Ta cũng dường như đã có thể thấy được khi đứng trước dòng chảy cuộc sống bộn bề ấy, con người ta ai ai cũng có những lỗi lầm và con người dường như rất là hay vướng vào những đau buồn, thù hận xoay vòng luân hồi vô tận. Trong cuộc sống có biết bao những khó khăn, những thử thách gây ra cho ta biết bao nhiêu nỗi đau, và câu nói “Mỗi chúng ta hãy học cách viết những đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá” quả thật là đúng đắn biết bao nhiêu".
Câu nói trên, hay nó chính là bài học gửi gắm qua đó là gì và tại sao lại viết những nỗi đau buồn lên cát chứ: À thì như ta đã biết cát luôn là những hạt li ti, nhỏ bé, chỉ cần một vài cơn sóng mạnh nếu như cát ở đại dương, và những cơn gió lớn nếu như cát ở sa mạc thì tất cả những nỗi buồn sẽ bị xóa đi. Ngược lại thì đá được xem là một vật thể cứng rắn, nó như thật bền chắc, cho dù thời gian có trôi qua đi chăng nữa thì đá vẫn còn nguyên vẹn có chăng chỉ mòn chút bề ngoài. Và nếu như con người mà có ghi khắc ghi những ân nghĩa lên đá, thì cũng giống như đặc tính của đá thì chắc chắn nó sẽ tồn tại mãi mãi và vĩnh viễn với thời gian.
Tóm lại ta như thấy được câu nói là bài học về cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Và ta vẫn thấy được có ai đó đã từng nói rằng “Sống mà chưa biết đến nồi buồn, đến sự đau khổ, thất vọng thì con người đó chưa sống trọn một đời”. Câu nói đó cũng rất đúng đắn, có thể thấy được chính trong cuộc sống,ai ai rồi cũng có lúc gặp phải những nỗi buồn, ai ai cũng có lần mắc phải những lỗi lầm mà không thể tránh khỏi và điều đó cứ như một định mệnh định sẵn vậy. Nhưng quan trọng hơn hết đó chính là ta sẽ ứng xử như thế nào để có thể vượ qua hay là bị khỏa lấp bởi chính nỗi buồn đó. Ông cha ta những người đi trước đã khuyên bảo con cháu đó là “Đánh kẻ chạy đi, ai đánh người chạy lại”. Lời khuyên dạy đó chính là khuyên nhủ chúng chúng ta hãy biết tha thứ cho người khác cũng là cách bạn tự tạo niềm vui, và hãy tự biết tạo những sự thanh thản cho người khác và cho chính mình. Và cũng chính với những việc làm vị tha như thế, bạn sẽ thiết lập được những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống này đó.
Có thể nói rằng chính sự tha thứ sẽ là một liều thuốc giải độc mạnh mẽ cho con người, tha thứ giúp cho con người có cơ hội làm lại từ đầu. Học có thể không thay đổi được những việc đã làm nhưng chí ít là bản thân họ cũng như đã cố gắng để sửa chữa. Và quả nhiên nói thứ tha là liều thuốc giải độc cho chính mỗi con người. Bởi trong cuộc đời của mỗi chúng ta không ai là không mắc phải những sai lầm cả. Cũng chính vì vậy mà sự tha thứ là một món quà tinh thần vô giá giúp cuộc sống này của chúng ta như lại càng thêm tràn đầy niềm vui, hạnh phúc. Nó dường như cũng còn là một liều thuốc bổ mà không một loại thuốc bổ nào có tác dụng tuyệt diệu như nó. Nó sẽ giúp cho tâm hồn luôn thanh thản, thanh cao. Và dường như muốn có được đức tính vị tha thì tất cả chúng ta phải luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác thì mới có thể như để thấu hiểu và cảm thông, tha thứ.
Và chính lối sống vị tha là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt. Bên cạnh đó ta cũng phải nói đến đó chính là lòng biết ơn cung là một truyền thông tốt đẹp cần được ngợi ca và lưu giữ trong dân tộc ta. Và ta như biết rằng chính trong cuộc sống, chắc hẳn bạn đã nhiều lần giúp đỡ và được giúp đỡ lúc khó khăn, hoạn nạn. Điều đó quả thật là cao cả và ý nghĩa biết bao nhiêu. Bạn và tôi chúng ta hãy nên ghi nhớ và biết ơn những sự giúp đỡ ấy. Bởi chính vì nó cũng là truyền thông “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc ta. Và chính những truyền thống này được cụ thê hóa qua những hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ phụng và tưởng nhớ những người đã có công với đất nước. Khi mà chúng ta đi đến đâu ta cũng có thể bắt gặp bất cứ tên những vị danh nhân dân tộc nổi tiếng có những chiến công lẫy lừng và tên tuổi của họ đã được đặt cho mỗi con đường, khu phô. Và chính điều đó cũng là một cách chúng ta “khắc ghi những ân tình”. Sự vị tha và lòng biết ơn là những đức tính rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống.
Câu nói “Mỗi chúng ta hãy học cách viết những đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá” dường như câu nói này đã mang đậm chất triết lí, thể hiện một quan niệm nhân sinh hơn nữa nó cũng chính như một lời khuyên đúng đắn cho mỗi người về cách ứng xử trong cuộc sống. Có thể nói rằng đối với mỗi người học sinh chúng ta thì công việc học sự vị tha và biết ơn sẽ là hành trang quan trọng để chúng ta bước vững chắc vào tương lai mai sau tốt đẹp hơn.
3
2
Tiểu Khả Ái
29/05/2018 23:37:03
Câu 2:
Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, ông tham gia quân đội năm 1947 và bắt đầu làm thơ, Chính Hữu viết không nhiều nhưng có vị trí rất xứng đáng trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Đề tài thành công của ông là đề tài về người lính và tiêu biểu là bài thơ Đồng chí. Bài thơ ra đời năm 1948 sau khi Chính Hữu cùng đồng đội vừa trải qua chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947. Bài thơ đã đề cập tới một thứ tình cảm mới mẻ và thiêng liêng của những người lính, anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đó là tình đồng chí.
Bài thơ gồm hai mươi dòng thơ với ngôn ngữ bình dị giọng điệu thủ thỉ tâm tình cảm xúc dồn nén, Đồng chí ca ngợi tình đồng chí gian khổ có nhau, vào sinh ra tử có nhau của người lính anh bộ đội cụ Hồ, những người nông dân yêu nước đi đánh giặc trong những năm đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí, đồng đội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong mạch cảm xúc của bài thơ Đồng chí và tạo nên những nốt ngân tuyệt vời ở ba câu thơ cuối:
“Đêm nay sừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
Giữa rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo, đầy bất trắc rình rập, họ vững tin đứng cạnh nhau, khoát súng trên vai, đầu súng hướng lên trời, tư thế hiên ngang “chờ giặc tới”.Aùnh trăng đêm, có lẽ là trăng cuối tháng, cứ chếch dần, chếch dần, cho tới khi chạm tới đầu mũi súng, đầu súng như vươn tận lên trời cao.
Bước vào cuộc chiến tranh, những người lính phải trải qua bao khó khăn, gian khổ với thực tại khốc liệt nghiệt ngã. Những người lính quên sao được những đêm đông giá rét phải đối mặt với sự giá lạnh đến tê người của “rừng hoang sương muối” nhưng chính ở cái nơi mà sự sống và cái chết chỉ còn là gang tấc, họ vẫn: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới“, họ vẫn luôn kề vai sát cánh bên nhau, vẫn chủ động đón nhận thử thách, thậm chí cả sự hi sinh. Trong cái lạnh của rừng đêm còn có cái ấm áp, nồng hậu của tình đồng c hí, cái trong trẻo của lí tưởng cách mạng. Tác giả Chính Hữu bất ngờ khép lại bài thơ của mình bằng hình ảnh: “Đầu súng trăng treo“. Hai hình ảnh tưởng chừng như trái ngược nhau nhưng không, đó là sự kết hợp hài hòa giữa cảm hứng hiện thực và lãng mạn thể hiện cái tài của nhà thơ. Đọc câu thơ, ta như cảm nhận được sự đối lập giữa “súng” “trăng“. Đằng sau khẩu súng trường ấy người ta thấy được cái khốc liệt nghiệt ngã của chiến tranh, vẫn câu thơ ấy ta cũng đồng thời thấy được cái vẻ đẹp êm ái, dịu hiền của “trăng” hòa bình. “Súng” và “trăng” đi liền kề với nhau trong câu thơi gợi lên trong lòng người đọc biết bao liên tưởng thú vị về sự hòa quyện giữa cứng rắn và dịu hiền, giữa chiến sĩ và thi sĩ. Đó như một biểu tượng đẹp đẽ trong tâm hồn của con người Việt Nam, vừa can trường, quả cảm, rắn rỏi nhưng cũng rất đỗi hào hoa, lãng mạn và đầy thơ mộng, mộng mơ. Những người lính cầm súng chiến đấu cho vầng trăng hòa bình, hơn ai hết họ hiểu rằng bảo vệ quê hương đất nước cũng chính là bảo vệ gia đình, người thân yêu. Phải chăng vì thế mà người lính sẵn sàng chấp nhận, đối mặt với khó khăn thử thách để giành lại cuộc sống ấm no hạnh phúc?
Bài thơ hình thành khái niệm lại kết thúc bằng một hình ảnh giàu chất thơ đưa tình đồng chí từ tình người vào với tình thiên nhiên tươi đẹp. HÌnh ảnh đồng chí gian nan, cực khổ, chịu đựng trong chiến đấu bỗng sáng lên trong ánh trăng, trở nên lạc quan và đầy mơ mộng. Chúng ta thấy trong cái gian khổ, khó khăn của chiến trường vẫn có một sức mạnh chung: chờ giặc tới để cái đầu súng sẵn sàng chĩa vào quân thù. Cái đầu súng nóng lên khi nổ đạn nhưng sẽ mát dịu nhờ ánh trăng, ánh trăng treo, ánh trăng chẳng bao giờ tắt như sự tin tưởng về một ngày chiến thắng trong tương lai, đồng chí sẽ rở về sống trong hòa bình.
Trang thơ của Chính Hữu đã khép lại từ rất lâu rồi nhưng người đọc vẫn cảm thấy đâu đây cái dư vị ngân nga về bức tranh và nhất là biểu tượng của tình đồng chí đồng đội thiêng liêng cao cả.
3
2
Tiểu Khả Ái
29/05/2018 23:42:10
Câu 2:
Từ mái trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phạm Tiến Duật bước vào đời lính chiến đấu và hoạt động trên con đường chiến lược Trường Sơn những năm tháng đánh Mỹ ác liệt nhất. Lửa khói chiến trường, chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, những cô gái thanh niên xung phong, những chiến sĩ lái xe dũng cảm... in dấu chói lọi, kỳ vĩ như những tượng đài trong thơ Phạm Tiến Duật.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính tiêu biểu cho hồn thơ Phạm Tiến Duật trong Vầng trăng – Quầng lửa những bài ca chiến trận thấm đẫm màu sắc lãng mạn. Đây là đoạn cuối bài thơ ghi lại cảnh trú quân dã chiến của tiểu đội xe không kính, ca ngợi tình đồng đội và lý tưởng chiến đấu cao cả của những chiến sĩ lái xe trên con đường mòn Hồ Chí Minh.
Sau những tháng ngày chiến dịch chở vũ khí lương thực... chi viện cho tiền phương, vượt qua hàng nghìn hàng vạn cây số trong mưa bom bão đạn, tiểu đội xe không kính “đã về đây... Một cái bắt tay thắm tình bè bạn, tình đồng chí:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Cũng là cái nắm tay, cái bắt tay của người lính, nhưng mỗi thời một khác. Anh vệ quốc quân trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp:
Miệng cười buốt giá
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
(Đồng chí - Chính Hữu, 1948)
Anh giải phóng quân trên đường chiến dịch, gặp bè bạn đồng đội "bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Tình thương yêu đồng chí đồng đội là bản chất, là sức mạnh của người lính không hề thay đổi. Từ cái “nắm lấy bàn tay” đến cái “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi" là một quá trình trưởng thành và hiện đại của quân đội ta trong chiến tranh giải phóng dân tộc và đất nước.
“ Thơ là nữ hoàng nghệ thuật”, có người đã nói như vậy. Nếu thế thì ngôn từ là chiếc áo của nữ hoàng. Hai chữ “nghĩa là” chỉ dùng để "đưa đẩy” nhưng dưới ngòi bút của những tài thơ đích thực thì nó trở nên óng ánh, duyên dáng. Với Xuân Diệu, mùa xuân tuổi trẻ thật đẹp, thật đáng yêu, một đi không trở lại
Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất...
Với Tố Hữu, người thanh niên cộng sản quyết chiến đấu và hy sinh vì một lý tưởng cách mạng cao đẹp thì hận, nhục, tranh đấu là lẽ sống thiêng liêng
1
4
Nguyễn Tấn Hiếu
30/05/2018 07:11:23
Phần II :
Câu 1 :
Trong cuộc sống có lẽ ai cũng cần đến sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ từ những người xung quanh để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Và cũng không ít lần ta thất vọng vì những việc làm sai trái của bè bạn, người thân. Bạn nên làm gì trong những hoàn cảnh đó? Hãy tha thứ, quên đi những hận thù và phải luôn ghi nhớ công ơn của những người đã giúp đỡ bạn, người đã mang đến cho bạn cuộc sống tươi đẹp ngày hôm nay. Đó cũng chính là ý nghĩa giáo dục mà câu chuyện " Lỗi lầm và sự biết ơn" muốn gửi đến chúng ta.
" Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người".Đó là câu nói của người bị miệt thị trong câu chuyện. Thật vậy, câu nói đã mang đến cho người đọc, người nghe rút ra được bài học kinh nghiệm sống đẹp cho bản thân.
Điều mà anh chàng bị miệt thị ghi lên cát là lần anh bị người bạn tốt nhất miệt thị. Đó đúng là một kỷ niệm buồn, đáng quên đi. Anh ta đã ghi lên cát để điều đó bị xóa nhòa theo thời gian, bị cát vùi lấp đi cũng như sẽ tan biến dần trong lòng người. Còn khi người bạn tốt nhất của anh đã cứu anh thì điều đó được khắc lên đá, điều đó sẽ không bao giờ bị xóa nhòa cũng như điều tốt đẹp một khi đã đi sâu vào lòng người thì sẽ không bao giờ quên." Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá". Đó là câu cuối chuyện mà tác giả muốn gửi đến chúng ta. Đúng vậy, hãy biết quên đi sự hận thù, đừng mang nó trong lòng, hãy biết ghi nhớ ân nghĩa. Có như vậy chúng ta mới có thể sống đẹp và thấy cuộc đời này có ý nghĩa hơn.
Vậy nỗi buồn đau là gì mà ta phải ghi nó lên cát? Nỗi buồn là khi em bé bị ốm, gia đình khát khao có tiếng cười của em... Nỗi buồn là khi ông nội tôi qua đời, là khi đứa cháu bé bỏng ngày nào vẫn được ông thương yêu, chiều chuộng khóc sưng cả mắt vì nhớ ông... Hay nỗi buồn chỉ đơn giản là khi bị mẹ mắng vì làm sai, là khi bị điểm kém và hối hận vì đã đi chơi không lo học bài... Hàng ngày ta gặp phải nhiều nỗi buồn đau, bất hạnh và nhiều khó khăn thử thách trong cuộc sống. Nhưng hãy nhìn về phía tương lai đừng để những nỗi buồn giày vò bạn. Vì thế, hãy quên đi những nỗi buồn đau đã làm khổ bạn và tiếp tục bước đi.
