Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Á

7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
15.123
23
38
Trịnh Quang Đức
24/11/2017 13:27:13
Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng. Một số đặc điểm chính của địa hình châu Á là:
* Bề mặt bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh
Địa hình châu Á
Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng...

* Hướng của hệ thống núi

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam.

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á.
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam...

*Sự phân bố địa hình

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính:
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi;
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu;
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á.

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau:
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc.
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển.
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên.
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
11
30
Nguyễn Đình Thái
24/11/2017 13:27:49
Châu Á là lục địa lớn nhất của thế giới. Diện tích chiếm khoảng 1/3 toàn bộ mặt đất. Ở đây có điểm cao nhất ( núi Everex) và thấp nhất là ( Biển chết) bề mặt của lục địa. Các hồ lớn nhất và sâu nhất thế giới ( Casio và ) cũng nằm ở Châu Á. Châu Á có 7 trong số 12 dòng sông lớn nhất Trái đất.

Núi và bình sơn nguyên chiếm 3/4 diện tích của lục địa ( gọi là Châu Á là lục địa có vẻ chưa hoàn toàn đúng) Một vành đai núi khổng lồ chạy suốt từ tây sang đông, từ hành lang châu Á cho đến các đảo Mã Lai, vành đai thứ hai từ Pa mia và Thiên Sơn đến . Các vùng thấp lớn nhất – Tây Iberna và Tu ran nằm ở phần tây của châu Á. Các vùng khác ( , Ấn – Hằng và Trung Hoa) đáng được chú ý không phải vì tầm cỡ của nó mà nó còn cả một vai trò trong lịch sử phát triển văn minh của nhân loại. Châu Á chia ra 6 vùng phân biệt bởi điều kiện tự nhiên và cả những đặc điểm phát triển lịch sử Đông Á ( Trung Hoa, Mông Cổ, Triều Tiên), Đông Nam Á ( Đông Dương), Nam Á ( Ấn Độ và các quốc gia láng giềng). Tây Nam Á ( đa phần các nước Cận Đông), phần châu Á của Nga ( Iberna) và Trung Á ( các nước cộng hòa Trung Á cũ của Liên Xô)

Châu Á là bộ phận đông cư dân nhất của thế giới, ở đây sinh sống hơn 60% dân số của hành tinh. Mật dân số cao nhất ở phía nam và đông của lục địa. Ở Trung Hoa và Ấn Độ tập trung hơn 1/3 dân số của Trái đất. Vài ngàn năm trước công nguyên những nền văn đầu tiên đã sinh ra trong các thung lũng IRIS và , Ấn, Hoàng Hà, trên các núi của hành lang châu Á. Ở đây sinh ra các tín ngưỡng của thế giới : Phật giáo, Thiên chúa giáo, Isam. Châu Á đã nhiều lần chịu sự xâm lược của Châu Âu ( Hy Lạp, La Mã, Thập Tự Chinh, thực dân ở thế kỳ 16 -17) dần dần từ trong lòng của lục địa đã trưởng thành những sức mạnh hủy diệt và các phong trào ( – , Mono, , Soán .v.v…) làm thay đổi bước tiến của lịch sử.

Thế kỳ 18 -19, châu Á hoàn toàn tụt hậu trong phát triển kinh tế và xã hội so với các nước phương Tây. Nhưng thế kỳ 20, lục địa này đã chứng minh sức sống của mình. Nhật Bản và Hàn Quốc, và Đài Loan, và cả Trung Hoa trong những năm gần đây đã phát triển với tốc độ vùn vụt. Mộng lục địa có trữ lượng huyền thoại về tài nguyên thiên nhiên.

Trên bản đồ chính hiện nay của châu Á có gần 50 quốc gia độc lập. Các nước đó thuộc những hệ thống chính trị xã hội khác nhau, có mức độ phát triển kinh tế khác nhau, có đường lối ngoại giao khác nhau.

- Điểm cao nhất : núi Crest ( ) – 8.848m
- Điểm thấp nhất: đường mép nước của biển Chết âm – 403m
- Hồ lớn nhất : Biển Casio ( diện tích 371.000km2)
- Hồ sâu nhất: – 1.620m
11
22
Quỳnh Anh Đỗ
24/11/2017 13:27:58
Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng. Một số đặc điểm chính của địa hình châu Á là:
* Bề mặt bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh
Địa hình châu Á
Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng...

* Hướng của hệ thống núi

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam.

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á.
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam...

*Sự phân bố địa hình

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính:
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi;
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu;
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á.

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau:
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc.
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển.
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên.
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.
106
9
Bông
24/11/2017 13:36:25
Theo mình thì chỉ cần ghi 1 số ý ngắn gọn là được rồi
Vị trí địa lí, : Châu Á là mộ bộ phận của lục đái Á-Âu . Diện tích phấn đất liền rộng khoảng 41,5 triệu km²
Kích thước : Châu Á kéo dài từ vừng cực Bắc đến Xích Đạo , tiếp giáp 2 châu lục và 3 đại dương
Địa hình :
- Châu Á có nhiều núi , sơn nguyên cao , đồ sộ , nhiều động bằng rộng bấc nhất thế giới
- Các dãy núi chạy theo hai hướng : đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam và gần bắc - nam
- Các núi , sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm . Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm
17
8
NoName.373913
05/12/2018 19:53:53
Mình nghĩ là nêu đặc điểm địa hình , sông ngòi , khí hậu với cảnh quan . Mấy phần này nêu ý chính có trong SGK địa lí lớp 8 ấy. Chứ nếu chỉ dài dòng mất điểm
5
5
Thương Thương
18/12/2019 08:50:57
Địa hình châu á: có nhiều núi và sơn nguyên cao đồ sộ,chạy theo 2 hướng chính là Bắc nam hoặc gần Bắc nam tây đông hoặc gần tây đông
có nhiều đồng bằng rộng lớn bậc nhất thế giới=> thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp
=>Làm cho địa hình bị cắt xẻ,chia cắt phức tạp
#Khí hậu
-khí hậu phân hoá đa dạng từ bắc xuống nam theo kiểu từ duyên hải vào nội đđịa
từ bắc xuống nam có các đới khí hậu và kiểu khí hậu:
 Đới Khí hậu cận cực và hậu cực:cận nhiệt địa trung hải,cận nhiệt lục địa, cận nhiệt gío mùa
Đới Khí hậu nhiệt đới: nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới khô
Đới Khí hậu ôn đới: ôn đới lục địa,ôn đới hải dưownh
___________ núi cao
____________ xích đạo
Có các kiểu khí hậu phổ biến: khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa
-khí hậu gió mùa
Có 2 mùa rõ rệt
+ Mùa đông lạnh ít mưa khô
+ Mùa hạ  nóng ẩm mưa nhiều
-khí hậu lục địa
+ Mùa đông lạnh kkhô
+ Mùa hạ nóng khô
2
0
Trần Nguyễn Minh An
03/11/2021 19:33:45
Địa hình châu Á
Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng...

* Hướng của hệ thống núi

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam.

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á.
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam...

*Sự phân bố địa hình

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính:
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi;
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu;
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á.

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau:
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc.
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển.
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên.
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×