Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp cả sắc, tài và tình. Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật Thúy Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Tả kĩ, tả đẹp Thúy Vân trở thành tuyệt thế giai nhân, để rồi khẳng định Kiều còn hơn hẳn: sắc sảo về trí tuệ,mặn mà về tâm hồn. Không chi tiết như khi tả Thúy Vân, tả Kiều thi nhân chỉ đặc tả đôi mắt theo lối “điểm nhãn” – vẽ hồn của chân dung. “Làn thu thủy nét xuân sơn” – hình ảnh ẩn dụ gợi tả đôi mắt trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu;đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều trung đức vẻ đẹp của nước non, phát sáng trí tuệ tâm hồn khiến hoa ghen,liễu hờn, nước phải nghiêng,thành phải đổ. Có lẽ, chính vẻ đẹp có chiều sâu ấy mà khiến thiên nhiên hờn ghen, đố kí như dự báo trước một cuộc đời đầy éo le, đau khổ sẽ ập đến với nàng. Không chỉ có nhan sắc tuyệt đỉnh, Kiều cũng rất mực thông minh và đa tài. Tài của Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến – đủ cả cầm,kì,thi,họa. Đặc biệt, tài đàn của nàng vượt trội hơn cả. Nàng riêng một khúc bạc mệnh mà ai nghe cũng não lòng. Dường như, số phận đó nhập vào điệu hồn riêng của nàng để hoàn thành bản đản bạc mệnh,ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu,đa cảm.