Bạn biết không hậu quả ghê gớm và tai hại nhất do nỗi buồn gây ra chính là sự thù hận. Ta thù hận những người đã làm cản trở bước tiến trên con đường sự nghiệp mà ta hàng mơ ước. Ta thù hận những người bạn đã chế giễu ta chỉ vì ta sinh ra trong một gia đình nghèo. Hay ta hận những người đã chà đạp lên tình cảm trong trắng của lứa tuổi học trò, chúng đưa ra làm trò cười là đề tài chế giễu của những kẻ ngu ngốc. Bạn đừng nghĩ rằng sự thù hận chỉ là những ghen tức ở trong lòng, mà nó chính là thứ vũ khí sắc bén nhất cho những tội ác. Nó dẫn ta lấn sâu vào con đường tội lỗi. Và dường như cái đích của sự thù hận chính là khi ta đã " trả thù" cho những người đã gieo dắt vào trong long ta sự thù hận đó chính là những tội ác không thể tha thứ được. Và đau khổ hơn nữa, khi ta đã đi đến cái đích cuối cùng thì không chỉ đối phương hay nói cách khác là kẻ thù của ta bị tổn thương mà ngay cả bản thân mình cũng tan nát.
Thay vì luôn nhớ tới nỗi buồn và thù hận bạn hãy khắc ghi những ân nghĩa trong lòng. Vậy bạn có biêtd ân nghĩa là gì? Ân nghĩa là khi ta nhận từ bố món quà sinh nhật, là khi cầm trên tay quả khế do tay bà vun trồng. Ân nghĩ là những hành động thể hiện sự biết ơn được nhắc trong bài thơ " Biết ơn":
Ăn một đĩa muống
Nhớ người làm ao,
Ăn một quả đào
Nhớ người vun gốc,
Ăn một con ốc
Nhớ người đi mò,
Sang đò
Nhớ người chèo chống,
Nằm võng
Nhớ người mắc dây,
Đứng mát gốc cây
Nhớ người vun xới.
Ghi nhớ ân nghĩa là hành động thể hiện sự biết ơn, kính trọng người đã giúp đỡ mình, đó là một nghĩa cử cao đẹp làm tâm hồn mình trong sáng hơn. Đối với mỗi người ghi nhớ ân nghĩa trước hết là với những người đã sinh thành dưỡng dục hay cưu mang mình, đó là những người không thể thiếu trong cuộc đời mình. đặc biệt công lao của cha mẹ- người đã sinh ra và dạy dỗ ta nên người có lẽ không có giấy bút nào ghi hết:
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.
Đó là công ơn của mẹ, của những người phụ nữ nông dân, sự hi sinh đó là vì con cái, vì một tương lai tươi sáng hơn. Bên cạnh đó, chúng ta phải ghi nhớ ân nghĩa của mọi người xung quanh, của thầy cô, bạn bè. Họ luôn có mặt bên cạnh ta, an ủi chia sẻ những lúc ta gặp phải chuyện buồn hay có những niềm vui. Thầy cô luôn hết mình dạy dỗ cho ta những điều hay lẽ phải để sau này trở thành người có ích cho xã hội. Thầy cô như người chèo đò đưa ta đến bến bờ hạnh phúc. Phải biết ghi lòng tạc dạ những công ơn của thầy cô. Thật đáng xấu hổ cho những kẻ không biết trân trọng điều này!
Ân nghĩa còn là thủy chung với chính mình, với quá khứ đã qua, phải luôn nhớ về những kỉ niệm đẹp, hay những ngày nghèo khó đã trôi qua để sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn trong tương lai. Đó cũng là việc làm thể hiện lòng biết ơn với những người đã góp công xây dựng và bảo vệ đất nước để ta được sống trong một đất nước độc lập, tự chủ. Trong thực tế mỗi người dân Việt luôn nhớ tới ngày giỗ Tổ Hùng Vương- Tổ tiên của người Viẹt đã có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước:
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giổ Tổ mùng 10 tháng 3.
Trong những ngày toàn dân đang hân hoan chào mừng đại lễ " 1000 năm Thăng Long- Hà nội" hãy hướng về cội nguồn của mình, về thủ đô Hà Nội thân yêu và làm những công việc thiết thể hiện lòng biết ơn, ghi nhớ ân nghĩa.
Qua câu chuyện " Lỗi lầm và sự biết ơn" và những việc làm thiết thực trong đời sống hãy rút ra kinh nghiệm sống cho bản thân để hướng tới một tương lai tốt đẹp đang chờ đón bạn. Phải biết quên đi nỗi dau buồn và sự thù hận, ghi nó lên bãi cát và luôn ghi nhớ ân nghĩa để nó được khắc ghi lên đá, trong lòng người. Và hãy nhớ rằng một trái tim khỏe mạnh là một trái tim luôn hướng về lòng nhân đạo, niềm vui và không có chỗ cho sự hận thù.
Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tương lai đang rộng mở phía trước hãy sống hết mình vì mọi người và đừng bao giờ quên những ân nghĩa mà mọi người đã làm cho mình. Đừng làm mất thời gian cho nỗi buồn và sự hận thù để thấy cuộc sống mới tươi đẹp và có ý nghĩa làm sao.
vô trang mình 5 sao nha
0
4
Quỳnh Anh Đỗ
30/05/2018 07:35:35
"Đồng chí" là bài thơ hay nhất của Chính Hữu viết về người nông dân mặc áo lính trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bài thơ được viết vào đầu xuân 1948, sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, nó đã đi qua một hành trình nửa thế kỉ làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.
Hai mươi dòng thơ, với ngôn ngữ bình dị, giọng điệu thủ thỉ tâm tình, cảm xúc dồn nén, hình tượng thơ phát sáng, có một vài câu thơ để lại nhiều ngỡ ngàng cho bạn đọc trẻ ngày nay.
Bài thơ "Đồng chí" ca ngợi tình đồng đội gian khổ có nhau, vào sinh tử có nhau của các anh bộ đội Cụ Hồ, những người nông dân yêu nước đi bộ đội đánh giặc trong những năm đầu gian khổ thời 9 năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954).
Hai câu thơ đầu cấu trúc song hành, đối xứng làm hiện lên hai “gương mặt" người chiến sĩ rất trẻ, như đang tâm sự cùng nhau. Giọng điệu tâm tình của một tình bạn thân thiết:
"Quê hương anh nước mặn, đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá".
Quê hương anh và làng tôi đều nghèo khổ, là nơi "nước mặn, đồng chua", là xứ sở "đất cày lên sỏi đá". Mượn tục ngữ, thành ngữ để nói về làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu của mình, Chính Hữu đã làm cho lời thơ bình dị, chất thơ mộc mạc, đáng yêu như tâm hồn người trai cày ra trận đánh giặc. Sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau là cơ sở, là cái gốc làm nên tình bạn, tình đồng chí sau này.
Năm câu thơ tiếp theo nói lên một quá trình thương mến: từ "đôi người xa lạ" rồi "thành đôi tri kỉ", về sau kết thành "đồng chí". Câu thơ biến hóa, 7, 8 từ rồi rút lại, nén xuống 2 từ, cảm xúc vần thơ như dồn tụ lại, nén chặt lại. Những ngày đầu đứng dưới lá quân kì: "Anh với tôi đôi người xa lạ - Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Đôi bạn gắn bó với nhau bằng bao kỉ niệm đẹp:
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!"
"Súng bên súng" là cách nói hàm súc, hình tượng: cùng chung lí tưởng chiến đấu; "anh với tôi" cùng ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước quê hương, vì độc lập, tự do và sự sống còn của dân tộc. "Đầu sát bên đầu" là hình ảnh diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao. Câu thơ "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" là câu thơ hay và cảm động, đầy ắp kỉ niệm một thời gian khổ. Chia ngọt sẻ bùi mới "thành đôi tri kỉ". "Đôi tri ki" là đôi bạn rất thân, biết bạn như biết mình. Bạn chiến đấu thành tri kỉ, về sau trở thành đồng chí! Câu thơ 7, 8 từ đột ngột rút ngắn lại hai từ "đồng chí” làm diễn tả niềm tự hào xúc động ngân nga mãi trong lòng. Xúc động khi nghĩ về một tình bạn đẹp. Tự hào về mối tình đồng chí cao cả thiêng liêng, cùng chung lí tưởng chiến đấu của những người binh nhì vốn là những trai cày giàu lòng yêu nước ra trận đánh giặc. Các từ ngữ được sử dụng làm vị ngữ trong vần thơ: bên, sát, chung, thành - đã thể hiện sự gắn bó thiết tha của tình tri kỉ, tình đ-ồng chí. Cái tấm chăn mỏng mà ấm áp tình tri kỉ, tình đồng chí ấy mãi mãi là kỉ niệm đẹp của người lính, không bao giờ có thể quên:
"Ôi núi thẳm rừng sâu
Trung đội đã về đâu
Biết chăng chiều mưa mau
Nơi đây chăn giá ngắt
Nhớ cái rét ban đầu
Thấm mối tình Việt Bắc..."
("Chiều mưa đường số 5" - Thâm Tâm)
Ba câu thơ tiếp theo nói đến hai người đồng chí cùng nhau một nỗi nhớ: nhớ ruộng nương, nhớ bạn thân cày, nhớ gian nhà, nhớ giếng nước, gốc đa. Hình ảnh nào cũng thắm thiết một tình quê vơi đầy:
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay,
Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính".
Giếng nước gốc đa là hình ảnh thân thương của làng quê được nói nhiều trong ca dao xưa: "Cây đa cũ, bến đò xưa... Gốc đa, giếng nước, sân đình...", được Chính Hữu vận dụng, đưa vào thơ rất đậm đà, nói ít mà gợi nhiều, thấm thía. Gian nhà, giếng nước, gốc đa được nhân hóa, đang đêm ngày dõi theo bóng hình anh trai cày ra trận ?
Hay "người ra lính” vẫn đêm ngày ôm ấp hình bóng quê hương ? Có cả 2 nỗi nhớ ở cả hai phía chân trời, tình yêu quê huơng đã góp phần hình thành tình đồng chí, làm nén sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi thử thách gian lao, ác liệt thời máu lửa. Cùng nói về nỗi nhớ ấy, trong bài thơ "Bao giờ trở lại", Hoàng Trung Thông viết:
"Bấm tay tính buổi anh đi,
Mẹ thường vẫn nhắc: biết khi nào về ?
Lúa xanh xanh ngắt chân đê,
Anh đi là để giữ quê quán mình.
Cây đa bến nước sân đình,
Lời thề nhớ buổi mít tinh lên đường.
Hoa cau thơm ngát đầu nương,
Anh đi là giữ tình thương dạt dào.
(...) Anh đi chín đợi mười chờ,
Tin thường thắng trận, bao giờ về anh?"
Bảy câu thơ tiếp theo ngồn ngộn những chi tiết rất thực phản ánh hiện thực kháng chiến buổi đầu! Sau 80 năm bị thực dân Pháp thống trị, nhân dân ta đã quật khởi đứng lên giành lại non sông. Rồi với gậy tầm vông, với giáo mác,... nhân dân ta phải chống lại xe tăng, đại bác của giặc Pháp xâm lược. Những ngày đầu kháng chiến, quân và dân ta trải qua muôn vàn khó khăn: thiếu vũ khí, thiếu quân trang, thiếu lương thực, thuốc men.... Người lính ra trận "áo vải chân không đi lùng giặc chinh", áo quần rách tả tơi, ốm đau bệnh tật, sốt rét rừng, "Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi":
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá chân không giày..."
Chữ "biết" trong đoạn thơ này nghĩa là nếm trải, cùng chung chịu gian nan thử thách. Các chữ: "anh với tôi", "áo anh... quần tôi" xuất hiện trong đoạn thơ như một sự kết dính, gắn bó keo sơn tình đồng chí thắm thiết cao dẹp. Câu thơ 4 tiếng cấu trúc tương phản: "Miệng cười buốt giá" thể hiện sâu sắc tinh thần lạc quan của hai chiến sĩ, hai đồng chí. Đoạn thơ được viết dưới hình thức liệt kê, cảm xúc từ dồn nén bỗng ào lên: "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Tình thương đồng đội được hiểu hiện bằng cử chỉ thân thiết, yêu thương: "tay nắm lấy bàn tay". Anh nắm lấy tay tôi, tôi nắm lấy bàn tay anh, để động viên nhau, truyền cho nhau tình thương và sức mạnh, để vượt qua mọi thử thách, "đi tới và làm nên thắng trận".
Phần cuối bài thơ ghi lại cảnh hai người chiến sĩ - hai đồng chí trong chiến dấu. Họ cùng "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Cảnh tượng chiến trường là rừng hoang sương muối. Và, một đêm đông vô cùng lạnh lẽo hoang vu giữa núi rừng chiến khu. Trong gian khổ ác liệt, trong căng thẳng "chờ giặc tới", hai chiến sĩ vẫn "đứng cạnh bên nhau", vào sinh ra tử có nhau. Đó là một đêm trăng trên chiến khu, một tứ thơ đẹp bất ngờ xuất hiện:
"Đầu súng trăng treo".
Người chiến sĩ trên đường ra trận thì "ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Người lính đi phục kích giặc giữa một đêm đông "rừng hoang sương muối" thì có "đầu súng trăng treo". Cảnh vừa thực vừa mộng, về khuya trăng tà, trăng lơ lửng trên không như đang treo vào đầu súng. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp đất nước thanh bình. Súng mang ý nghĩa cuộc chiến đấu gian khổ hi sinh. "Đấu súng trăng treo” là một hình ảnh thơ mộng, nói lên trong chiến đấu gian khổ, anh bộ đội vẫn yêu đời, tình đồng chí thêm keo sơn gắn bó, họ cùng mơ ước một ngày mai đất nước thanh bình. Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" là một sáng tạo thi ca mang vẻ đẹp lãng mạn của thơ ca kháng chiến, đã được Chính Hữu lấy nó đặt tên cho tập thơ - Đóa hoa đầu mùa của mình. Trăng Việt Bắc, trăng giữa núi ngàn chiến khu,trăng trên bầu trời, trăng tỏa trong màn sương mờ huyền ảo. Mượn trăng để tả cái vắng lặng của chiến trường, để tô đậm cái tư thế trầm tĩnh "chờ giặc tới". Mọi gian nan căng thẳng của trận đánh sẽ diễn ra (?) đang nhường chỗ cho vẻ đẹp huyền diệu, thơ mộng của vầng trăng, và chính đó cũng là vẻ đẹp cao cả thiêng liêng của tình đồng chí, tình chiến đấu.
Bài thơ "Đồng chí" vừa mang vẻ đẹp giản dị, bình dị khi nói về đời sống vật chất của người chiến sĩ, lại vừa mang vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng, thơ mộng khi nói về đời sống tâm hồn, về tình đồng chí của các anh – người lính binh nhì buổi đầu kháng chiến.
Ngôn ngữ thơ hàm súc, mộc mạc như tiếng nói của người lính trong tâm sự, tâm tinh. Tục ngữ thành ngữ, ca dao được Chính Hữu vận dụng rất linh hoạt, tạo nên chất thơ dung dị, hồn nhiên, đậm đà. Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và màu sắc lãng mạn chung đúc nên hồn thơ chiến sĩ.
"Đồng chí" là bài thơ rất độc đáo viết về anh bộ đội Cụ Hồ - người nông dân mặc áo lính, những anh hùng áo vải trong thời đại Hồ Chí Minh. Bài thơ là một tượng đài chiến sĩ tráng lệ, mộc mạc và bình dị, cao cả và thiêng liêng.
0
3

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo