LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận của em về bài thơ sau: ''Bác sống như trời đất của ta ... Sữa để em thơ lụa tặng già''

Nêu cảm nhận của em về bài thơ sau:
''Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ lụa tặng già''
(Bác ơi, Tố Hữu)
4 trả lời
Hỏi chi tiết
11.509
8
21
Phạm Thu Thuỷ
24/11/2018 14:25:54
Suốt cả cuộc đời mình, Bác đã để lại cho đời nhiều thứ quý giá, trong đó có một suối nguồn tình cảm sâu nặng nghĩa tình, nâng niu quý trọng mà Bác đã dành cho nhiều thế hệ phụ nữ Việt Nam. Còn nhớ, trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, trong những vấn đề Người quan tâm, Người đặc biệt chú ý đến trẻ em và phụ nữ ở các thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng, Người cho đó là những lớp người khổ nhất trong những người khổ cực. Người căm ghét bọn thống trị luôn "đối xử một cách hết sức bỉ ổi với người phụ nữ... và xúc phạm tới phong hóa, trinh tiết và đời sống của họ" (Bản án chế độ thực dân). Mỗi một phụ nữ, một trẻ em bị đánh, bị giết đều làm tác giả đau đớn. Người đã từng thốt lên: "Một em bé bị lột trần truồng, một thiếu nữ ruột gan lòi ra, cánh tay trái cứng đờ giơ nắm tay lên chĩa vào ông trời vô tình". Có gì xúc động hơn, khi thấy nỗi lòng Người đồng cảm với nỗi lòng của những người mẹ mất con, người vợ mất chồng trong vụ Pháp giết hại những người Việt Nam tại Khám lớn Sài Gòn. Người đã từng lên tiếng vạch trần những hành động dã man của lũ mặt người dạ thú với những người phụ nữ "Không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược của bọn người xâm lược...", chúng "mắng một phụ nữ Nam An là con đĩ, con bú dù... Ngay giữa chợ Bến Thành ở Sài Gòn... bọn gác chợ người Âu cũng không ngần ngại dùng roi gân bò, dùi cui đánh người phụ nữ bản xứ...".Qua những hành động ấy ,cho thấy Bác rất yêu thương con người ,nhất là trẻ em ,phụ nữ ,người già... Bác quả là tấm gương sáng để chún ta noi theo

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
18
nguyễn trà my
24/11/2018 15:27:53
Ngày 2 - 9 - 1969, Hồ Chủ Tịch tạ thế. Cả một rừng thơ khóc Bác xuất hiện, trong đó nổi bật lên cây đại thụ Tố Hữu với bài thơ "Bác ơi!"
Bốn khổ thơ đầu nói cái đau xót tột cùng của thi sĩ trước sự kiện Bác ra đi:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa.
Trời mưa tầm tã cộng với nước mắt hàng triệu người khóc vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã làm cho cả không gian ướt lạnh, đau buồn.
Khi Bác đi xa, Tố Hữu đang nằm điều trị ở bệnh viện. Nghe tin, nhà thơ hoảng hốt chạy về phủ Chủ tịch, nơi nhà sàn của Người:
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Từ "chạy" được dùng rất tài, nói lên sự nóng gan nóng ruột của người con khi nghe tin cha mất.
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác đứng nhìn lên
Chuông ôi, chuông nhỏ còn reo nữa
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
Ta thấy tác giả rất ý tứ cho nên "đến bên thang gác đứng nhìn lên" mà chưa vào nhà vội. Vì sao vậy? Vì đến thăm một người tạ thế là thăm vợ góa, con côi. Còn Bác không có gia đình thì xử lí như Tố Hữu là rất tinh tế. Nhà Bác hôm nay đã khác xưa rồi: Chuông không còn reo để báo tin với Người có khách đến. Đặc biệt câu thơ: "Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn", bị cắt ra làm ba nhịp như muốn diễn tả nỗi nghẹn ngào của Tố Hữu.
Nhìn vườn cây Bác từng vun trồng, tác giả bâng khuâng:
Trái bưởi kia vàng, ngọt với ai
Thơm cho ai nữa hỡi hoa nhài!
Hai câu này làm cho một số độc giả thắc mắc: Chẳng lẽ Bác trồng cây chỉ cho một mình Bác thôi ư? Tôi đã có dịp hỏi nhà thơ Xuân Diệu; thi sĩ bảo: Ai lại đi thẩm định văn chương như vậy! Đây chỉ là một cách nói của thi ca để biểu lộ tình thương sâu sắc của con đối với Cha mà thôi. Cha chết không thương Cha hay sao?
Nhìn ao cá, nhà thơ bỗng tiếc nuối:
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay...
Bác hiện lên trong kí ức đẹp như một ông Tiên trong thần thoại. Đúng! Trong tâm trí nhà thơ cũng như trong tâm trí dân tộc ta, Bác là một "Ông tiên Mác - xít".
Sau những ngày bàng hoàng đau xót, nhà thơ bình tâm lại, khắc họa hình tượng Bác. Tố Hữu đã viết nhiều bài thơ về Bác nhưng bài này hay hơn cả vì đây là thơ tổng kết một cuộc đời.
Hình ảnh bao trùm là: "Bác ơi tim Bác mênh mông thế". Đó là một trái tim giàu tình thương: "Ôm cả non sông, mọi kiếp người".
Một trái tim thương nước, thương dân bao la, mênh mông. Từ "ôm" được dùng rất gợi cảm: ôm là nâng niu, che chở, giữ gìn.
Thương bao nhiêu thì đau bấy nhiêu:
Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu
Từ "đau" là lấy lại chữ dùng của Bác trong di chúc. Đau dân nước vì dân nước đang bị đế quốc xâm lược; đau năm châu vì có sự bất hoà trong phong trào cộng sản quốc tế. Chỉ con người vĩ đại mới có nỗi đau đớn lớn lao như thế.
Có một câu thơ tuyệt hay nói về cuộc đời của lãnh tụ:
Bác sống như trời đất của ta
Câu thơ giản dị mà hàm chứa một nội dung sâu sắc: Cuộc đời Bác đã hoà làm một với thiên nhiên, sẽ vĩnh hằng như thiên nhiên. Đó là nguồn gốc tinh thần lạc quan của Người:
Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hoà bốn biển
Nâng niu tất cả, chỉ quên mình
Vì sao vậy? Vì giải phóng miền Nam là trung tâm của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Nhiều người gặp Bác đều kể lại mỗi khi trò chuyện, thế nào Người cũng nhắc đến miền Nam. Trong phòng của Bác có treo bản đồ miền Nam về sự bố trí binh lực của địch. Có lần phát biểu trước Quốc hội, Người nói: "Miền Nam luôn trong trái tim tôi".
Đạo đức của Bác thật caọ khiết:
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải, hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Bác là vị lãnh tụ kiểu mới; khác với những người ưa sùng bái cá nhân. Vì tâm hồn Bác giàu quá (hồn muôn trượng) nên bề ngoài Bác rất giản dị (mong manh áo vải). Bác không cần tượng đồng vì nhân dân đã đúc cho Người hàng triệu tượng trong tim.
Trong ba khổ cuối, nhà thơ nói lên cảm nghĩ của nhân dân ta trước sự ra đi của Bác.
Trước hết là nhớ lời Di chúc:
Ra đi Bác dặn: "Còn non nước..."
Nghĩa nặng lòng không dám khóc nhiều
Câu thơ nhắc lại lời Người:
"Còn non còn nước còn người
Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay".
Vậy thì thương Bác tức là phải làm theo lời Bác dặn, tập trung sức để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Bác Hồ nay đã nhập vào một thế giới đặc biệt:
Mác-Lê nin thế giới Người Hiền
Hiền ở đây là hiền minh, hiền triết - tức là những vĩ nhân có trí tuệ siêu việt có đạo đức cao cả. Chính những con người đó đã dẫn dắt lịch sử tiến lên không ngừng.
Kết thúc thi phẩm này, Tố Hữu có một câu thơ rất hay:
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn.
Yêu Bác làm theo tấm gương trong suốt như pha lê của Người; sẽ có sức mạnh tẩy sạch những vết mờ đục trong lòng ta, nâng chúng ta lên tầm cao mới.
Chúng ta quyết biến đau thương thành sức mạnh:
"Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn".
Bài thơ "Bác ơi" là một điếu văn bi hùng. Lối thơ thất ngôn tạo nên một nhạc điệu trang trọng, cùng với hình ảnh thơ kì vĩ đã diễn đạt rất tài tình những cảm xúc cao đẹp của toàn thể dân tộc ta trong những ngày quốc tang năm 1969.
---------------------------------------------
 
Cuong Le
Quá dài bạn ạ
7
13
nguyễn trà my
24/11/2018 15:28:10
Bác đã để lại cho đời nhiều thứ quý giá, trong đó có một suối nguồn tình cảm sâu nặng nghĩa tình, nâng niu quý trọng mà Bác đã dành cho nhiều thế hệ phụ nữ Việt Nam. Còn nhớ, trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, trong những vấn đề Người quan tâm, Người đặc biệt chú ý đến trẻ em và phụ nữ ở các thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng, Người cho đó là những lớp người khổ nhất trong những người khổ cực. Người căm ghét bọn thống trị luôn "đối xử một cách hết sức bỉ ổi với người phụ nữ... và xúc phạm tới phong hóa, trinh tiết và đời sống của họ" (Bản án chế độ thực dân). Mỗi một phụ nữ, một trẻ em bị đánh, bị giết đều làm tác giả đau đớn. Người đã từng thốt lên: "Một em bé bị lột trần truồng, một thiếu nữ ruột gan lòi ra, cánh tay trái cứng đờ giơ nắm tay lên chĩa vào ông trời vô tình". Có gì xúc động hơn, khi thấy nỗi lòng Người đồng cảm với nỗi lòng của những người mẹ mất con, người vợ mất chồng trong vụ Pháp giết hại những người Việt Nam tại Khám lớn Sài Gòn. Người đã từng lên tiếng vạch trần những hành động dã man của lũ mặt người dạ thú với những người phụ nữ "Không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược của bọn người xâm lược...", chúng "mắng một phụ nữ Nam An là con đĩ, con bú dù... Ngay giữa chợ Bến Thành ở Sài Gòn... bọn gác chợ người Âu cũng không ngần ngại dùng roi gân bò, dùi cui đánh người phụ nữ bản xứ...".Qua những hành động ấy ,cho thấy Bác rất yêu thương con người ,nhất là trẻ em ,phụ nữ ,người già... Bác quả là tấm gương sáng để chún ta noi theo
26
5
Quỳnh Anh Đỗ
24/11/2018 19:10:31

Đoạn thơ đã nói lên lẽ sống cao đẹp và trái tim yêu thương mênh mông của Hồ Chủ tịch hướng tới năm đối tượng đều vì cuộc sống con người. Bác “yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa”. Hai vế tiểu đối: “từng ngọn lúa // mỗi cành hoa” là biểu tượng về mỗi nét đẹp của thiên nhiên, về mỗi thành quả của cuộc sống cần lao, về cái đẹp trong cuộc đời. Tất cả đều được Bác chăm chút, quan tâm. Đó là cách nói ẩn dụ về tình yêu sâu sắc của Bác đối với Đất nước, nhân dân. Câu thơ thứ ba “Tự do cho đời nô lệ” nói lên lẽ sống cao đẹp của Người. Yêu tự do và chiến đấu cho tự do: “Tự do cho đồng bào tôi, tự do cho Tố quốc tôi” là ý nguyện suốt đời của Bác. Câu thơ của Tố Hữu đã nói lên sâu sắc cái gốc nhân ái, cái “ham tột bực” của Người “là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân ta được hoàn toàn tự do, dồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Tự do là lí tường cao đẹp của Hồ Chủ tịch. Trong “Tuyên ngôn độc lập”, Người đã viết: “Tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Sự thật, Người không chỉ mang lại tự do cho dân tộc Việt Nam ta, mà còn góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giành lại tự do cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Vì thế, câu thơ của Tố Hữu còn mang tầm khái quát: “Hồ Chí Minh là lương tâm của thời đại”. Đoạn thơ trên đây của Tố Hữu không có hình tượng mĩ lệ, nhưng đọc lên, “tình thơ, hương thơ, hồn thơ” cứ quyện lấy lòng ta mãi. Tố Hữu đã dùng cách nói bình dị, hồn nhiên để thể hiện cái cao cả vĩ đại, đó là tâm hồn và nhân cách cao đẹp Hồ Chí Minh. Các vị ngữ dược sử dụng: “ sống”, “yêu”, “cho”, “để”, “tặng” – đã cho thấy ngòi bút nhuần nhị, tinh tế của Tố Hữu khi viết về Bác Hồ kính yêu. Đoạn thơ trên đã trở thành câu hát của mỗi chúng ta khi nhắc đến tên Người với niềm tự hào và lòng biết ơn vô hạn.

Cuong Le
Tốt quá bạn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư