Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ ngắn hay dài?
=> Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài nhất. Vì Khi mắt ở trạng thái không điều tiết, điểm nằm trên trục chính của thấu kính mắt mà ảnh được tạo ra trên màng lưới gọi là điểm cực
viễn Cv của mắt. Đó cũng là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ. Khi đó tiêu cự của mắt lớn nhất (fmax = OV). Đối với mắt bình thường,
điểm cực viễn ở vô cực (nghĩa là mắt bình thường có thể nhìn rõ được vật ở xa vô cùng). Khi quan sát vật đặt ở điểm cực viễn, mắt
không phải điều tiết, khi đó thể thủy tinh dẹt nhất, cơ vòng ở trạng thái nghỉ nên mắt không mỏi.
Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh như thế nào?
=> Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ ngắn nhất. Vì Khi mắt điều tiết tối đa, điểm nằm trên trục chính của thấu kính mắt mà ảnh được tạo ra trên màng lưới gọi là điểm cực cận Cc của
mắt. Đó cũng là điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn rõ. Khi nhìn vật ở điểm cực cận, thể thủy tinh căng phồng ở mức tối đa, tiêu cự của mắt nhỏ nhất. Khi nhìn vật ở điểm cực cận, mắt cần phải điều tiết mạnh nhất nên mắt rất chóng mỏi. Do đó để không hại mắt, khi đọc sách hay viết ta nên đặt sách vở cách mắt một khoảng lớn hơn khoảng cách đến điểm cực cận một chút (khoảng 25cm). Càng lớn tuổi, điểm cực cận càng lùi ra xa mắt.