LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Làm thế nào để hát hay?

7 trả lời
Hỏi chi tiết
860
2
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
21/01/2019 12:50:48
Tư thế rất quan trọng khi hát
Thực tế ít ai để ý đến tư thế khi hát của mình mà chỉ lựa chọn những tư thế quen thuộc với bản thân. Tuy nhiên điều này lại ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng giọng hát của bạn. Tư thế chính xác nhất dù ngồi hay đứng đều là thẳng lưng, ưỡn ngược, cổ duỗi thẳng. Tư thế đúng đắn này sẽ giúp bạn dễ dàng lấy hơi và điều khiển hơi thở ổn định khi hát.
Khởi động trước khi hát
Trong các môn thể thao luôn cần khoảng thời gian khởi động trước. Và ca hát cũng vậy. Khởi động 1-2 phút trước khi hát bằng những bài luyện thanh đơn giản. Có thể là bắt đầu từ nốt thấp, lên cao dần hay xuống thấp dần… Điều này sẽ giúp cổ họng của bạn được thả lỏng. Và cũng giúp tông giọng của bạn ổn định hơn trong cả quá trình hát đấy.
Phát âm đúng
Bạn muốn hướng tới mục tiêu hát thật hay thì việc phát âm đúng là cực kỳ quan trọng. Để có thể phát âm đúng theo lời bài hát mà không bị cuốn theo bởi giai điệu quá nhanh hay quá chậm. Hãy tập cách hát khi mở rộng khuôn miệng, giữ cho phần cơ quanh miệng và hàm tách rời.
Đừng ngại ngần việc mở rộng khuôn miệng sẽ khiến bạn trông khoa trương. Thực chất đây là cách giúp bạn có thể phát âm đúng rõ ràng nhất. Và đặc biệt là giúp bạn lấy hơi khỏe hơn rất nhiều.
Bạn cũng có thể luyện tập hàng ngày để quen dần với tư thế chuyên nghiệp này bằng cách sau: làm động tác mở rộng khuôn miệng giống như đang ngáp. Sau đó dùng lưỡi chạm vào phần răng dưới, duy trì 1-2 phút. Luyện tập động tác này mỗi ngày cũng đủ để bạn phát âm đúng và rõ ràng hơn trước nhiều rồi đó.
Luyện tập hơi thở hàng ngày
Với câu hỏi làm sao hát hay thì câu trả lời là không còn cách nào khác ngoài việc kiên trì luyện tập hàng ngày.
Trong thanh nhạc chuyên nghiệp có rất nhiều các kiểu hít thở lấy hơi trong quá trình hát. Ví dụ như cách thở ngực, thở ngực kết hợp với thở bụng, thở ngực dưới và bụng… Mỗi cách lấy hơi, cách thở khác nhau này sẽ phục vụ những nốt cao, nốt trầm, hay những kỹ thuật luyến láy phức tạp trong bài hát.
Tuy nhiên, nếu bạn không theo một lớp học thanh nhạc chuyên nghiệp nào thì sẽ rất khó khăn để tự luyện tập và phân biệt các cách lấy hơi đó. Chính vì vậy mà Dinhnghia.vn sẽ giúp bạn tóm lược đơn giản cách luyện tập mang lại hiệu quả cao nhất sau:
Luyện tập lấy hơi
Có một cách đơn giản hơn cho bạn đó là chỉ cần thực hiện theo các bước giản lược sau:
  • Hé mở môi để lấy hơi bằng cả mũi và miệng
  • Lấy hơi thật sâu và chậm rãi đến khi bụng và sườn căng ra
  • Tiếp tục lấy hơi để hơi vào đầy cả phần trên là hai lá phổi
  • Nén hơi trong giây lát
  • Sau đó từ từ thở ra bằng miệng, cố gắng điều chế làn hơi thật đều.
Luyện tập xì hơi
  • Mở khẩu hình miệng theo âm “i” và lấy hơi như phần trên
  • Sau khi lấy đầy hơi thì nén hơi trong giây lát
  • Cuối cùng đặt đầu lưỡi chạm vào giữa hai hàm răng khít và từ từ xì hơi ra. Hãy kiên trì luyện tập để có thể xì hơi có thể kéo dài thấp nhất từ 30 giây đến 1 phút. Điều này sẽ giúp chất giọng của bạn cải thiện rất nhiều.
Luyện tập thổi bụi
Cách lấy hơi giống như 2 phần trên
  • Sau khi đầy hơi và nén trong giây lát. Hãy chúm môi lại và đẩy hơi ra thật nhẹ nhàng đều đặn giống như khi bạn thổi bụi trên bàn.
  • Đặt bàn tay cách miệng tầm 10-15 cm để kiểm tra sự đều đặn của làn hơi. Thời gian thấp nhất khi “thổi bụi” là 45 giây.
Có khổ luyện mới có thành công. Vì vậy mỗi ngày hãy dành một chút thời gian để thực hiện bài tập hơi thở này. Giọng hát của bạn sẽ khỏe lên trông thấy đấy. Và chắc chắn bạn sẽ không còn sợ điều gì khi cầm đến micro nữa.
Hát đúng nhịp
Bạn đã có một giọng hát khỏe khoắn và đầy nội lực rồi. Nhưng nếu hát lệch nhịp sẽ khiến cả bài hát của bạn trở thành “thảm họa” mất. Vì vậy đừng bao giờ quên luyện tập yếu tố nhịp điệu này nhé.
  • Muốn hát đúng nhịp thì trước tiên bạn nên lựa chọn những bài hát phù hợp với chất giọng của mình. Đừng cố ép bản thân hát những nốt quá cao hay quá thấp so với tông giọng của mình.
  • Tiếp đó hãy nghe đi nghe lại bài hát thật nhiều lần. Việc nghe và lẩm nhẩm theo bài hát sẽ là cách giúp bạn quen với giai điệu và âm vực của bài hát. Đặc biệt là nếu bạn thuộc cả bài hát, bạn tự tin với bài hát đó thì việc lệch nhịp càng ít xảy ra đó.
Việc không có khả năng trời phú về giọng hát sẽ không thể nào ngăn cản được đam mê ca hát của bạn được phải không?
Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian trong ngày để luyện tập theo những hướng dẫn trên chắc chắn bạn sẽ không còn phải băn khoăn về câu hỏi làm thế nào để hát hay nữa. Chúc bạn sớm có một giọng hát hay đầy truyền cảm và thật tự tin khi ca hát nhé.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
giang nguyễn vũ
18/02/2019 21:51:02
Cách để cải thiện giọng hát của bạn
Giọng hát là khả năng thiên phú của mỗi người. Từ lúc sinh ra, không phải ai cũng được sở hữu chất giọng tốt, truyền cảm nhưng nếu bạn thật sự muốn cải thiện giọng hát chưa tốt của mình thì chỉ cần cố gắng luyện tập và dành chút thời gian. Dịp lễ Tết sắp đến chắc hẳn bạn sẽ phải tham gia nhiều buổi tiệc tùng và có cơ hội để phô diễn giọng hát . Vậy nên hãy cùng wikicachlam tìm hiểu một vài cách cải thiện giọng hát để có thể tự tin tỏa sáng trong mọi buổi tiệc và khiến mọi người ấn tượng về bạn hơn.
CÁCH ĐỂ CẢI THIỆN GIỌNG HÁT
1. Khi tập hát cố mở rộng khuôn miệng và giữ cho phần cơ quanh miệng và hàm hơi tách rời, việc này sẽ khiến cho bạn có thể hát rõ ràng và lấy hơi khỏe hơn. Tập làm động tác giống như lúc đang ngáp, dùng lưỡi để điều chỉnh khuôn miệng sao cho lưỡi chạm vào phần răng dưới. Giữ tư thế miệng như vậy khi hát sẽ giúp các cột hơi của bàn đầy hơn, giọng bạn sẽ vang và nghe hay hơn bình thường.
2.Tập dùng lưỡi và các cơ quanh miệng để điều chỉnh khẩu hình âm phát ra. Đơn giản nhất hãy tập phát âm những âm ah,eh, ih… theo đúng khẩu hình miệng như trong hình minh họa. Chỉ mất 1-2 phút mỗi ngày cũng đủ để giúp bạn hát đúng và chính xác lời nhạc hơn trước kia.
Cách để cải thiện giọng hát của bạn
Giọng hát là khả năng thiên phú của mỗi người. Từ lúc sinh ra, không phải ai cũng được sở hữu chất giọng tốt, truyền cảm nhưng nếu bạn thật sự muốn cải thiện giọng hát chưa tốt của mình thì chỉ cần cố gắng luyện tập và dành chút thời gian. Dịp lễ Tết sắp đến chắc hẳn bạn sẽ phải tham gia nhiều buổi tiệc tùng và có cơ hội để phô diễn giọng hát . Vậy nên hãy cùng wikicachlam tìm hiểu một vài cách cải thiện giọng hát để có thể tự tin tỏa sáng trong mọi buổi tiệc và khiến mọi người ấn tượng về bạn hơn.
Hướng dẫn cách cải thiện giọng hát
1. Khi tập hát cố mở rộng khuôn miệng và giữ cho phần cơ quanh miệng và hàm hơi tách rời, việc này sẽ khiến cho bạn có thể hát rõ ràng và lấy hơi khỏe hơn. Tập làm động tác giống như lúc đang ngáp, dùng lưỡi để điều chỉnh khuôn miệng sao cho lưỡi chạm vào phần răng dưới. Giữ tư thế miệng như vậy khi hát sẽ giúp các cột hơi của bàn đầy hơn, giọng bạn sẽ vang và nghe hay hơn bình thường.
2.Tập dùng lưỡi và các cơ quanh miệng để điều chỉnh khẩu hình âm phát ra. Đơn giản nhất hãy tập phát âm những âm ah,eh, ih… theo đúng khẩu hình miệng như trong hình minh họa. Chỉ mất 1-2 phút mỗi ngày cũng đủ để giúp bạn hát đúng và chính xác lời nhạc hơn trước kia.
3. Tập tư thế dù ngồi hay đứng lúc hát như hình mẫu dưới đây: thẳng lưng, ưỡn ngực, cổ duỗi thẳng để giúp bạn dễ lấy hơi hơn. Lúc đứng thì dễ hát hơn, hơi đầy hơn là lúc ngồi. Mọi người thường ít chú ý đến tư thế nhưng không phải ai cũng biết điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng giọng hát của bạn, hãy lưu ý.
4. Để duy trì giọng hát trơn tru, mềm mại đừng quá gồng mình khi hát. Cứ hát bình thường đến đoạn nốt cao thì chịu khó lấy hơi sâu để dễ hát nhưng nếu không thể lên cao nổi hãy cố gắng biến chuyển sao cho phù hợp với giai điệu , tuyệt đối không ráng sức để hát các nốt cao quá sức. Như vậy sẽ khiến bạn dễ lạc nhịp , giọng hát sẽ không còn giữ được nhịp điệu như lúc đầu mà trở nên vô cùng hỗn độn
5. Hơi uốn lưỡi và uốn vòm môi lại sẽ giúp bạn giữ được hơi lâu và đầy cũng như giúp giọng hát của bạn được tạm nghỉ 1-2 giây trước khi tiếp tục hát các phần khác.
6. Tập thở đúng cách cũng là điều bạn phải biết nếu muốn hát tốt hơn. Khi thực hiện tư thế đứng hoặc ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực bạn hơi hóp bụng một chút để giúp lấy hơi và dễ điều tiết nhịp thở hơn. Hít vào thở ra hợp lý để duy trì giọng hát. Lúc hát phải giữ cho các cơ ở cổ hoàn toàn được thư giãn. Lúc cần lấy hơi hãy để micro hơi xa người để tiếng thở không bị thu vào micro.
7 . Khởi động một chút trước khi hát bằng cách luyện thanh đơn giản 1-2 phút sẽ giúp bạn củng cố lại tông giọng của mình.
8. Trước và trong lúc hát hãy tránh xa các đồ uống có cồn, đồ uống có gas hoặc sữa, chỉ uống nước lọc để giúp giọng của bạn luôn trong trẻo.
9 . Nghe kĩ các bài hát của ca sĩ hát trên Tv hay trên mạng. Chú ý và học hỏi cách người ta điều khiển hơi thở, kiểm soát giọng,âm lượng hát và nhìn phong cách biểu diễn của họ qua ánh mắt, một vài cử chỉ. Bạn cũng thử đứng trước gương vừa hát vừa làm theo như vậy.
10. Chọn cho mình một vài bài tủ để luyện theo, nhớ lựa chọn loại nhạc mà bạn có thể tự tin trình diễn để dễ dàng hơn trong quá trình luyện tập. Mỗi ngày tập hát không cần mất nhiều thời gian chỉ 5-10 phút trong lúc tắm hoặc trong lúc nấu ăn bạn cũng có thể tự ngân nga những giai điệu tuyệt vời để luyện hát.
Người ta nói “Hát hay không bằng hay hát” cũng không sai nhưng nếu bạn thường xuyên tập hát thì không có lý gì mà bạn lại không thể sở hữu giọng ca oanh vàng được. Có được giọng hát hay với nhiều người có thể không quá quan trọng nhưng nó cũng góp phần tôn thêm giá trị của bản thân mỗi người. Vì tài năng ca hát cũng có thể giúp bạn tỏa sáng, giúp bạn tự tin hơn trước đám đông và hơn hết là ca hát cũng giúp bạn thư giãn,cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn bình thường. Nên đừng ngần ngại bỏ ra vài phút trong ngày để có được giọng hát tuyệt vời.
Quan trọng là phải tự tin vào chính bản thân của mình.
0
1
Nhok Phượng Núi
13/03/2019 21:44:28
1. Uống nhiều nước, tránh chất cồn và caffeine. Dây thanh quản của bạn rung động rất nhanh, lượng nước đầy đủ sẽ giúp nó luôn trơn tru. Những thức ăn chứa nhiều nước sẽ giúp bạn chống háo nước rất tốt như táo, lê, dưa hấu, đào, nho, mận…

2. Tự cho phép giọng nói của mình nghỉ ngơi đôi chút mỗi ngày, đặc biệt vào những lúc bạn phải sử dụng nhiều. Chẳng hạn, các giáo viên nên nghỉ nói vào giờ giải lao và tìm một chỗ ăn trưa yên tĩnh thay vì nói chuyện ầm ĩ với đồng nghiệp.

3. Không hút thuốc. Nếu bạn đã trót rồi thì hãy từ bỏ. Hút thuốc gia tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng, hít khói thuốc hay hút thuốc thụ động cũng làm sưng tấy dây thanh quản.

4. Không lạm dụng hay phá giọng. Tránh gào thét, la hét và không nên nói to trong khu vực ồn ào. Nếu họng bạn khô hay giọng bạn bị khàn, nên nghỉ nói. Giọng khàn là dấu hiệu cảnh báo dây thanh quản của bạn đang bị sưng tấy.

5. Giữ họng và các cơ ở cổ thư giãn ngay cả khi bạn hát ở nốt cao hoặc nốt thấp. Một số ca sĩ vươn cao cổ khi hát nốt cao và lại cúi mặt xuống khi hát nốt thấp. Dần dần, nó không chỉ làm căng cơ thanh quản mà còn hạn chế âm vực của bạn.

6. Chú ý đến cách nói chuyện hằng ngày. Kể cả những nghệ sĩ có thói quen hát tốt cũng không biết giữ giọng khi nói. Mọi người nên có luồng thở mạnh hơn hơn khi nói.

7. Đừng hắng giọng nhiều quá. Khi bạn hắng giọng, bạn đã xô các dây thanh quản vào nhau. Làm nhiều quá sẽ làm chúng tổn thương và khiến bạn bị khản giọng. Cố gắng nhấp một ngụm nước hoặc nuốt khan thay vì hắng giọng. Nếu bạn nhận thấy mình phải hắng giọng nhiều thì nên đi khám bác sĩ vì bạn có thể bị bệnh dị ứng hay xoang.

8. Khi ốm, đừng để giọng bị lây. Ngừng nói chuyện khi bạn bị khản giọng do cảm lạnh hay viễm nhiễm. Hãy lắng nghe giọng nói của mình.

9. Khi bạn cần phải nói trước công chúng, hay nói ngoài trời, hãy sử dụng loa để tránh phải căng giọng.

10. Giữ ẩm phòng ở và nơi làm việc. Nhớ rằng độ ẩm tốt cho giọng của bạn.
1
1
Phạm Tường vy
12/05/2019 10:04:09
  1. Tập hát theo các bài hát muốn hát
  2. Hát đúng nhiệp
  3. Nên tập thường xuyên
0
0
Nguyễn Cẩm Ly
06/10/2019 17:44:12
Khi thực hiện tư thế đứng hoặc ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực bạn hơi hóp bụng một chút để giúp lấy hơi và dễ điều tiết nhịp thở hơn.
Hít vào thở ra hợp lý để duy trì giọng hát.
Lúc hát phải giữ cho các cơ ở cổ hoàn toàn được thư giãn.
Lúc cần lấy hơi hãy để micro hơi xa người để tiếng thở không bị thu vào micro.
0
0
My Ido Thái Từ Khôn
03/06/2020 17:33:49
Thích làm ca sĩ ko mà phải hát?
Ca sĩ ko làm nên tất cả nên ko hát hay thì đi làm nghề khác VN thiếu gì nghề
0
0
Vương Thảo Nguyên
21/09/2021 18:59:22
phai hat tron thi nguoi ta nghe moi ro va hat dung nhip dieu

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Âm nhạc Lớp 4 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư