LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng và ý nghĩa của chúng trong các câu thơ sau: “Giấy đỏ buồn không thắm. Mực đọng trong nghiên sầu”

Hãy chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng và ý nghĩa của chúng trong các câu thơ sau:
a. “Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
b. Để miêu tả cảnh biệt li của Thúy Kiều với gia đình, đại thi hào Nguyễn Du viết:
“Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm”
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
c. “Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
(Bếp lửa, Bằng Việt)
3 trả lời
Hỏi chi tiết
18.343
43
10
Huyền Thu
10/12/2017 19:40:25
a. Biện pháp tu từ: nhân hóa (buồn, sầu).
Ý nghĩa: Nỗi buồn tủi, cô đơn của ông đồ trong buổi suy tàn của nền Hán học.
b. Biện pháp tu từ: tiểu đối (kẻ ở-người đi), nói quá (lệ rơi thấm đá), ẩn dụ (tơ chia rũ tằm). Ý nghĩa: Nỗi đau đớn đến đứt ruột của Thúy Kiều khi phải giã biệt gia đình, đồng thời thể hiện tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du dành cho nhân vật.
c. Biện pháp tu từ: Điệp từ (nhóm). Ý nghĩa: Hình ảnh người bà quen thuộc bên bếp lửa không chỉ nhóm những gì thân thuộc hữu hình mà còn nuôi dưỡng những kí ức tuổi thơ của cháu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
24
8
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
10/12/2017 19:40:51
a. “Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”

Hai câu thơ được trích trong bài thơ ngụ ngôn "Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên . "Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu " Ở đây , tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá "buồn , đọng" thể hiện nỗi buồn thê lương của ông . Chút lưu luyến , thương tiếc cuối cùng của lòng người cũng không còn , khiến cảnh tượng nơi ông đồ ngồi viết chở nên thê lương , ảm đạm vô nguyễn minh khang .
4
9
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
10/12/2017 19:41:22
A
c)biện pháp tương phản đối lập("nhưng"),biện pháp nhân hóa (hai câu thơ cuối)
tác dụng:
- biện pháp tương phản đối lập:làm nổi bật hình ảnh ông đồ trong cô đơn, chờ đợi,lạc lõng giữa dòng đời. 
- biện pháp nhân hóa:vừa nói lên một thực tế đầy bàng(không ai thue ông đồ viết nữa,giấy đỏ theo thời gian và năm tháng phai màu dần,mực cũng không được sử dụng nên đọng trong nghiên),vừa diễn tả tâm trạng

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư