Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn văn và cho biết lời cảm ơn, xin lỗi có tác dụng gi?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.238
4
4
Phương Dung
13/05/2018 21:25:01
c)

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Sẽ có lúc nào đó chúng ta đón nhận sự giúp đỡ từ người khác, đó là lúc lời cảm ơn cần được sử dụng một cách chân thành. Lời cảm ơn biểu thị sự kính trọng và biết ơn những gì mọi người xung quanh dành cho mình, là một nét đẹp văn hóa của con người. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Không ai có thể sống mà không quan tâm đến người khác. Cho đi những gì mình có và nhận lại những gì mình cần vốn là quy luật của xã hội loài người. Lòng biết ơn và biết nói lời cảm ơn làm cho mối quan hệ giữa người và người thêm gần gũi, thân thiện và bền chặt hơn. Những từ tưởng chừng như một đứa trẻ lên ba cũng có thể thốt lên được ấy lại đóng một vai trò vô cùng to lớn, nó thể hiện nếp văn hóa ứng xử lịch sự trong giao tiếp hằng ngày của chúng ta. Hơn nữa, đó còn là một chất keo kết dính mọi người lại với nhau, là sợi dây vô hình gắn kết những mối quan hệ trong xã hội.

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
3
Quỳnh Anh Đỗ
14/05/2018 12:56:42
c,

Trong cuộc sống, không phải khi nào ta cũng gặp những người tốt, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc cả xã hội đều là người xấu. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời của chúng ta đều có lý do, và đều mang lại cho chúng ta một điều gì đó, có thể là sự giúp đỡ, có khi là bài học kinh nghiệm. Nhưng kể người xấu, người mang lại cho ta những thất vọng, khổ đau, ta cũng phải dành cho họ một lời cảm ơn.

Theo định nghĩa: “Lời cảm ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và tình cảm tri ân bằng lời nói sau khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác. Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành thể hiện niềm cảm thông thấu hiểu trước hành động tốt đẹp của người với người trong xã hội”

Không nhất thiết ta phải làm được việc tốt và nhận được lời cảm ơn từ người khác ta mới thấy ý nghĩa, chỉ cần ta nhìn thấy được ai đó nhận được lời cảm ơn sau một hành động tốt là ta đã cảm thấy vui vẻ và cuộc sống đã tốt đẹp hơn rồi.

Lời cảm ơn chân thành cũng sẽ khiến cho người giàu đến gần hơn với người nghèo, người xấu đến gần hơn với người tốt để thay đổi bản thân mình giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Khi chúng ta nhìn đâu đâu cũng thấy người tốt, ta sẽ cảm thấy mọi người thật gần gũi, dễ thương và yêu thương nhau nhiều hơn.

Hầu hết tất cả mọi người đều cảm thấy vui vẻ khi nhận được lời cảm ơn từ người mà mình giúp đỡ.

Một buổi sáng, bạn dắt một cụ già qua đường, nhường ghế cho một người phụ nữ mang bầu ở trên xe bus, chỉ đường cho một ai đó… những điều đó tuy thật sự chẳng hề lớn lao, và có thể ta giúp họ cũng chẳng phải để nhận được lời cảm ơn. Nhưng, khi ta thấy những người đó nhìn ta với ánh mắt thật trìu mến, nở với ta một nụ cười thật hiền, trao cho ta một lời cảm ơn chân thành, tự nhiên lòng ta cảm thấy nhẹ nhàng, lâng lâng đến khó tả, rồi ngày đó của chúng ta trôi qua thật nhẹ nhàng, vui vẻ.

Thế đấy, niềm vui của chúng ta đôi khi chỉ xuất phát từ những điều nho nhỏ như vậy.

Một buổi sáng, tôi dậy thật sớm, bước lên con xe bus quen thuộc để đến trường. Đến một điểm bus, có một cụ già xuống xe, nhưng bà mang khá nhiều đồ, anh phụ xe đã cẩn thận đỡ bà xuống, rồi chạy nhanh lên xe xách mấy túi đồ xuống giúp bà. Chỉ cần như vậy thôi, tôi đã có thể mỉm cười, “à….hóa ra trên đời còn nhiều người tốt như vậy, là những việc nhỏ nhất, bởi những người tồn tại xung quanh chúng ta.”

Bạn liệu có mỉm cười khi thấy một người khó khăn được giúp đỡ? Liệu có thấy nhẹ nhõm khi thấy ai đó nhận được lời cảm ơn? Khi là người chứng kiến những điều đó, bạn có tự nhủ mình phải cố gắng để có thể giúp đỡ người khác?

Lời cảm ơn thể hiện thái độ tích cực của con người để mang lại nhiều sự thay đổi. Khi biết nói lời cảm ơn, có nghĩa là chính người đó ý thức được rất rõ về bản thân, tôn trọng người khác, từ đó sẽ cố gắng mang lại nhiều giá trị tốt đẹp hơn, có ý thức hơn trong việc xây dựng cuộc sống này tốt đẹp thêm.

Hạnh phúc khi nhận được sự giúp đỡ hoặc thiện ý giúp đỡ từ người khác; Hạnh phúc cũng đồng thời có thể thể hiện lòng biết ơn với người đã giúp đỡ hoặc có ý giúp đỡ mình. Có nhiều người vẫn cảm thấy áy náy khi nhận được sự giúp đỡ của một ai đó nhưng vì một lý do nào đó mà chưa kịp nói lời cảm ơn. Bởi vậy, lời cảm ơn không chỉ mang đến hạnh phúc cho người được nghe, mà còn mang lại niềm vui, sự thanh thản đối với người nói nữa.

Hãy đừng ngại ngần nói hai từ “Cảm ơn”, vì lòng biết ơn không chỉ khiến ta sống hạnh phúc hơn mà còn khiến cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

3
3
Quỳnh Anh Đỗ
14/05/2018 12:58:37
c,

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.
Xin lỗi là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình. Xin lỗi còn là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

Văn hóa xin lỗi là vẻ đẹp cao quý trong đời sống giao tiếp của con người. Nhận ra lỗi lầm và chân thành nhận lấy nó để mong được tha thứ sẽ làm dịu bớt cơn giận dữ hoặc nỗi đau của người khác. Bởi vậy lời xin lỗi mang tính nhân văn cao cả trong đời sống.

Biết cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người. Đó cũng là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng thái độ quan tâm và cầu thị hết sức cần thiết. Khi lời xin lỗi được trình bày chân thành nó phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân. Mặt khác, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người.

Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra. Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần. Hành động này giúp cho các bên kiềm chế được cơn giận của bản thân. Từ đó, hướng đến những hành động đúng đắn. Lời xin lỗi đúng lúc, đúng việc giúp người bị thiệt hại cảm thấy được tôn trọng. Dựa trên sự đồng cảm, đồng tình hướng đến giải quyết sự việc theo hướng tích cực.

Lời xin lỗi không đơn giản là biết lỗi và nhận lỗi. Lời xin lỗi thể hiện trách nhiệm của con người với cuộc sống. Ai cũng có thể có những sai lầm. Điều này thật không thể tránh khỏi trong cuộc sống vốn rất phức tạp. Biết nói lời xin lỗi là biết nhận trách nhiệm của mình đối với hậu quả do hành mình gây ra. Đó là một nét đẹp trong phong cách ứng xử, thể hiện một nhân cách tốt đẹp, cao thượng.

Biết nói lời xin lỗi là tự nhắc nhở mình trước những sai phạm. Đồng thời hứa với người khác hành động này không còn tái diễn nữa. Từ đó nâng cao tinh thần, ý chí, quyết tâm hành động đúng. Biết nói lời xin lỗi để giúp mình quyết tâm sửa chữa và thăng tiến hơn.

Biết nói lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người. Vì những lỗi lầm của mình mà làm ảnh hưởng tới người khác. Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.

Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm. Biết nói lời xin lỗi thể hiện là con người có hiểu biết và có nhân cách đứng đắn.

Lời xin lỗi có thể giải quyết xung đột, chữa lành tổn thương, thúc đẩy sự tha thứ, lòng vị tha và cải thiện mối quan hệ trong cả đời sống cá nhân lẫn xã hội. Mặt khác, lời xin lỗi còn tăng lòng trung thành, niềm tin và sự cộng tác của con người với nhau. Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn. Sự tha thứ của người khác giúp gia tăng tình thương giữa con người với nhau. Biết nói cảm ơn khi nhận về mình một cái gì đó từ người khác và nói lời xin lỗi khi mình phạm phải lỗi lầm thể hiện lối sống văn hóa lành mạnh, cao thượng đáng được đề cao trong cuộc sống.

Muốn giao tiếp lịch sự, biết nói lời xin lỗi ta phải làm gì?

Trước hết phải sống chân thành, biết tôn trọng, quý trọng người khác. Phải thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình. Chân thành lắng nghe, bình tĩnh ứng xử thật lịch sự, tế nhị. Sự chân thành lúc nào cũng được ghi nhận trong cuộc sống.

Để lời xin lỗi thật sự hữu dụng cách tốt nhất là hãy để lời xin lỗi xuất phát từ đáy lòng. Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng nhưng đó là lời nói hết sức chân thành với thái độ thành tâm nhất có thể. Đôi khi, khi sự việc đáng tiếc xảy ra, ta còn lưỡng lự không biết lỗi lầm do ai, thì trước hết nếu ta không bị thiệt hại gì hãy mở lời động viên, cảm thông, chie sẻ với người thiệt hại nhiều hơn. Điều đó sẽ khiến cho sự việc trở nên nhẹ nhàng và mau chóng được giải quyết ổn thỏa. Lời xin lỗi chân thành có sữ mạnh hơn mọi loại thuốc an thần.

Hãy bày tỏ sự thấu hiểu, đồng cảm một cách chân thành. Không nên cố chấp tranh cãi, lớn tiếng, nóng giận khi mình gây ra lỗi lầm. Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

Không phải ai cũng dũng cảm khi phải thừa nhận chính lỗi lầm của mình, nhưng vượt qua được điều đó bạn sẽ thấy lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, xin lỗi đôi khi cũng cần có nghệ thuật. Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn. Nếu bạn đã nhận ra sai lầm của mình thì đừng để quá lâu rồi mới nói lời xin lỗi. Đừng cố biện minh cho sự chậm trễ bằng việc chờ đợi đến lúc thích hợp, mà hãy nói ngay, càng sớm càng tốt.
Biết nói lời xin lỗi khi gây ra lỗi lầm là một hành vi cao thượng cần có ở mỗi chúng ta. Một lời xin lỗi tưởng chừng sẽ đem đến cho bạn gánh nặng nhưng thực sự đó chính là cách để bạn tháo gỡ những vướng mắc, áy náy và giúp bạn trở nên nhẹ nhõm lòng mình hơn, yêu cuộc đời hơn. Nếu biết nói lời cảm ơn sẽ làm tăng thêm hạnh phúc trong cuộc sống thì lin lỗi là lối giải thoát đầu tiên và nhanh chóng cho mọi sai lầm và tội lỗi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×