Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau: "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng" ("Tôi đi học" - Thanh Tịnh)

Câu 1: Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau: "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng." ("Tôi đi học" - Thanh Tịnh)
Câu 2: Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau: "Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi." ("Tôi đi học" - Thanh Tịnh)
Câu 3: Hãy chỉ ra và phân tích cái hay của cách kết thúc truyện ngắn "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh.
Câu 4: Hãy phân tích làm sáng tỏ "chất thơ" toát lên từ thân truyện "Tôi đi học" - Thanh Tịnh.
Câu 5: So sánh bố cục, mạch truyện, cách kể chuyện của văn bản "Trong lòng mẹ" ("Những ngày thơ ấu" - Nguyên Hồng) và văn bản "Tôi đi học" - Thanh Tịnh.
Câu 6: Chỉ ra chất trữ tình trong văn bản "Trong lòng mẹ" - ("Những ngày thơ ấu" - Nguyên Hồng).
Câu 7: Phân tích những so sánh hay trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" - ("Những ngày thơ ấu" - Nguyên Hồng)
a) So sánh 1: "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì vụn nát mới thôi".
b) So sánh 2: "Nếu người quay lại ấy là người khác, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc".
HELP ME!!! ㅠㅠ Làm được câu nào thì làm giúp mình nha ㅠㅠ
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
9.087
34
4
Nguyễn Thị Nhung
15/07/2019 15:58:01
Câu 1:
Truyện ngắn ” tôi đi học” có thể coi là một tác phẩm rất hay giàu chất thơ và chất trữ tình của tác giả Thanh Tịnh, trong đó, có một hình ảnh rất đẹp: ” Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”.
Tác giả đã rất thành công trong việc ví “những cảm giác trong sáng” với những cánh hoa tươi mỉm cười. ” hoa tươi” là một hình ảnh thơ mộng, tượng trưng cho vẻ đẹp, cái tinh túy của đất trời, cái đáng yêu mà tạo hóa đã ban cho con người. Qua đó, ta thấy được những cảm xúc rất đẹp, đáng trân trọng, đáng nâng niu và cái đẹp ấy mãi sống trong tiềm thức và ký ức của tác giả cũng như bao bạn đọc. Đồng thời, trong câu sử dụng nghệ thuật nhân hóa giàu sức gợi hình, gợi cảm ” mỉm cười” để diễn tả niềm vui, niềm sung sướng, hạnh phúc, tràn ngập rạo rực, tưng bừng của những đứa trẻ lần đầu tiên đến trường. Và những kỉ niệm trong sáng ấy như còn sống mãi trong lòng với một niềm hi vọng, ước mơ, hoài bão lớn lao để hướng tới tương lai tốt đẹp, đang phơi phới trào đầy niềm vui.
Qua câu văn ngắn gọn, tác giả đã rất thành công trong việc thể hiện tâm trạng của mình, với những rung động đầu tiên đối với mái trường, tưởng chừng như rất đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc và thiêng liêng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
13
0
Nguyễn Thị Nhung
15/07/2019 16:06:08
Câu 2
Trong truyện ngắn ” Tôi đi học”có một hình ảnh so sánh rất hay và đặc sắc, đó là ” ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Tác giả đã so sánh cái ý nghĩa non nớt ngày thơ của mình với ” làn mây” diễn tả sự trong sáng thơ ngây dịu dàng đáng yêu của những đứa trẻ vô tư hồn nhiên của những trẻ thơ.
Cái ý nghĩ ấy sẽ chỉ có trong tâm trí của những trẻ lần đầu được cắp sách tới trường thể hiện một sức mạnh kỳ diệu, mãnh liệt. Bao năm tháng qua rồi mà những kỉ niệm vẫn sống dậy và lung linh. Qua cách diễn tả thật đặc sắc và hay, ta thẫm đẫm chất trữ tình và hiểu sâu sắc về một tâm hồn khát khao bay cao bay xa với một niềm hi vọng ước ao hoài bảo lớn lao để vươn tới chân trời mới, một tương lai đang phơi phới chào đón những đứa trẻ hồn nhiên.
Bằng câu văn ngắn gọn, ta thấy ước mơ, khát vọng ấy của tác giả thật cao đẹp và thiêng liêng biết bao.
 
5
1
Kim Taehyung
15/07/2019 16:10:53
Câu 4 :
Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật cùa truyện ngắn “Tôi đi học”. Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật. tình tiết, tâm trạng… dạt dào cảm xúc.
Cảnh một buổi mai “đầy sương thu và gió lạnh”, mẹ “âu yếm” dẫn con trai bé nhỏ đi đến trường trên con đường làng thân thuộc “dài và hẹp”. Cảnh mấy cậu học trò nhỏ “áo quần tươm tất, nhí nhảnh” gọi tên nhau, trao sách vớ cho nhau xem. Con đường tựu trường của tuổi thơ đông vui như ngày hội. Cánh sân trường Mĩ Lí “dày đặc cà người”, tất cả đều áo quần “sạch sẽ”, gương mặt “vui tươi và sáng sủa”.Cảnh học trò mới “bỡ ngõ đứng nép bên người thân”, “ngập ngừng e sợ”. “Một mùi hương lạ xông lên tronq lóp”, một con chim đến đậu bên cứa sổ lớp học, rụt rè hót rồi vỏ cánh bay cao, cảnh bàn ghế, những hình treo trên tường… đều làm cho chú học trò bé nhỏ ngỡ ngàng “mới lạ và hay”.
Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt “hiền lạ” của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp Năm đón 28 học trò mới với “gương mặt tươi cười”.
Chất thơ là lòng mẹ hiển rất thương yêu con. Bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ: “Mẹ tôi ân cân nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng ; bàn tay mẹ cầm thước bút cho con lúc đứng xếp hàng, đứa con cám thấy “có một bàn tay dịu dàng” cùa mẹ đầy con tới trước như khích lệ.
Lúc đứa con trai bé bỏng ngơ ngác thì bàn tay mẹ hiền “một bàn tay quen nhẹ miết mái tóc” con. Có thể nói hình tượng bàn tay mẹ hiền được thế hiện một cách tinh tê’.
Chất thơ cùa truyện “Tôi đi học” còn được thể hiện ở các hình ánh so sánh đầy thi vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm. Đọc hai câu vãn đầu truyện ta câm nhận chất thơ ấy mà lòng xúc động bâng khuâng:
‘Chất thơ dược thể hiện cả ớ nội dung và hình thức của văn bản.
“Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man cùa buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được nliững câm giác trong sđng ấy nảy nở trong lòng tói như mây cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang dâng”…
Thật vậy, ‘Tôi đi học” là những dòng hổi ức về ngày tựu trường của tuổi thơ rất thơ và xúc động.
7
1
Kim Taehyung
15/07/2019 16:12:03
Câu 6 :
- Tình huống, nội dung câu chuyện: hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng; câu chuyện vê một người mẹ phải âm thầm chịu nhiều cay đắng, nhiều thành kiến tàn ác; lòng thương yêu cùng sự tin cậy mà chú bé dành cho người mẹ của mình…
- Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng: nỗi xót xa, tủi nhục, lòng căm phẫn sâu sắc quyết liệt, tình yêu thương mẹ nồng nàn thắm thiết.
- Cách thể hiện của tác giả cũng góp phần tạo nên chất trữ tình của chương hồi kí:
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể, tả, biểu lộ cảm xúc.
+ Các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh gây ấn tượng, đều giàu sức gợi cảm
+ Lời văn nhiều khi say mê khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man, dạt dào
6
1
6
1
Kim Taehyung
15/07/2019 16:14:24
Câu 7 :
So sánh 1: ” Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vạt như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết về lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi
•• Đây là một câu văn biểu cảm dài, nhịp văn dồn dập, liên tiếp nhiều động từ mạnh, liệtkê, tăng tiến, so sánh, cách nói phóng đại, qua đó thể hiện một ý nghĩa táo tợn, bất cần đầy phẫn lô đang trào sôi như một cơn giông tố trong lòng cậu bé.
-Đó là tâm trạng đau đớn, ấm ức, căm giận đến tột cùng, các từ ” cắn”, ” nhai”, “nghiền” nằm trong một trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức của nhân vật.
-Càng căm giận bao nhiêu, bé Hồng càng thương mẹ, tin tưởng mẹ bấy nhiêu, từ tình yêu thươngvới mẹ đã khiến người con hiếu thảo ấy suy nghĩ sâu sắc hơn.
So sánh 2: ” Nếu người quay lại là người khác, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốtchảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần tạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa xamạc”
-Đây là một so sánh giả định, độc đáo, mới lạ và phù hợp với việc bộc lộ tâm trạng từ hi vọng tộtcùng đến tuyệt vọng tột cùng.
-Bóng dáng người mẹ xuất hiện trước cặp mắt trông đợi, mỏi mòn của đứa con giống như dòngsuối trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngãgục giữa xa mạc.
-So sánh nhằm diễn tả nỗi khát khao được gặp mẹ một cách mãnh liệt và tột bậc, nỗi khát khaotình mẹ đang cháy sôi trong tâm hồn non nướt của đứa trẻ mô côi. Cũng như những bộ hàng kia nếu đó không phải là mẹ thì đứa con tội nghiệp ấy sẽ gục ngã quỵ xuống kiệt sức trong nỗi khátthèm, trong sự tuyệt vọng đến tột cùng

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×