LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy chứng minh câu nói của Bác: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công

4 trả lời
Hỏi chi tiết
25.163
147
35
Hạ Vũ
29/04/2017 15:57:51
Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống đó là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay như Bác Hồ ta đã từng nói “đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”, đây là phương pháp đánh giặc có hiệu quả của dân tộc ta.

Đoàn kết đó là sự gắn bó mật thiết với nhau, cùng chung tay góp sức để làm những việc lớn, chủ tịch hồ chí minh người đã trải nghiêm chiêm nghiệm nhiều điều từ cuộc sống, do người  đã đi hầu hết tất cả các nước trên thế giới người hiểu được tại sao nhân dân ta cần đoàn kết để chống giặc ngoại xâm, Việt Nam là 1 nước có truyền thống đoàn kết từ lâu đời truyền thống đó đã ăn sâu vào dòng máu của con người Việt Nam, đoàn kết sẽ tạo cho con người những sức mạnh, nhưng động lực để con người vượt lên trên những khó khăn, những đe dọa để vươn lên trong cuộc sống, nhiều những hành động những tấm gương đã làm liều thuốc quý cho con người Việt Nam học tập và noi theo, truyền thống của dân tộc Việt Nam đó là đùm bọc tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, lá lành đùm lá rách, người giàu sẽ giúp người nghèo, một cây làm chẳng nên non, hai cây chụm lại nên hòn núi cao, truyền thống vẻ vang của dân tộc ta đó là đoàn kết từ đường làng ngõ xóm, đoàn kết trong cộng đồng xã hội, đến những khu vực to lớn hơn đó là đất nước. Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi sự đoàn kết trong nhân dân truyền thống đó đã có từ xưa nhưng sau khi Chủ Tịch Hồ chí Minh ra lời kêu gọi đó thì tinh thần đó lại vóng lên 1 hồi chuông cảnh tỉnh những người dân Việt Nam cần đoàn kết đấu tranh để tạo lên sức mạnh chiến đấu với kẻ thù. Một dân tộc to lớn là 1 dân tộc biết đoàn kết toàn dân, nhân dân đồng lòng, 1 lòng vì đất nước vì nhân dân.

Truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam đó là đã biết đoàn kết trong cộng đồng, dân ta tuy yếu về lực lượng nhưng có sự cấu kết chặt chẽ trong đoàn kết nội bộ, có sự đoàn kết đã làm tăng sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam lên đến hàng ngàn lần, truyền thống đó đi sâu vào từng gia đình, từng xã hội, từng cá nhân, người dân ý thức được sự quan trọng đó, từ đó đã tạo lên bao nhiêu những thành quả bởi những cuộc chiến công ác liệt của cả dân tộc. So sánh tương quan lực lượng dân tộc ta luôn yếu về lực lượng nhưng so sánh về chiến lược thì quân đội ta rất vững mạnh, Chủ Tịch Hồ Chí Minh người lãnh tụ sáng suốt của dân tộc Việt Nam, đã biết dựa vào dân để đấu tranh với kẻ thù xâm lược, một vị lãnh tụ giỏi là vị lãnh tụ biết dựa vào dân coi dân làm gốc, đoàn kết những cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể đã tạo lên một sức mạnh cực kì to lớn của cả dân tộc ta. Đi đâu chúng ta cũng đều bắt gặp những nghĩa cử cao đẹp của sự đoàn kết, của các cộng đồng dân tộc, dân tộc Việt Na, cả dân tộc là con của con rồng cháu tiên, có chung 1 dòng máu đào niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc đến nay đã mang trong mình những niềm tin, niềm tự hào và cả những cấu kết làng xóm để tạo lên sức mạnh nữa. Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết thành công thành công đại thành công đã là kim chỉ nan cho mọi người học tập và nói theo, 1 sức mạnh của cả dân tộc sẽ chiến thắng được những kẻ thù đầu xỏ.

Tự  hào về dân tộc Việt Nam, chúng ta đã gặp rất nhiều những vị lãnh tụ thiên tài như bác Võ Nguyên Giáp hay chủ tịch Hồ Chí Minh những người đã biết dựa vào dân, những người đã nêu cao tinh thần lấy dân làm gốc.

Lời dậy  của Bác Hồ đúng ở mọi hoàn cảnh trong xã hội trong xã hội xưa và nay nó đều là những bài học xương máu những bài học đã thấm đẫm những chiêm nghiệm và những trải nghiệm thực tế qua đó đã tạo ra cho mọi người những niềm tin về 1 đảng lãnh đạo to lớn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
80
26
Kuroba Kaito
29/04/2017 16:03:17
Hồ Chủ tịch là linh hồn, là người tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân. Người luôn chăm lo, nhắc nhở phải giữ gìn sự đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt, Bác kêu gọi:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công

Dân gian có câu chuyện rất hay về tinh thần đoàn kết: Câu chuyện bó đùa. Câu chuyện như một lời giải thích, một sự chứng minh cụ thề đầy sức thuyết phục về tinh thần đoàn kết; Đoàn kết là kết hợp các phần tử lẻ tẻ hoặc nhiều bộ phận lại thành một khối thống nhất . Từ sự đoàn kết, gắn bó trong gia đình, câu chuyện có ý nghĩa xã hội sâu Sắc. Bác Hồ, trong lời kêu gọi của mình, nhấn mạnh toàn dân phải doàn kết, đoàn kết rộng rãi, đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết thực sự. Tức là, toàn dân phải muôn người như một, đồng tâm, đồng sức, trong cuộc sống hàng ngày, trong xâu dựng và đấu tranh. Thành công là đạt được kết qua, đạt được ý muốn, đạt được cái mình đã đề ra. Trong cuộc sống, trong đâu tranh xây dựng và giữ gìn đất nước, nếu đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh và sẽ giành được thắng lợi to lớn, rực rỡ.

Sở dĩ đoàn kết sẽ dẫn đến thành công, thắng lợi to lớn vì đoàn kết thì sẽ tập hợp được đông đảo quần chủng, phát huy được sức mạnh, tiềm năng to lớn của quần chúng, tạo nên sức mạnh vĩ đại có thể dời non, lấp biển, có thể đập tan mọi lực lượng thù địch trong cuộc đấu tranh xã hội. Đoàn kết là đường lối chiến lược duy nhất đúng, phá tan được âm mưu chia rè của kẻ thù.

Trong lao động sản xuất, nhờ đoàn kết, chung sức người xưa mới có thể chống lại các thế lực tàn phá của thiên nhiên thời buổi hoang sơ giữa sóng gầm, bão tố, giũra mịt mùng, âm u của núi rừng. Càng phát triển, con người nhờ đoàn kết mới đú sức lao động, đủ khả năng để làm nhiều công trình to lớn, giải quyết nhiều vàn đề do thực tế sản xuất, nghiên cứu khoa học đề ra. 

Lời dạy của Bác Hồ đã được thực tế chứng minh, khẳng định sự đúng đắn của chân lí cuộc sống: đoàn kết là sức mạnh. Lịch sừ chống ngoại xâm của dân tộc ta từ hàng ngàn năm nay còn ngời sáng tinh thần đoàn kết toàn dân của Hội nghị Diên Hồng đời Trần. Vua Trần anh minh nhân từ, Tiết chế quốc công Hưng Đạo Vương tài ba đã dựa vào tinh thần toàn dân đoàn kết nhất trí mà ba lần đánh tan quân xâm lược Nguyên, tạo nên hào khí Đông A của đất Việt mãi măi còn ngời sáng. Tiếng hô “Quyết đánh” của các bô lão, tiếng vang dậy đất “Sát Thát” của ba quân, “Lá cờ thêu sáu chữ vàng'’ của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản… chính là thể hiện đậm nét khối đoàn kết toàn dân đó.

Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, Hội nghị thống nhất Việt Minh – Liên Việt; khối đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của hai cuộc kháng chiến, đánh Pháp, đuổi Mĩ, giành lại toàn vẹn non sông.

Trong lao động sản xuất dựng đất nước, nhờ sự đoàn kết, hợp tác, nhân dân ta đã xây dựng được những công trình to lớn như cầu Thăng Long, Nhà máy thủy điện Sông Đà, Trị An, Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vũng Tàu, Nông trường cao su Lộc Ninh.Cũng do đoàn kết mà nhân dân các địa phương trong cả nước đã xây dựng được những công trình kinh tế, văn hóa phục vụ cho đời sống của địa phương mình như việc kéo đường điện sáng về xã vùng cao Suối Giàng (Yên Bái), xây dựng thành công hồ chứa nước Kẻ Gỗ (Nghệ Tĩnh), trồng được hàng ngàn hecta dâu, cà phê ở vùng kinh tế mới Lâm Hà (Lâm Đồng), nạo vét được hàng trốm cây số kênh, mương ở Phụng Hiệp, Ô Mồn (Cần Thơ) đưa đùng nước phù sa sông Hậu về tưới mát cho hàng ngàn hecta lúa, mía xanh tốt…

Khẩu hiệu kêu gọi đoàn kết:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công.

của Bác Hồ trong thời kì kháng chiến đã là tiếng kêu cỗ vũ cả dân tộc đoàn kết, chiến đấu; là luồng gió mát thổi vào lòng người niềm tin ở sức mạnh của mình, của đất nước mình. Toàn dân ta không phân biệt già trẻ, gái trai, nông dân, công nhân, tri thức, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ kháng chiến… đoàn kết một lòng trong Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Tồ quốc Việt Nam, lập nên chiến công hiên hách chấn Động địa cầu, rạng rỡ Việt Nam.

Trong công cuộc xây dựng và đối mới đất nước hiện nay, khầu hiệu đoàn kết của Bác đã xoá bỏ được tư tưởng cục bộ, địa phương chủ nghĩa, đoàn kết nhân dân cả nước ta xây dựng một nước Việt Nàfn mới giàu đẹp, cố gắng nhanh chóng theo kịp bè bạn gần xa ở Đông Nam Á và thế giới.
26
38
Trần Thị Huyền Trang
30/04/2017 08:45:12
Cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trước hết là đoàn kết vì đại nghĩa, đoàn kết trong Đảng để đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế. Trên cơ sở đó Người kêu gọi mọi người càng đoàn kết nhau lại thành một khối để chống lại kẻ thù chung. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: ''...đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm, hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi''. Đấu tranh nhằm xóa bỏ nỗi nhục mất nước cũng như nỗi nhục nghèo nàn và lạc hậu ở một nước như Việt Nam, Hồ Chí Minh hiểu cần phải thức tỉnh lương tri của tất cả mọi người, tất cả các tôn giáo trên cơ sở đại đoàn kết, tập hợp họ thành một khối thống nhất để dựng nước và giữ nước. Người mong muốn nhân dân của Người dù có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, dù thuộc các tôn giáo khác nhau, đều trước hết thấy mình là con Rồng, cháu Lạc, phải có trách nhiệm với cộng đồng, với những người đã khuất, với tổ tiên. Vì thế, ngay từ năm 1924, Người đã nói: ''Chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn của đất nước''. Trong tư tưởng Người, dân tộc được xác định trên lập trường của giai cấp công nhân, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Đó là ''Chủ nghĩa dân tộc hướng tới chủ nghĩa Cộng sản”. Ngoài ra, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết còn có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống, từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đó là truyền thống “Nhiễu điều phủ lấy giá gương; người trong một nước phải thương nhau cùng”. Vì thế, năm 1942, ngay sau khi về nước lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi dưới ngọn cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây - Nhật, khôi phục lại độc lập tự do”. Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta. Đó là cái bảo đảm chắc chắn nhất cho cách mạng thắng lợi. Người cho rằng: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lục lượng đoàn kết của nhân dân”. Và “Đại đoàn kết là một lực luợng tất thắng. Nhờ đại đoàn kết mà cách mạng đã thắng lọi, kháng chiến đã thành công. Nay chúng ta đại đoàn kết thì cuộc đấu tranh chính trị của chúng ta nhất đánh thắng lợi, nước nhà nhất định thống nhất”. Chính vì thế, ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) ra đời, dù bận “trăm công, nghìn việc”, vừa phải lo chống giặc đói, giặc ***, lại phải lo thắng giặc ngoại xâm, Người rất quan tâm tới các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức tôn giáo. Ngày 3/9/1945, tức chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập, Người đã có chương trình kế hoạch tiếp các tổ chức đoàn thể (như các báo Việt, Trưng, văn hóa giơi, công giới, thương giới, Công giáo, Phật giáo, nông hội, nhi đồng, thanh niên...). Cũng trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lân thời (bàn về những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước VNDCCH), Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách phải làm, trong đó Người nhấn mạnh vấn đề thứ 6 là: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo (Thiên chúa giáo) và đồng bào Lương (Phật giáo), để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết”. Suốt cuộc đời mình, không lúc nào Hồ Chí Minh không chú ý đến những hành vi tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào. Người đã chú ý đến phong tục tập,quán của người dân khi trở về Pắc Bó, thậm chí tự tay vẽ hình ảnh Đức Phật và dựng ngôi chùa để đồng bào không phải đi xa làm lễ. Người cũng gửi nhiều thư và điện đến các vị giám mục, linh mục để vận động tinh thần yêu nước của đồng bào Công giáo. Người cũng còn gửi thư đến các ông lang, ông đại, biểu dương công trạng và tinh thần tham gia kháng chiến của đồng bào miền núi Hòa Bình. Không chỉ với các đồng bào có đạo và không có đạo, với các đoàn thể, các Đảng dân chủ và xã hội, cũng được Người quan tâm để phát huy tốt vai trò của các tổ chức này trong việc động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia kháng chiến và thực hiện đại đoàn kết toàn dân. Có thể nói rằng, “Hồ Chí Minh đã nhận rõ cơ sở khách quan của khối đại đoàn kết dân tộc và tin tưởng vào đồng bào dù có tôn giáo hay không có tôn giáo. Người kêu gọi phải đoàn kết, không phân biệt tôn giáo, Đảng phái, già ,trẻ, gái trai... “Đoàn kết là chiến lược lâu dài chứ không phải là sách lược tạm thời”. Người là hiện thân, là ngọn cờ của khối đại đoàn kết dân tộc. Người đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự củng cố khối đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công-nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhằm tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp, mọi Đảng phái, mọi tôn giáo, dân tộc để bao vây, cô lập kẻ thù, phá tan chính sách của chúng, để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Người luôn nhắc nhở: “... đối với các đoàn thể khác cùng dân chúng, chỉ có một chính sách là đại đoàn kết”. Thậm chí, trước lúc đi xa, trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn dặn: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ. Hoặc bạn có thể thêm một vài dẫn chứng như về lịch sử,nước ngoài,...v..v... Xưa: Từ rất nhiều cuộc chiến tranh chống lại quân xâm lược của nước ta. Từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến Trần Hưng Đạo..., rồi đến cuộc chiến tranh chống đế quốc xâm lược cho thấy sự đoàn kết đã mang lại những thành công lớn lao. Phương Tây: Từ sự đoàn kết 13 bang của hợp chủng quốc chống lại thực dân Anh. Đến đại hồng quân Liên Xô trong thế chiến thứ 2. Về Kinh tế: Sự đoàn kết của người Nhật từ một nước lạc hậu và thất bại trong chiến tranh, vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế như hiện nay. Về Xã hội: Sự đoàn kết của nhân dân công cuộc đổi mới, xóa đói giảm nghèo cũng mang lại những thành công lớn. Ngược lại: Loạn 12 xứ quân, sự chia cắt 2 miền nam bắc làm kéo dài cuộc chiến tranh và sự suy thoái. Mất đoàn kết trong chính trị của Thái Lan làm ảnh hưởng đến sự phái triển kinh tế và an sinh xã hội của nước này.
23
17
NoName.198093
28/03/2018 18:12:08
thieu phan phe phan bai nao cung vay

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư