- Truyện Kiều có giá trị nhân đạo cao cả :
Cảm hứng của Nguyễn Du trongTruyện Kiều là cảm hứng về thân phận con người. Con người sẽ sống như thế nào giữa một xã hội bất công, tàn bạo ?
Nguyễn Du xây dựng nhân vật Thúy Kiều như một tượng trưng cho tất cả những gì là đẹp, là tinh hoa của con người Kiều là một con người tài sắc vẹn toàn, đức hạnh, có lòng hiếu thảo. Với những tính cách tốt đẹp ấy, đáng lí ra Kiều phải đươc hưởng hạnh phúc, nhưng Kiều lại trải qua cuộc đời mười lăm năm lưu lạc nơi đất khách quê người với biết bao tủi nhục, ê chề. Thúy Kiều có ý thức về giá trị của mình và về sự bất công của xã hội, nên Kiều luôn luôn chống đối, nhưng càng chống đối nàng càng thất bại, càng thất bại nàng càng cay đắng, tủi hờn. Ta bắt gặp một mối đồng cảm sâu sắc, đầy thương yêu, đau xót của Nguyễn Du trước cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều, cũng chính là thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nguyễn Du quả đúng là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc.
- Giá trị hiện thực của tác phẩm Truyện Kiều:
Truyện Kiều tố cáo chế độ phong kiến suy tàn đạp lên con người lương thiện một cách tàn nhẫn.
- Truyện Kiều nói lên những ước mơ tốt đẹp về tự do và công lí của những con người bị áp bức trong chế độ thối nát, đen tối lúc bấy giờ.