Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết một đoạn văn chứng minh cho ý kiến sau: Chiếc lá cuối cùng là bài ca đẹp về tình người

Giúp mk với, mk cần nhiều câu trả lời từ nhiều bạn
Đập đá ở Côn Lôn:
1. Nêu ai lớp nghĩa có trong 4 câu thơ đầu của bài thơ.
2. Nêu cảm nhận của em về tác giả.
Chiếc lá cuối cùng:
Hãy viết một đoạn văn chứng minh cho ý kiến sau:
''Chiếc lá cuối cùng là bài ca đẹp về tình người.''
Hai cây phong: Vì sao người dân làng Kukurêu lại gọi ngọn đồi có hai cây phong là trường Đuy-xen?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
676
4
0
Trần Ngọc Phương ...
15/12/2017 09:34:53
O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Ngòi bút của ông thường hướng tới những thể loại truyện ngắn nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ. Và có thể nói truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” là một trong những tác phâm làm nên tên tuổi của chính ông và cũng chính là bài ca đẹp về tình người.
Mở đầu tác phẩm, O Hen-ri đã giới thiệu cho chúng ta thấy được hình ảnh của cụ Bơ-men – một họa sĩ nghèo đã rất già. Cụ thuê trọ ở tầng dưới của một căn hộ thuê. Tuy là một họa sĩ nhưng cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền. Suốt 40 năm, cụ luôn mơ ước có thể vẽ được ít nhất một kiệt tác để lại cho đời. Qua đó ta có thể thấy cụ Bơ-men là một người vô cùng đáng thương nhưng cụ vẫn giữ được ấm lòng nhân ái và đức hy sinh.
Trước hết, tác giả dã cho ta thấy rất rõ về thái độ quan tâm, lo lắng của cụ Bơ-men đối với căn bệnh sưng phổi của Giôn-xi. Cụ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân vì lo rằng một mai, khi chiếc lá cuối cùng trên thân cây nhỏ bé, mỏng manh ấy sẽ rụng xuống thì Giôn-xi cũng sẽ thực hiện cái ý nghĩ ngu ngốc từ bỏ mạng sống của bản thân khỏi thế gian như chiếc lá cuối cùng rụng khỏi cành. Nhờ thế, nhà văn đã cho ta thấy được tấm lòng chân thành của cụ đối với cô.
Cụ không chỉ là một người giàu tình yêu mà còn có đức hy sinh cao thượng. Vào một đêm mưa bão đầy gió tuyết, cụ đã không ngại khó khăn thậm chí là đánh đổi mạng sống để vẽ chiếc lá thường xuân trên tường cứu sống Giôn-xi. Nhờ bức tranh và sự hy sinh của cụ Bơ-men, Giôn-xi đã nhận ra rằng muốn chết là một cái tội và cô đã được hồi sinh. Chính vì thế, ta có thể nói bức tranh “Chiếc lá cuối cung” là một kiệt tác vị nhân sinh vì nó không chỉ được vẽ bởi bút lông, bảng màu mà nó còn được vẽ bằng chính tình yêu thương vô bờ và sự hy sinh cao thượng của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi. Qua đó, ta có thể thấy cụ là một người đáng khâm phục.
Tóm lại, "Chiếc lá cuối cùng là bài ca về tình người. Nhân vật cụ Bơ-men đã cho ta thấy được sự thiêng liêng, cao quý của tấm lòng nhân ái. Chính cái nỗi lo lắng, quan tâm và cao thượng của cụ làm cho người đọc phải rưng rưng xúc động. Có lẽ từng trang giấy từng dòng chữ cũng phập phồng theo tình yêu thương, sẻ chia của cụ dành cho người họa sĩ trẻ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Quỳnh Anh Đỗ
15/12/2017 11:21:14
Câu mở đầu, tác giả phác ra bối cảnh không gian, gợi mở âm hưởng hùng tráng bằng tư thế hiên ngang, sừng sững của phận "làm trai" đầu đội trời, chân đạp đất kiêu hùng. Dân gian từng có câu: "Làm trai cho đáng nên trai". Nguyễn Công Trứ thì viết: "Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông; Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể". Phan Bội Châu cũng đề cao chí hướng làm trai: " Đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời"... Điều đó cho thấy quan niệm về chí trai, làm trai có mạch nguồn trong quan niệm nhân sinh truyền thông. Trong câu thơ của Phan Chu Trinh quan niệm ấy được khẳng định trong một bối cảnh cụ thể: "... đứng giữa đất Côn Lôn" là "đứng giữa" biển - trời - đất, thật kiêu hãnh, đường hoàng, đúng là tư thế của người làm chủ giang sơn. Ba câu thơ tiếp theo, qua những hình ảnh chân thực diễn tả công việc nặng nhọc (khai thác đá) tác giả đã khắc họa thành những hình ảnh biểu trưng cho tầm vóc sức mạnh dời non lấp bể, kinh thiên động địa của nhân vật trữ tình. Những hành động mạnh mẽ cho phép ta hình dung ra hình ảnh người dũng sĩ với sức vóc thần kỳ đang xung trận: "xách búa", "ra tay"; và "lừng lẫy" những chiến công "lở núi non", "đánh tan năm bảy đống", “đập bể mấy trăm hòn". Những từ ngữ cực tả sức mạnh dũng mãnh đã làm nổi bật hình tượng con người trong tư thế ngạo nghễ, lớn ngang tầm vũ trụ. Giữa không gian biển trời bao la sừng sững một tượng đài kết bằng những hình khối phi thường.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo