LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du có ảnh hưởng tới việc sáng tác Truyện Kiều

hihi giúp em với =)))
8 trả lời
Hỏi chi tiết
14.773
39
5
Nguyễn Đình Thái
14/10/2017 13:29:02
Câu 1:
  • Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
  • Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.
  • Thời đại:
    • Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực
    • Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham.
    • Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo.
    • Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh sang xâm lược.
  • Cuộc đời:
    • Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc (1786-1796) rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh (1796-1802).
    • Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan, bất đắc dĩ ông phải nhận lời (1802). Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế.
    • Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc… Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
  • Sự nghiệp văn học:
  • Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
  • Thơ chữ Hán gồm 3 tập: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm 243 bài.
  • Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).

==> Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng vốn sống phong phú, am hiểu nền văn hóa dân tộc đặc biệt là niềm thương cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân, là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
12
16
Bông
14/10/2017 13:30:30
1
  • Gia đình
  • Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
  • Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.
  • Thời đại:
    • Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực
    • Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham.
    • Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo.
    • Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh sang xâm lược.
  • Cuộc đời:
    • Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc (1786-1796) rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh (1796-1802).
    • Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan, bất đắc dĩ ông phải nhận lời (1802). Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế.
    • Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc… Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
  • Sự nghiệp văn học:
  • Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
  • Thơ chữ Hán gồm 3 tập: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm 243 bài.
  • Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).

==> Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng vốn sống phong phú, am hiểu nền văn hóa dân tộc đặc biệt là niềm thương cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân, là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

5
1
Nguyễn Đình Thái
14/10/2017 13:32:58
Câu 2 :
-Nguồn gốc :dựa trên Kim Vân Kiều truyện
-Tên gọi khác:đoạn trường  tân thanh
 Đoạn trường tân thanh có nghĩa là một tiếng kêu đau đớn đứt ruột, tên truyện nói lên số phận của người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh.
-Truyện gồm 3 phần
+gặp gỡ và đính ước
+gia biến và luuuw lạc
+đoàn tụ
-tóm tắt :sgk
2
2
Nguyễn Đình Thái
14/10/2017 13:35:44
Câu 5:

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được xem là một tác phẩm kiệt tác không chỉ của nền văn học trung đại nói riêng mà còn là tác phẩm bất hủ của nền văn học Việt Nam nói chung. Nhắc đến “Truyện Kiều” người ta nhớ đến một nàng Kiều tài sắc nhưng lại có một số phận nổi trôi, bất hạnh. Qua việc xây dựng nhân vật Thúy Kiều, nhà thơ Nguyễn Du muốn thể hiện một hiện thực xã hội đầy bất công, đó chính là xã hội đầy đen tối khi những đồng tiền có khả năng tác động, chi phối, thậm chí có thể đẩy một con người tài sắc đến tận cùng của tấn bi kịch. Đó chính là nội sung sâu sắc mà nhà thơ phản ánh được trong tác phẩm. Nhưng để truyện Kiều đạt đến tận cùng cảm xúc của người đọc thì ta không thể không kể đến những nghệ thuật đặc sắc mà nhà thơ Nguyễn Du thể hiện qua tác phẩm này.

Nguyễn Du được coi là đại thi hào dân tộc không chỉ bởi ông là người có vóc dáng về tư tưởng, nội dung truyền tải sâu sắc, hấp dẫn mà Nguyễn Du còn là bậc thầy trong sử dụng nghệ thuật, không chỉ là nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tả cảnh mà còn là nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật đầy tinh tế. Chẳng những thế mà khi đọc truyện Kiều, độc giả có thể cảm nhận một cách chân thực, rõ nét như thế về Thúy Kiều, thông qua lời dẫn dắt khéo léo, nghệ thuật xây dựng tài tình mà người đọc như vui, như buồn, như sống cùng với những tâm trạng của nàng Kiều. Đây chính là thành công lớn nhất của một tác phẩm khi đưa cảm xúc của người đọc vào cảm xúc của nhân vật.

Trước hết, đó chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật đầy độc đáo, trong truyện Kiều thì dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ, nhân vật phản diện hay chính diện thì đều được nhà thơ Nguyễn Du khắc họa với những nét đặc trưng tiêu biểu, để khi nhắc về những nhân vật này thì người đọc có thể hình dung ra cả diện mạo cũng như tính cách. Chẳng hạn như khi miêu tả Mã Giám Sinh, nhà thơ Nguyễn Du đã viết : “ Quá niên trạc tuổi tứ tuần/ Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”, chỉ hai câu thơ thôi nhưng ta có thể thấy được cái trơ trẽn, lố lăng của Mã Giám Sinh, dù đã đứng tuổi “trạc tứ tuần”, nhưng vẫn ăn mặc, chải chuốt thái quá, cố làm cho mình trẻ trung, phù hợp với “phong cách” hỏi vợ, nhưng diện mạo ấy, sự lố lăng ấy đã bóc trần được con người giả dối của hắn ta.

Hay khi miêu tả Kim Trọng, nhà thơ viết “Đề huề lưng túi gió trăng/ Sau lưng theo một vài thằng con con”. Tuy không miêu tả rõ diện mạo nhưng chỉ nhìn dáng vẻ thôi ta cũng cảm nhận được dáng vẻ của một nho sinh tao nhã. Nếu trong văn chương các giai đoạn trước đấy, các tác giả trung đại thường lấy thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp. Nhưng với Nguyễn Du thì lại khác, ông lấy con người làm vẻ đẹp trung tâm của vũ trụ, và thiên nhiên chỉ là bước đệm để tôn lên vẻ đẹp của con người. Điều này được thể hiện rõ nét qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” khi Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của hai chị em. Với Thúy Vân là:

“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.

0
0
Bông
14/10/2017 13:39:47

2 Nguồn gốc:

Nguyễn Du đã lấy cốt truyện từ “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. Trung Quốc mà sáng tạo ra “Truyện Kiều” bằng thơ lục bát dài 3254 câu thơ, đậm đà màu sắc Việt Nam.
Tên gọi khác: Đoạn trường tân thanh.
Giải thích:

Đoạn : đứt

Trường : ruột

Tân: mới

Thanh: âm thanh, tiếng kêu

->> tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột

Đó là cách giải nghĩa từng từ trong nhan đề. Vậy vì sao lại gọi là tiếng kêu mới? tiếng kêu cũ là gì?

Tên gọi Đoạn trường tân thanh bắt nguồn từ 2 điển cố ở Trung Quốc

Điển cố 1: có ông họ Trương ở Phúc Kiến vào rừng bắt được mấy con vượn con mang về nhà. Vượn mẹ đi kiếm mồi về thấy mất con nên đi tìm. Ông họ trương muốn bắt vượn mẹ nên mang vượn con ra đánh để chúng kêu khóc, mục đích để dụ vượn mẹ về.Vượn mẹ theo tiếng kêu gào của lũ con nên tìm đến, nhiều lần nhao vào cứu con nhưng không được. Ngày thứ 3 ông tiếp tục đánh lũ vượn con, vượn mẹ leo trên cây caonhinf xuống nhưng không làm gì được. nó kêu lên 1 tiếng thê thảm rồi chết.Ông mang xác vuộn mẹ về, mổ bụng ra xem thì thấy ruột đứt ra từng đoạn một.Vượn mẹ vì thương con mà đứt ruột chết. Câu chuyện nêu bật nỗi đau đứt ruột  khi chứng kiến đàn con bị hành hạ, đánh đập.

Điển cố 2: Vua Đường vũ Tông có người cung nữ tên Mạnh Tài Nhân hát hay múa giỏi. Cô gái này hay múa hát cho vua xem, được vua sùng ái. Nhà vua lâm bệnh nặng , cô vào múa hát vĩnh biệt nhà vua. Khi hát xong Mạnh Tài Nhân chết đứng. Khám tử thi thấy ruột đứt ra từng đoạn.Nhà vua băng hà, quan tài không khiêng đi được.Người ta khâm liệm 2 người và đặt 2 quan tài bên cạnh nhau thì lúc đó quan tài nhà vua mới khiêng đi được. câu chuyện nhấn mạnh tình cảm vợ chồng và nỗi đau đứt ruột khi chứng kiến cảnh chồng đau đớn.

Đó là tiếng kêu về nỗi đau đứt ruột từ xa xưa, được người đời truyền tụng. Nguyễn Du đã dựa vào 2 câu chuyện trên để đặt tên cho tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh. Ngày nay chúng ta gọi là Truyện Kiều- cách gọi tên truyện theo  nhân vật chính là Thúy Kiều

Như vậy các bạn đã hiểu nguồn gốc cái tên Đoạn trường tân thanh rồi chứ? Đó chính là tiếng kêu đứt ruột của Nguyễn Du khi chứng kiến  nỗi bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Tác phẩm có 3 phần:
- Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.
- Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
- Phần thứ ba: Đoàn tụ.
Tóm tắt:
Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và 2 em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau. 
Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cúư khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải trốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ 2. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên thổ quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, Được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa Phật lần thứ 2. 
Kim Trọng trở lại, kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.

1
0
Nguyễn Đình Thái
14/10/2017 17:21:19
Câu 3:
Miền đất sông Lam núi Hồng của Hà Tĩnh đã sinh ra nhà thơ lớn của dân tộc Nguyễn Du. Ông sinh năm 1765 và mất năm 1820 tên chữ là Tố Như hiệu là Thanh Hiên. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc có truyền thống khoa bảng và sáng tạo nghệ thuật. Bởi thế ông không chỉ được thừa hưởng sự phú quý giàu sang mà còn thừa hưởng truyền thống văn chương từ người mẹ hiền yêu quý và chính truyền thống gia đình đã tạo nên cho Nguyễn Du một vốn am hiểu, còn được tiếp thu vốn văn hóa dân tộc, đặc biệt là nên văn văn học Trung Quốc. Sau này những biến cố chính trị và xã hội khiến ông phải sống lưu lạc trong dân gian, chứng kiến "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng" từ việc ''Trải qua bao cuộc bể dâu " đã khiến Nguyễn Du chiêm nghiệm thấm thía về lẽ đời và thân phận con người loạn lạc. Hiện thực dâu bể ấy khiến ông có vốn sống phong phú và giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ của nhân dân. Từ gia đình, thời đại, cuộc đời đã kết tinh ở Nguyễn du một thiên tài văn học kiệt xuất. Với sự nghiệp văn học có giá trị lớn ông đã đóng góp nhiều cho sự phát triển của văn học Việt Nam với những tác phẩm chữ Hán như Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục với tổng sô 243 bài và đặc biệt là tác phẩm chữ Nôm - truyện Kiều được viết vào đâu thế kỉ 19 ( 1805-1809) gốm 3264 câu thơ lục bát dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc. Truyện Kiều là một sáng tạo lớn của Nguyễn Du trong việc tích lũy vốn sống, vốn trải nghiệm phong phú, sự dung hợp giữa văn học bác học, vốn văn học dân gian ở phương diện nghệ thuật. Ngoài ra truyện Kiều còn là bức tranh về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng lòng thương cảm trước số phận con người, là tiếng nói lên án những thế lực đồng tiền và khẳng định phẩm chất, thể hiện khát vọng chân chính của con người. Bên cạnh đó việc sử dụng thành công ngôn ngữ tiếng Việt Nguyễn Du đã trở thành bậc thầy, là ngòi bút sáng tạo trong nền văn học trung đại VN. Tất cả những điều ấy đã kết tinh lên Nguyễn Du: Nhà thiên tài văn học, là nhà chủ nghĩa lớn.
3
0
Tạ Ming Hằng
14/10/2017 18:18:59
chời =)) hộ câu 7đi
0
1
Phạm Trúc Anh
15/10/2017 08:50:23
  • Gia đình
  • Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
  • Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.
  • Thời đại:
    • Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực
    • Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham.
    • Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo.
    • Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh sang xâm lược.
  • Cuộc đời:
    • Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc (1786-1796) rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh (1796-1802).
    • Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan, bất đắc dĩ ông phải nhận lời (1802). Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế.
    • Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc… Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
  • Sự nghiệp văn học:
  • Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
  • Thơ chữ Hán gồm 3 tập: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm 243 bài.
  • Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).

==> Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng vốn sống phong phú, am hiểu nền văn hóa dân tộc đặc biệt là niềm thương cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân, là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư